''Vua sư tử'' - 30 năm từ phim hoạt hình đến nhạc kịch

Kể từ khi ra mắt khán giả lần đầu tiên năm 1997, vở nhạc kịch ''The Lion King'' (Vua sư tử) đã thu hút 140 triệu lượt người xem trên thế giới, trở thành một trong những tác phẩm ăn khách nhất toàn cầu.

''Vua sư tử'' - 30 năm từ phim hoạt hình đến nhạc kịch -0
Nhạc kịch "Vua sư tử" biểu diễn trên sân khấu Nhà hát Mogador (Pháp). Nguồn: frenchglimpses.com

Tác phẩm ăn khách nhất của Broadway

Báo Le Figaro (Pháp) thông tin, tại Nhà hát Mogador ở quận 9, Paris, một trong những sân khấu chuyên biểu diễn các vở nhạc kịch Pháp cũng như Mỹ, hai thập niên qua, “The Lion King” hầu như không có đối thủ. Tác phẩm lập kỷ lục về số lượng khán giả chỉ với một rạp hát duy nhất ở Pháp.

Theo thông cáo báo chí từ Công ty Stage Entertainment France, điều hành Nhà hát Mogador, vở nhạc kịch ''Vua sư tử'' đã hai lần vượt qua ngưỡng 1 triệu lượt người xem, chỉ riêng ở thủ đô Pháp. Trong lần biểu diễn đầu tiên từ năm 2007 - 2010, “The Lion King” đã thu hút hơn 1 triệu khán giả. Từ năm 2022 tới nay, “Vua sư tử” lặp lại thành tích này, cho dù đợt biểu diễn vẫn chưa kết thúc. ''Vua sư tử'' tiếp tục được trình diễn tại Nhà hát Mogador đến ngày 14.7.2024.

Mỗi tối, trong hơn hai giờ, đoàn diễn viên gồm 50 ca sĩ, vũ công, nhạc sĩ thường dùng hàng trăm mặt nạ, con rối và nhạc cụ để tái tạo trên sân khấu nguyên một vùng thảo nguyên châu Phi mênh mông.

Được chuyển thể từ bộ phim hoạt hình ''The Lion King'' nổi tiếng của Disney, vở nhạc kịch do Julie Taymor dàn dựng, dựa theo nhạc và lời của nhóm tác giả Tim Rice và Elton John. Trung thành với phiên bản điện ảnh, vở nhạc kịch đưa người xem theo dõi câu chuyện của Simba, từ một chú sư tử con tinh nghịch vô tư, trở thành một vị anh hùng dũng mãnh, nhẫn nhục, chịu khó sau cái chết của vua cha (Mufasa), trước âm mưu soán ngôi của người chú hiểm độc (Scar), Simba sau đó trở lại nguyên quán để báo thù cho cha, giành lại ngai vàng, ngự trị trên muôn loài.

Nội dung vở kịch bao gồm nhiều chủ đề phổ quát như tình phụ tử (giữa hai cha con Mufasa - Simba), tình yêu đầu đời giữa cặp đôi Simba - Nala, tình bằng hữu qua sự đoàn kết giữa các nhân vật Timon, Pumbaa và Simba, quan hệ gắn bó với quê hương khi Simba bị lưu đày, cũng như sự đối chọi giữa hai phe chính - tà.

Theo ban điều hành Nhà hát Mogador, với hơn 8 tỷ USD doanh thu, vở nhạc kịch ''The Lion King'' chính thức trở thành tác phẩm ăn khách nhất do sân khấu Broadway sản xuất. Kỷ lục này trước đây do vở kịch ''The Phantom of the Opera'' (Bóng ma trong nhà hát) nắm giữ. Thành tích đó phần lớn cũng nhờ vào các suất biểu diễn tại Manhattan (New York, Mỹ), nhưng bên cạnh đó còn có thêm nhiều đoàn diễn viên luân phiên lưu diễn vòng quanh thế giới.

''The Lion King'' đã lọt vào danh sách những tác phẩm được trình diễn lâu đời nhất trên sân khấu Broadway (Mỹ). 

''Vua sư tử'' - 30 năm từ phim hoạt hình đến nhạc kịch -2
Nhạc kịch "Vua sư tử" lưu diễn tại Vương quốc Anh và Ireland. Ảnh: Johan Persson

Ýtưởng độc đáo, cách chuyển thể khôn khéo

Bộ phim hoạt hình Disney đã ra đời cách đây đúng ba thập niên (1994 - 2024). Khi bắt tay chuyển thể lên sân khấu nhạc kịch năm 1997, nhiệm vụ của nữ đạo diễn Julie Taymor bấy giờ là thực hiện một bản phóng tác không làm mất đi sức quyến rũ của các bài hát kinh điển của Elton John, kể cả nhạc phẩm ''Can You Feel the Love Tonight'' từng đoạt giải Oscar. Ngoài ra còn có các giai điệu quen thuộc như ''Circle of Life'' hay ''Hakuna Matata'' ....

Khó hơn nữa là làm thế nào để hóa ''người thật'' thành ''thú hoang''. Nhờ vào tầm nhìn xa, Julie Taymor đã tạo ra một bức tranh toàn cảnh sống động, đậm nét châu Phi huyền ảo, kết hợp hình tượng nửa người nửa thú, sử dụng khéo léo những con rối khổng lồ rực rỡ màu sắc. Tài tình nhất là cách dùng mặt nạ đội trên đầu, hiện nguyên hình các loài thú hoang, mà khi cần vẫn không che khuất khuôn mặt người diễn. Nhờ vào những ý tưởng độc đáo, cách chuyển thể khôn khéo, Julie Taymor trở thành nữ đạo diễn đầu tiên đoạt giải Tony hạng mục Nhà chỉ đạo nhạc kịch xuất sắc nhất.

Ngoài trình độ diễn xuất thuần thục, trang phục lộng lẫy, hóa trang chuyên nghiệp, thiết kế tuyệt vời, còn có một yếu tố quan trọng khác giải thích cho sự thành công của “Vua sư tử”. Đó là tính phổ quát mà gần gũi của các chủ đề xuyên suốt tác phẩm. Chuyến phiêu lưu của Simba cũng là hành trình từ tuổi thơ mạo hiểm khám phá thế giới để trở thành người lớn…

Trong ba thập niên qua, đã có 28 phiên bản khác nhau của vở nhạc kịch “Vua Sư tử” được trình diễn trên sân khấu của hơn 100 thành phố tại 21 quốc gia. Tác phẩm đã được dịch sang 9 ngôn ngữ và thu hút 140 triệu lượt người xem đủ mọi lứa tuổi, trong đó có 55 triệu khán giả riêng tại Mỹ.

Văn hóa

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.