Vùng cao Thái Nguyên cơ bản đủ nước sạch

Nỗ lực đưa nước sạch đến với các xã ở vùng cao, đến nay tỉnh Thái Nguyên đã có trên 97% số hộ ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Năm 2024, tỉnh đầu tư trên 645 tỷ đồng hỗ trợ đất ở cho 27 hộ, hỗ trợ nhà ở cho 153 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt cho trên 1.200 hộ, đầu tư xây dựng 9 công trình nước sinh hoạt tập trung...

Ông Phan Đức Cường, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên cho biết, bên cạnh các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ DTTS thì việc đầu tư, hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung, phân tán đã và đang giúp người dân tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tỉnh đã có nhiều giải pháp đưa nguồn nước hợp vệ sinh đến các địa bàn xa trung tâm, xã miền núi, vùng cao, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Theo đó, đối với khu vực đã có hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung, tỉnh chủ trương nâng công suất và mở rộng tối đa mạng lưới cấp nước; cải tạo, sửa chữa công trình chưa có hệ thống xử lý nước nhằm bảo đảm chất lượng nước. Ngoài ra, tỉnh cũng đầu tư xây dựng mới hệ thống cấp nước sạch, bảo đảm công suất ổn định cho những khu vực chưa có công trình cấp nước; đồng thời, có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả công trình sau đầu tư.

Các công trình nước sạch đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, nhân dân ở các xã vùng cao của tỉnh giờ đây đã không còn lo lắng thiếu nước sinh hoạt về mùa khô. Việc đầu tư xây dựng công trình cấp nước, hỗ trợ đồng bào DTTS về nước sạch không những thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển mà còn góp phần làm thay đổi tập quán sinh hoạt của người dân địa phương các xã miền núi.

Trên địa bàn huyện Võ Nhai, nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở vùng đồng bào DTTS, chính quyền các cấp của huyện đã triển khai kịp thời, hiệu quả chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán thuộc Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Từ năm 2022 đến nay, huyện đã đầu tư 4 công trình nước sinh hoạt tập trung cho 1.268 hộ thụ hưởng; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 2.241 hộ nghèo có khó khăn về nước sinh hoạt; hỗ trợ vay vốn 720 triệu đồng ưu đãi cho 18 hộ nghèo dân tộc thiểu số vay xây nhà mới; hỗ trợ kinh phí để làm nhà ở cho 23 hộ. Trên địa bàn huyện hiện có 70 công trình nước sinh hoạt tập trung nông thôn được xây dựng từ nhiều nguồn vốn.

2.jpg
Thi công lắp đặt đường ống dẫn nước tại xóm Hạ Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai

Ngay từ đầu năm 2024, UBND huyện đã bố trí vốn cho các công trình nước sinh hoạt tập trung chuyển tiếp và khởi công mới. Xã Vũ Chấn được đầu tư xây dựng 02 công trình nước sinh hoạt tập trung tại xóm Khe Rịa và xóm Khe Cái với tổng kinh phí trên 4,3 tỷ đồng, đồng thời được bố trí hơn 700 triệu đồng sửa chữa, nâng cấp công trình nước sinh hoạt tập trung xóm Na Đồng.

Anh Triệu Phúc Thanh, Trưởng xóm Khe Cái chia sẻ, xóm còn nhiều hộ khó khăn nhất xã, trên 60% thuộc diện nghèo và cận nghèo. Do điều kiện kinh tế khó khăn, các hộ ít quan tâm đến việc đầu tư mua téc nước, chủ yếu dùng bể xi măng, vại, chum, xô, chậu… Do tích trữ lâu ngày ngoài trời, dụng cụ không có nắp đậy lại không được vệ sinh thường xuyên nên dễ xuất hiện các loại dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người và vật nuôi. Công trình nước sinh hoạt tập trung sẽ giúp cho gần 100 hộ dân trong xóm được sử dụng nước sạch để tắm giặt, nấu ăn, tưới cây và chăn nuôi gia súc gia cầm được thuận tiện hơn. Mấy năm gần đây, Nhà nước đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao và miền núi nên đời sống bà con Khe Cái cũng dần vơi bớt khó khăn.

Chính sách giảm nghèo và hiệu quả từ những dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia đã thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn huyện vùng cao Võ Nhai. Hiện nay trên địa bàn có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% xã có lưới điện quốc gia; 100% xã có hệ thống trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hỗ trợ vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện được triển khai, thực hiện đồng bộ, kịp thời, đúng mục tiêu, đối tượng, đúng quy định nhà nước, góp phần nâng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh toàn huyện lên 98%.

Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai

Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án

Với quyết tâm sẽ khởi công 11 dự án trong năm 2025, tỉnh Hòa Bình đang tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án chậm tiến độ gây lãng phí. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các dự án. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp Hòa Bình hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công
Địa phương

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2.4.1975 - 2.4.2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hoà Lê Hữu Hoàng đã đến thăm, tặng quà cho các gia đình người có công trên địa bàn huyện Cam Lâm.

Trượt nhiều gói thầu nhỏ, Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Khánh Hòa dễ dàng trúng các gói thầu "khủng"
Địa phương

Trượt nhiều gói thầu nhỏ, Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Khánh Hòa dễ dàng trúng các gói thầu "khủng"

Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng (CP QL&XD) Đường bộ Khánh Hòa trượt hàng loạt gói thầu nhỏ vì các lỗi hồ sơ sơ đẳng, nhưng lại dễ dàng trúng các gói thầu hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Vậy năng lực của đơn vị này như nào khi trúng các gói thầu lớn?