Bộ ba ủy ban tài chính

Vừa giám sát, vừa tư vấn

Quốc hội Ấn Độ thực hiện trách nhiệm giám sát thông qua một mạng lưới ba ủy ban chuyên về tài chính bao gồm Ủy ban Tài khoản Công, Ủy ban Dự toán và Ủy ban Doanh nghiệp nhà nước.

Ủy ban Tài khoản công

Ủy ban Tài khoản công (PAC), được thành lập vào tháng 2.1921, là ủy ban lâu đời nhất bộ ba ủy ban tài chính của Quốc hội. Mặc dù được mô phỏng theo mô hình tại Nghị viện Anh, nhưng trước năm 1950, ủy ban này hoạt động như một đơn vị phụ trợ của Bộ Tài chính. Sau khi Hiến pháp có hiệu lực vào tháng 1.1950, PAC đã có sự thay đổi triệt để và trở thành một Ủy ban hoàn toàn của cơ quan lập pháp.

Hiện tại, chức năng chính của PAC bao gồm: rà soát, phân tích báo cáo kiểm toán của Tổng Kiểm toán Nhà nước (CAG); kiểm tra các quyết định tài chính và chi tiêu của Chính phủ; bảo đảm sử dụng vốn công một cách thận trọng và đúng pháp luật; cung cấp các khuyến nghị để cải thiện quản lý tài chính và trách nhiệm giải trình.

Hình minh họa Ủy ban Tài khoản công. Nguồn: gyanchakra.co.in

Hình minh họa Ủy ban Tài khoản công. Nguồn: gyanchakra.co.in

Tóm lại, Ủy ban Tài khoản công đóng vai trò giám sát, bảo đảm rằng các hành động tài chính của Chính phủ luôn vì lợi ích của công chúng và tiền công được sử dụng một cách có trách nhiệm.

PAC bao gồm không quá 22 thành viên, trong đó 15 thành viên của Hạ viện và không quá 7 thành viên của Rajya Sabha (Thượng viện). Các thành viên được bầu hàng năm trong số các thành viên của viện tương ứng. Chủ tịch PAC do Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm. Các thành viên ủy ban không được phép kiêm nhiệm bộ trưởng trong chính phủ để bảo đảm không xung đột thẩm quyền và lợi ích.

Kể từ khi PAC trở thành Ủy ban của Quốc hội từ tháng 1.1950 đến nay, PAC đã trình bày hơn 1.500 báo cáo. Trong Hạ viện Khóa 16 (2014 - 2019), PAC đã trình bày 102 báo cáo. Kỷ lục là Hạ viện Khóa 5 (1971 - 1977), PAC đệ trình 239 báo cáo.

Các khuyến nghị của PAC được Hạ viện cũng như Chính phủ rất tôn trọng. PAC đóng vai trò nổi bật trong lịch sử giám sát tài chính của Quốc hội. Thông qua việc giám sát liên tục và kiểm tra chi tiết các khoản thu chi của Chính phủ, PAC đã tìm cách bảo đảm kỷ luật tài chính chi tiêu công trong nhiều năm qua.

Ủy ban Dự toán

Ủy ban Dự toán được thành lập vào tháng 4.1950, chịu trách nhiệm xem xét các dự toán nhằm đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi tiêu công và cải thiện tổ chức, hiệu quả của ngân sách nhà nước. Một điểm đặc biệt là thành viên của ủy ban này chỉ bao gồm đại biểu Hạ viện do Hiến pháp Ấn Độ trao toàn bộ quyền tài chính cho Hạ viện với hàm ý rằng, chỉ có người đại diện cho nhân dân mới có thẩm quyền giám sát chi tiêu của Chính phủ.

Vai trò chính của Ủy ban Dự toán là giám sát và bảo đảm rằng tiền công quỹ được sử dụng đúng mục đích. Bao gồm: xem xét các dự toán ngân sách; kiểm tra kế hoạch tài chính của các bộ; đưa ra các khuyến nghị để quản lý tài chính tốt hơn; đề xuất các chính sách thay thế để tiết kiệm chi phí. Tóm lại, Ủy ban Dự toán là thành phần quan trọng trong quá trình lập ngân sách, bảo đảm tính thận trọng và trách nhiệm giải trình về tài chính.

