YÊN BÁI SẴN SÀNG TÂM THẾ BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH PHÁT TRIỂN

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cơ hội để trưởng thành và cống hiến

Cách đây 8 năm, trong một lần trao đổi, trò chuyện với chúng tôi, bà Phạm Thị Thanh Trà - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã từng nói: “Ý nghĩa lớn nhất của việc đầu tư cho giáo dục con em dân tộc, cán bộ trẻ vùng cao không phải để làm ông này bà kia, mà trước hết là truyền cho họ kiến thức, kỹ năng để họ có thể tự thay đổi tương lai, thay đổi cuộc sống. Từ một cá nhân thay đổi sẽ giúp từng gia đình thay đổi, từng bản làng thay đổi theo hướng tích cực. Trong số con em, cán bộ trẻ được đào tạo, nếu thực sự có tố chất, có năng lực để phát triển trong hệ thống chính trị thì đó sẽ là tài sản lớn của địa phương, của đất nước”. Qua những câu nói đó có thể cảm nhận được tâm huyết và sự kỳ vọng được bồi dưỡng thế hệ kế cận, đặc biệt là cán bộ trẻ của nữ Bí thư Tỉnh ủy. Có lẽ vì thế, tháng 8.2018, Đề án số 11 được ban hành và trở thành “vườn ươm hạt giống đỏ” cho tỉnh Yên Bái đến bây giờ.

Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình Hoàng Thị Duyên là một trong những cán bộ trưởng thành từ Đề án số 11. Chị Duyên sinh ra và lớn lên tại một địa phương khó khăn của tỉnh Hà Giang. Sau khi tốt nghiệp Đại học Xây dựng, chị bén duyên với mảnh đất Yên Bái từ công việc nhân viên của Dự án WB. Sau quá trình phấn đấu bền bỉ, chị Duyên được nhận vào làm hợp đồng tại Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Yên Bình và cống hiến trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của huyện. Đến năm 2018, chị Duyên thi tuyển và may mắn được tham gia Đề án số 11 của Tỉnh ủy Yên Bái. Đây thực sự là bước ngoặt để chị Duyên trưởng thành, phát triển và có nhiều cơ hội cống hiến hơn nữa. Chị Duyên chia sẻ: Từ Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng của huyện, tôi được điều động về làm Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Kiên. Tại môi trường mới ở cơ sở, tôi được va chạm nhiều hơn và đã rèn luyện được rất nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Tôi được cấp trên ghi nhận và cất nhắc lên vị trí Phó Chủ tịch UBND huyện. Đề án số 11 thực sự là cơ hội để những người trẻ như chúng tôi được bứt phá, thể hiện năng lực của bản thân và được trưởng thành, cống hiến nhiều hơn nữa”.

anh-chup-man-hinh-2024-12-02-luc-222933.png
Các học viên “Đề án số 11” học lớp bồi dưỡng lãnh đạo trong thời kỳ mới

Còn chị Lê Thu Trang, sinh năm 1991, Bác sỹ Y học dự phòng, Thạc sỹ chuyên ngành Dịch tễ học (Đại học Y Hà Nội) cũng không giấu nổi niềm vui, xúc động khi nhắc đến Đề án số 11. Chị Trang chia sẻ: “Tôi thực sự may mắn khi được trúng tuyển vào Đề án. Tôi đã được học tập, bồi dưỡng thêm nhiều kiến thức, kỹ năng để làm tốt công việc tại nơi công tác. Đặc biệt, khi được luân chuyển từ Phòng Nghiệp vụ Y của Sở Y tế về Văn phòng UBND tỉnh, những kiến thức và kỹ năng tôi học được từ các chương trình đào tạo của Đề án số 11 đã giúp tôi thực hiện tốt công việc tham mưu, tổng hợp, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tôi có niềm tin và kỳ vọng bản thân sẽ tiếp tục trưởng thành, cống hiến nhiều hơn vì sự phát triển của quê hương”.

Chị Duyên hay chị Trang chỉ là hai trong số rất nhiều cán bộ trẻ đã trưởng thành từ vườn ươm mang tên Đề án số 11. Đây là những minh chứng sống cho thấy hiệu quả, ý nghĩa của một “quyết sách” khi áp dụng trong thực tiễn. Đề án số 11 đã mở ra cơ hội cho tất cả cán bộ trẻ để được đào tạo, bồi dưỡng; được bố trí đúng vị trí để phát huy năng lực, sở trường của bản thân vì sự phát triển của địa phương. Đề án số 11 đã góp phần xóa đi những tư tưởng cho rằng “cán bộ muốn phát triển thì phải là con ông cháu cha” mà cán bộ muốn phát triển thì phải có tố chất, phải nỗ lực và phải được đào tạo bài bản. Đề án số 11 đã mang đến cơ hội công bằng để khơi dậy tinh thần, khát vọng cống hiến, năng động, nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, đặc biệt là cán bộ người DTTS.

