Vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm

TS. TRẦN VĂN - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách

Tôi luôn cảm nhận được niềm vinh dự khi vừa là đại biểu dân cử vừa là cộng tác viên của Báo Đại biểu Nhân dân - tờ báo chúng tôi vẫn thân thiết gọi là “báo nhà”.

Theo dõi sự phát triển của tờ báo, chúng ta đều không khó cảm nhận được rằng, Báo Đại biểu Nhân dân ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt là với các hoạt động của Quốc hội nói riêng và hệ thống cơ quan dân cử nói chung. Cũng dễ hiểu, bởi “Đại biểu Nhân dân” là tờ báo duy nhất trong làng báo chí cách mạng Việt Nam được vinh dự giao trọng trách: “Tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của Đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và cử tri”.

Vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm -0

Những năm qua, đặc biệt là gần 3 năm trở lại đây, tờ báo ngày càng có sức lan tỏa rộng rãi, thông tin kịp thời về các hoạt động của Quốc hội và HĐND cả nước với nội dung hấp dẫn, sáng tạo, thu hút ngày càng nhiều đối tượng bạn đọc theo dõi trên báo in, báo điện tử cũng như các nền tảng số của Báo, khẳng định vị trí tiên phong với định hướng phát triển thành một cơ quan báo chí truyền thông đa phương tiện hiện đại, bắt nhịp với xu hướng báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thực tiễn cho thấy, mối quan hệ với báo chí là một phần quan trọng trong các mối quan hệ xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Thật thú vị khi hai khái niệm này nếu viết tắt bằng tiếng Anh thì đều là PR - Public relations hay Press relations. Có lẽ, không ít người cho rằng, hai khái niệm này khá đồng nhất. Tuy nhiên, quan hệ với báo chí chỉ là một phần của tổng thể các mối quan hệ xã hội rộng lớn.

Việc tôi thường xuyên “tương tác” với Báo Đại biểu Nhân dân trong thời gian làm đại biểu Quốc hội hay sau này khi đã nghỉ hưu, có lẽ trước tiên xuất phát từ nhu cầu người đại biểu của nhân dân phải chuyển tải được ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân tới nghị trường. Tiếp đến, đây cũng là nơi để mình chia sẻ những suy nghĩ, trăn trở liên quan đến công tác chuyên môn ở Quốc hội cũng như nhận thức về những vấn đề kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành, kinh tế địa phương. Tất cả đều hướng đến một mục tiêu chung, đó là mong muốn thúc đẩy những nhận thức mới, nội hàm mới, làm rõ các góc cạnh của vấn đề để hiểu đúng không chỉ với các chính sách, pháp luật do Quốc hội ban hành, mà cả từ thực tiễn sinh động của cuộc sống, để có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển chung của đất nước.

Trước kia, khi còn công tác ở Quốc hội, có điều kiện tiếp cận thông tin tốt hơn, thực tế công tác phong phú hơn, tôi thường có những bài viết phân tích, đánh giá về chính sách công, tài chính công, kinh tế vĩ mô, hướng tới chức năng của Quốc hội trong hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Nay, khi đã nghỉ hưu, với điều kiện giới hạn hơn trước về thông tin, tôi quan tâm nhiều hơn tới những định hướng lớn, động lực phát triển mới của nền kinh tế, như chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng…, và các ngành công nghiệp mới, như vi mạch, bán dẫn hay hydrogen xanh… từ bài học kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến đi trước với thực tiễn của Việt Nam. Và, Báo Đại biểu Nhân dân là một trong những nơi tôi có thể chia sẻ và nhận được sự đồng cảm lớn từ Ban Biên tập với những gợi ý chính sách gắn với thực tế tình hình và “lợi thế của người đi sau”.

Thực tế, do Báo Đại biểu Nhân dân rất đa dạng về chuyên mục và đối tượng bạn đọc, phong phú về nội dung, phủ rộng khắp các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đất nước cũng như các mặt hoạt động của hệ thống cơ quan dân cử ở Trung ương và địa phương nên “dư địa” để các cộng tác viên tham gia với tờ báo luôn rộng rãi.

Từ những hiểu biết và trải nghiệm của cá nhân, một số bài viết về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quốc hội, của đất nước qua lời kể của người thân, đồng chí, đồng nghiệp của tôi cũng được chào đón một cách cởi mở trên các trang của Báo Đại biểu Nhân dân. Đơn cử, như bài về vận động bầu cử Quốc hội khóa I tại Quảng Bình hay phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa I từ hồi ức của ĐBQH khóa I - Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên; hay các bài về kỷ vật của cán bộ đi chiến trường “B”, học sinh Hà Nội thời chiến giai đoạn 1965 - 1973, về Hà Nội xưa, những cảm nhận qua những lần du lịch trải nghiệm, khám phá các vùng, miền của đất nước hay danh thắng ở nước ngoài…

Theo yêu cầu “đơn đặt hàng” của Ban Thời sự - Chính trị, hay mảng Văn hóa, tôi thường xuyên tham gia các chuyên mục “Chính sách và cuộc sống”, trang “Chính trị”, “Kinh tế - Xã hội”, “Văn hóa”… với các bài phân tích sâu về từng vấn đề nóng được đại biểu, đồng bào cử tri quan tâm. Nhiều vấn đề khá phức tạp nhưng tôi đã cố gắng thể hiện sao cho thật đơn giản, không quá học thuật, hàn lâm, khô khan mà gắn với thực tiễn, với những bài học kinh nghiệm từ trong nước và quốc tế.