Ủy ban sẽ xem xét các dự toán ngân sách cho các bộ thuộc Chính phủ Ấn Độ trong suốt năm tài chính và báo cáo với Hạ viện. Ủy ban Dự toán cũng điều tra các hoạt động của các bộ vì mọi hoạt động của họ đều liên quan đến chi tiêu. Với mục đích này, Ủy ban xem xét tổ chức và chức năng, chương trình làm việc, vấn đề tài chính… của các bộ. Quá trình xem xét từ mọi góc độ sẽ đưa đến đánh giá chính xác về hiệu quả trong cơ cấu tổ chức hoạt động, chi tiêu…

Cho đến nay, Ủy ban Dự toán đã điều tra, giám sát hầu hết các bộ của Chính phủ Ấn Độ, cùng các ban, ngành trực thuộc. Các báo cáo do Ủy ban đệ trình cho thấy Ủy ban luôn có cách tiếp cận tích cực và mang tính xây dựng khi giải quyết các chủ đề được đưa ra để xem xét. Đánh giá của Ủy ban về hoạt động của các bộ luôn khách quan và không thiên vị. Trong khi chỉ ra những bất cập về mặt tổ chức và tình trạng kém hiệu quả trong việc thực hiện các dự án/chương trình, Ủy ban đồng thời cung cấp diễn đàn để Chính phủ và Quốc hội tương tác và tạo cơ hội để thông tin được truyền tải từ Chính phủ đến Quốc hội và cuối cùng là đến người dân. Kể từ khi thành lập vào tháng 4.1950, Ủy ban đã trình bày hơn 1.100 báo cáo về hầu hết các bộ của Chính phủ. Trong số đó, hơn 600 báo cáo gốc và hơn 500 báo cáo về biện pháp khắc phục mà Chính phủ thực hiện sau các báo cáo trước đó của Ủy ban. Như vậy, trong hơn 70 năm tồn tại, Ủy ban Dự toán đã thực hiện vai trò của mình rất mạnh mẽ, khách quan, vô tư và công bằng.

Ủy ban Doanh nghiệp nhà nước

Các doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ Ấn Độ quản lý đã trở thành đối tượng giám sát chi tiết của Quốc hội với việc thành lập Ủy ban Doanh nghiệp nhà nước (COPU) vào tháng 5.1964. Mục đích là để bảo đảm trách nhiệm giải trình của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau trong khu vực công cũng như kiểm soát hoạt động của họ theo cách mà họ đóng góp hiệu quả vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội toàn diện của đất nước.

Ủy ban gồm 22 thành viên trong đó, 15 thành viên là Hạ nghị sĩ và 7 thành viên là Thượng nghị sĩ. Các thành viên của Ủy ban không được kiêm nhiệm chức vụ trong Chính phủ.

Quyền hạn của Ủy ban khá rộng. Hiện tại, Ủy ban có thẩm quyền điều tra hoạt động của mọi tập đoàn hoặc công ty có báo cáo thường niên được trình lên Hạ viện. ​Các báo cáo của Ủy ban tiết lộ cách thức hoạt động của các doanh nghiệp này cũng như đề xuất các biện pháp để cải thiện hiệu quả hoạt động. Một đặc điểm nổi bật của các báo cáo của Ủy ban là chúng không chỉ tập trung vào trách nhiệm giải trình của các doanh nghiệp nhà nước mà còn vào trách nhiệm giải trình của các bộ, ban, ngành quản lý các doanh nghiệp này.

Kể từ khi thành lập, cho đến nay, Ủy ban đã trình bày hơn 604 báo cáo. Trong số đó, 301 báo cáo gốc và 303 báo cáo về các động thái mà Chính phủ thực hiện để đáp lại các báo cáo gốc do Ủy ban đưa ra. Trong số 301 báo cáo gốc, 37 là các nghiên cứu theo chiều ngang về nhiều các khía cạnh hoạt động của các doanh nghiệp công. Ủy ban đã đưa ra hàng trăm khuyến nghị bao gồm hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp như lập kế hoạch dự án, quản lý tài chính, quản lý sản xuất, quản lý vật tư, chính sách nhân sự, quản lý lao động, bán hàng và tiếp thị, thúc đẩy xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, tương tác giữa các doanh nghiệp, kiểm soát chất lượng, phát triển cân bằng khu vực, bảo vệ người tiêu dùng…

Với tư cách là một công cụ kiểm soát lập pháp hiệu quả, Ủy ban đã giúp thúc đẩy đáng kể hiệu quả nền kinh tế trong khu vực công; đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc xác định những thiếu sót trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước mà còn trong việc đề xuất các biện pháp khắc phục, truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp cũng như các bộ quản lý của họ để khắc phục những bất cập mà Ủy ban nhận thấy trong quá trình điều tra. Trong vai trò “điều tra”, “giám sát”, Ủy ban đã chỉ ra nhiều khiếm khuyết và hành vi thiếu đúng đắn trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Vai trò “cố vấn” của Ủy ban đã giúp các doanh nghiệp định hướng lại hoạt động hiệu quả hơn.