Khắc phục tình trạng “hẫng”, “hụt” cán bộ

Trong nhiều nhiệm kỳ đại hội gần đây, Trung ương Đảng luôn nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ... Chú trọng cơ cấu hợp lý, sớm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số ở các cấp, nhất là ở cơ sở”. Đề án số 11 của Tỉnh ủy Yên Bái ra đời chính là cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác cán bộ để bảo đảm chất lượng cán bộ ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đặc biệt, việc đào tạo đội ngũ trẻ, kế cận sẽ giúp tạo ra sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ, tránh tình trạng bị “hẫng”, “hụt” cán bộ.

Đề án số 11 đã được triển khai thực sự công khai, minh bạch, kỹ lưỡng, hiệu quả. Từ năm 2018 đến nay, đã có tổng số 3.653 cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số được giới thiệu lần đầu từ các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ; các địa phương, cơ quan, đơn vị đã rà soát, đánh giá, lựa chọn, gửi Ban Tổ chức Tỉnh ủy 542 hồ sơ giới thiệu nhân sự tham gia Đề án. Kết quả, đã lựa chọn được tổng số 210 cán bộ tham gia đề án là những cán bộ thực sự nổi trội, có tố chất, triển vọng phát triển. Sau quá trình đào tạo, bồi dưỡng, Tỉnh ủy Yên Bái đã thực hiện việc luân chuyển, điều động, biệt phái đối với cán bộ tham gia Đề án 11 để có cơ hội trưởng thành từ thực tiễn công tác.

Theo đó, sau 5 năm thực hiện Đề án số 11, Yên Bái đã thực hiện điều động, luân chuyển, bổ nhiệm đối với 126 lượt cán bộ (cán bộ trẻ 61 lượt, cán bộ nữ 30 lượt, cán bộ người dân tộc thiểu số 35 lượt). Quá trình luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ Đề án được triển khai thực hiện gắn với sắp xếp, bố trí nhân sự đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, bầu cử đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026 và tham gia nhân sự các tổ chức chính trị - xã hội. Đã có 40/177 đồng chí tham gia cấp ủy cấp cơ sở, 25/177 đồng chí tham gia cấp ủy cấp trên cơ sở; 25/177 đồng chí tham gia HĐND các cấp.

Cùng với đó, để nâng cao chất lượng và phát huy được đội ngũ cán bộ thuộc Đề án số 11, tỉnh Yên Bái thường xuyên theo dõi, nghiêm túc đánh giá thực chất, khách quan, thực hiện nghiêm việc rà soát, sàng lọc, xem xét việc để cán bộ tiếp tục tham gia hoặc đưa ra khỏi Đề án. Từ năm 2019 đến hết năm 2023, đã thực hiện 3 đợt rà soát, sàng lọc và xem xét, quyết định đưa ra khỏi Đề án 33 cán bộ. Có thể thấy, Đề án số 11 không chỉ là nơi phát hiện, bồi dưỡng hạt giống đỏ mà còn là nơi để sàng lọc, định hướng phát triển đúng đắn cho cán bộ trẻ để bố trí, sắp xếp công việc đúng vị trí phát triển.

Với những kết quả tích cực sau gần 5 năm triển khai thực hiện, có thể khẳng định rằng, Đề án số 11 là một trong những giải pháp mang tính đột phá trong công tác cán bộ của Đảng bộ tỉnh Yên Bái với tư duy đổi mới, tầm nhìn dài hạn, từ khâu phát hiện, tuyển chọn cho đến đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bố trí, sử dụng cán bộ. Đây thực sự là bước tiến quan trọng, mang tính đột phá trong công tác cán bộ của Đảng bộ tỉnh Yên Bái để những “hạt giống đỏ” vươn mình phụng sự quê hương, phụng sự Tổ quốc.

Địa phương

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ
An ninh cơ sở

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ

Từ năm 2016 đến nay, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An là nhà thầu trúng hàng loạt các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai
Địa phương

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai

Công ty TNHH một thành viên xây dựng Nam Phong là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thành phố Lào Cai. Theo tìm hiểu trong những năm gần đây, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 550 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.