Tôi luôn đặt bản thân mình vào vị trí của người đọc để có những bài viết đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, nhưng không xa rời các yêu cầu, tiêu chí, tôn chỉ của tờ báo. Với những vấn đề lớn, tầm vĩ mô, khó, cần bảo đảm yêu cầu ở mức rất chuyên sâu, tôi hay xin ý kiến “trợ giúp” của các đại biểu Quốc hội “đàn anh” mà tôi luôn kính trọng. Nói thế có lẽ các bạn ở Tòa soạn biết ngay tôi hay xin ý kiến trợ giúp của ai rồi.   

Do thường xuyên giữ liên lạc, trao đổi thông tin với đội ngũ cán bộ quản lý, biên tập viên, phóng viên của báo, nên lúc nào nhận được tin nhắn, hay điện thoại từ các bạn, tôi luôn cảm nhận được những ân tình sâu nặng, sự gắn bó và gần gũi, như những “người thân trong gia đình”.  

Một sự động viên và cũng là động lực rất lớn, đó là nhiều đại biểu Quốc hội, dù còn công tác hay đã nghỉ hưu, khi đọc các bài viết của tôi trên Báo Đại biểu Nhân dân thường nhắn tin, gọi điện, thể hiện sự đồng cảm và khuyến khích tôi tham gia tích cực hơn nữa với tờ báo của Quốc hội, vì sự nghiệp đổi mới cao cả của Quốc hội và HĐND nói chung cũng như trách nhiệm, vai trò của các đại biểu dân cử với sự phát triển của đất nước.

Năm nay, tôi tiếp tục nhận được lời mời tham dự Hội nghị Cộng tác viên toàn quốc của Báo Đại biểu Nhân dân năm 2024, sau mấy năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19. Xin gửi tới những người làm báo Quốc hội tình cảm và sự trân quý của cá nhân tôi.

Chúc “báo nhà” của chúng ta tiếp tục phát huy truyền thống, vị thế và uy tín là “tiếng nói của Quốc hội”, tiến xa và vững chắc hơn nữa trong hệ thống các cơ quan báo chí cách mạng Việt Nam, góp phần lan tỏa rộng rãi hơn hình ảnh một Quốc hội Việt Nam năng động, không ngừng đổi mới và luôn hành động vì lợi ích của quốc gia - dân tộc, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của cử tri và nhân dân.   

Quốc hội và Cử tri

Hóa giải nghịch lý
Chính sách và cuộc sống

Hóa giải nghịch lý

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta đạt tới gần 1 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm trước, vượt tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2023. Đây là mức nhập khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay.

Đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới

Sáng 11.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý về một số dự án luật liên quan đến lĩnh vực an ninh trật tự trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Phó Giám đốc Công an tỉnh, Đại tá Phạm Thanh Phương chủ trì Hội nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu phải khắc phục cho được "độ trễ" của chính sách
Lập pháp

Khắc phục “độ trễ” của chính sách

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời, khắc phục cho được “độ trễ” của chính sách, tránh tình trạng chính sách chậm đi vào cuộc sống là một trong những giải pháp căn bản, toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh tại Phiên họp thứ 38.

Toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Tháo gỡ vướng mắc, nhưng phải đồng bộ với các luật liên quan

Tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng cho phép các bộ, ngành và địa phương chủ động bố trí kinh phí từ chi thường xuyên cho các dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhưng phải rà soát để bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan.

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai yêu cầu sửa chữa ngay đường Hoàng Văn Bổn
Quốc hội và Cử tri

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai yêu cầu sửa chữa ngay đường Hoàng Văn Bổn

Tiến hành khảo sát thực tế trong buổi giám sát, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường yêu cầu Sở Giao thông Vận tải sửa chữa ngay tuyến đường Hoàng Văn Bổn và cấm phương tiện trọng tải trên 5 tấn lưu thông để mang lại sự an toàn, yên tâm cho Nhân dân.

Bắc Ninh: Lấy ý kiến vào các dự án luật trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bắc Ninh: Lấy ý kiến vào các dự án luật trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Ngày 10.10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào 3 dự án luật dự kiến trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV gồm: Luật Việc làm (sửa đổi), Luật Điện lực (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Toàn cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, không tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật về đầu tư, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, thực tế, cụ thể của các điều khoản, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo thêm khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, hoặc gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây bất lợi cho người dân và doanh nghiệp.