Nghị viện thế giới

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

todayonline.com
Nghị viện thế giới

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Lương công chức - chìa khóa cho mọi cải cách

Singapore từ lâu được nhìn nhận như hình mẫu toàn cầu về việc xây dựng một hệ thống công vụ minh bạch, hiệu quả và có sức hút mạnh mẽ đối với nhân tài. Thành công này không chỉ đến từ những biện pháp cải cách táo bạo, mà còn nằm ở chiến lược cốt lõi: chính sách lương thưởng công chức. Đây được xem là nền tảng vững chắc và "chìa khóa vàng" thúc đẩy mọi thay đổi, từ nâng cao hiệu suất làm việc đến củng cố lòng tin của xã hội vào bộ máy công quyền.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Định hướng lại cách tiếp cận đúng đắn

Tuần trước, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thực hiện bước đi quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em trong độ tuổi mầm non khi thông qua Luật Giáo dục mầm non mang tính đột phá. Được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc phê chuẩn, luật sẽ có hiệu lực từ 1.6.2025. Với 85 điều khoản chia thành 9 chương, văn bản pháp lý này hướng tới mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng và tính phổ cập của giáo dục mầm non, đồng thời giảm thiểu bất bình đẳng và thúc đẩy mô hình giáo dục theo hướng phục vụ công ích.

ITN
Nghị viện thế giới

Cải cách toàn diện chính sách tuyển dụng và phúc lợi cho giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non giữ vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách trẻ nhỏ, nhưng đang phải đối mặt với nhiều bất cập về thu nhập, phúc lợi và cơ hội nghề nghiệp. Để khắc phục, Luật Giáo dục mầm non mới được ban hành nhằm nâng cao điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhấn mạnh nguyên tắc "cùng công việc, cùng mức lương", áp dụng cho tất cả giáo viên, bất kể giáo viên trong hay ngoài biên chế.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Giáo dục nâng cao từ cấp mầm non và những hệ lụy

Giáo dục mầm non không chỉ là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng và nhận thức cơ bản, mà còn là giai đoạn quan trọng xây dựng nền tảng học tập lâu dài và nhân cách của trẻ. Tại Trung Quốc, giáo dục mầm non được coi là dịch vụ phúc lợi công thiết yếu, được nhà nước chú trọng đầu tư và quản lý. Từ những năm 1950, khi Hội đồng Nhà nước đưa ra những quyết định đầu tiên về cải cách hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non đã bắt đầu phát triển có hệ thống và tổ chức rõ ràng.

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng
Quốc tế

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng

Jordan vừa ban hành Luật Điện lực mới, thay thế luật cũ có hiệu lực từ năm 2002, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chính sách năng lượng của quốc gia Trung Đông. Luật này thúc đẩy mô hình hợp tác công-tư (PPP), khuyến khích đầu tư vào các cơ sở lưu trữ năng lượng và dự án hydro xanh nhằm tăng cường tính tự chủ năng lượng, hỗ trợ phát triển bền vững và hiện đại hóa lĩnh vực điện lực của Jordan.

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ
Nghị viện thế giới

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ

Mặc dù internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng thời gian sử dụng gia tăng cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ trẻ em bị dụ dỗ trực tuyến trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bối cảnh tấn công trực tuyến và xâm hại trẻ em qua mạng ngày càng tinh vi, Ấn Độ đã đưa ra những chiến lược bảo vệ hiệu quả và khuyến khích việc hiểu biết đầy đủ về vấn đề này.

annelimky.com
Nghị viện thế giới

Cách tiếp cận đa dạng của các nước và khu vực

Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, nhiều quốc gia đã chủ động thúc đẩy các đạo luật và chính sách nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các mối nguy hại trực tuyến. Những sáng kiến pháp lý này không chỉ giúp ngăn chặn bạo lực mạng, mà còn tạo môi trường trực tuyến an toàn, lành mạnh, giúp thế hệ trẻ phát triển và trải nghiệm công nghệ một cách tích cực.

 Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)
Nghị viện thế giới

Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)

Đạo luật Phòng, Chống mua bán người của Thái Lan năm 2008 (Anti - Trafficking in Persons Act B.E. 2551) đã bãi bỏ và thay thế Đạo luật năm 1998 về các Biện pháp phòng ngừa và trấn áp nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, với trọng tâm chính là hai chữ P: Bảo vệ (Protection) các nạn nhân trong khi trừng phạt (Punishment) nghiêm khắc đối với những kẻ buôn người và kẻ tham gia loại hình tội phạm nguy hiểm này.

 Đối phó với tội phạm mua bán người sử dụng công nghệ
Quốc tế

Đối phó với tội phạm mua bán người sử dụng công nghệ

Các hoạt động lừa đảo trực tuyến đang làm thay đổi hồ sơ của nạn buôn người. Bối cảnh ngày càng phát triển của tuyển dụng lao động kỹ thuật số và các hoạt động xuyên biên giới được hỗ trợ bởi internet đã khiến cuộc chiến chống buôn người trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Những điều chưa biết về bỏ phiếu bất tín nhiệm
Quốc tế

Những điều chưa biết về bỏ phiếu bất tín nhiệm

Kể từ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên trên thế giới diễn ra cách đây gần 300 năm, đã có không biết bao nhiêu các động thái tương tự diễn ra ở khắp các nước trên thế giới, như một minh chứng cho quyền giám sát của cơ quan lập pháp. Có nhiều câu chuyện thú vị xung quanh thủ tục đặc biệt này.