Quận Tây Hồ (Hà Nội):

Vụ thu tiền vào bãi đá sông Hồng nhưng không có vé: Doanh nghiệp từng đứng ra thu tiền vé gây bất ngờ khi chỉ báo lãi "tượng trưng" và lỗ hàng trăm triệu

Đáng chú ý, mặc dù kinh doanh “bết bát” nhưng khu vực bãi đá sông Hồng liên tục đầu tư thêm các hạng mục quang cảnh, dịch vụ một cách rầm rộ. 

Như báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, vừa qua, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành vào làm việc với khu du lịch bãi đá sông Hồng (phường Nhật Tân) về việc thu tiền vào cổng mà không hề có vé hay biên lai.

Vụ thu vé vào bãi đá sông Hồng: Doanh nghiệp từng đứng ra thu tiền vé gây bất ngờ khi chỉ báo lãi
Bãi sông Hồng đang biến thành các tổ hợp kinh doanh rầm rộ để thu tiền từ các dịch vụ.
Vụ thu vé vào bãi đá sông Hồng: Doanh nghiệp từng đứng ra thu tiền vé gây bất ngờ khi chỉ báo lãi
Khách vào khu bãi sông Hồng để vui chơi phải mất tiền nhưng không có vé hoặc biên lai ghi nhận của đơn vị kinh doanh tại đây.

Quá trình thu thập thông tin từ cơ quan chức năng được biết, từ năm 2020 đến 2022, doanh nghiệp đứng ra thu tiền vé vào cổng khu bãi đá sông Hồng là Công ty cổ phần Sixdoong bãi đá. Tuy nhiên, đến năm 2023, Công ty này đã dừng hoạt động và khu bãi đá sông Hồng chuyển về mô hình hoạt động hợp tác xã với pháp nhân hợp tác xã bãi đá sông Hồng.

Trước khi nghỉ hoạt động, từng có thời gian dài Công ty Cổ phần Sixdoong bãi đá là đơn vị thụ thưởng từ hoạt động kinh doanh ở khu vực bãi đá sông Hồng. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Báo Đại biểu Nhân dân, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này có nhiều “bất thường” từ các dữ liệu tài chính.

Cụ thể, vào tháng 3 năm 2020 Công ty Cổ phần Sixdoong bãi đá chính thức đi vào hoạt động. Vào thời điểm kết thúc năm 2021, khi các số liệu đã được công bố, doanh nghiệp này cho biết có doanh thu đạt hơn 742 triệu đồng, chi phí giá vốn bỏ ra là hơn 522 triệu đồng, lợi nhuận gộp ở mức 219 triệu đồng. Tuy nhiên, do chi phí bán hàng và quản lý tiêu tốn tới hơn 218 triệu nên doanh nghiệp sau cùng chỉ báo lãi 1,4 triệu đồng. Với mức lãi này, có thể thấy trung bình mỗi ngày trong năm, doanh nghiệp này chỉ lãi hơn 4.000 đồng.

Bước sang năm 2022, doanh thu của Công ty Cổ phần Sixdoong bãi đá tăng trưởng lên mức 2,7 tỷ đồng, giá vốn bỏ ra là hơn 1,3 tỷ đồng, lợi nhuận gộp ở mức 1,4 tỷ đồng. Tương tự như năm trước đó, chi phí bán hàng và quản lý của doanh nghiệp tiêu tốn đến 1,8 tỷ đồng dẫn tới doanh nghiệp này báo lỗ hơn 450 triệu đồng trong năm 2022.

Việc chỉ báo “lãi cho có” và lỗ như trên của Công ty Cổ phần Sixdoong bãi đá dẫn tới việc nộp thuế ngân sách cho địa phương là vô cùng “ít ỏi”. Đồng thời, tình trạng kinh doanh nêu trên cũng gây nhiều bất ngờ bởi lẽ lượng khách đổ về vui chơi ở bãi đá rất lớn. Bỏ qua năm 2021 vì ảnh hưởng của dịch Covid, năm 2022 khi đại dịch đã được kiểm soát, lượng khách trong khoảng 6 tháng cuối năm 2022 tăng mạnh rõ rệt.

Những ngày cuối tuần, ngày nghỉ lễ, Tết, lượng khách một ngày ở khu bãi đá lên tới hàng nghìn người. Chỉ cần tính toán đơn giản cũng có thể thấy với mức giá vé 70.000 đồng cho người lớn và 50.000 đồng cho trẻ em, vào những ngày đông khách, thu từ tiền vé đã có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.

Trong khi đó, nếu chiếu theo doanh thu cả năm 2022 của doanh nghiệp là 2,7 tỷ đồng thì trung bình cả tháng mới thu được 225 triệu đồng, liệu con số này có bất thường? Đây là điều cơ quan chức năng cần làm rõ để tránh thất thu ngân sách nhà nước ngay cả khi doanh nghiệp này đã dừng hoạt động và khu bãi sông Hồng chuyển sang mô hình hợp tác xã.

Đáng chú ý, mặc dù kinh doanh “bết bát” nhưng khu vực bãi đá sông Hồng liên tục đầu tư thêm các hạng mục quang cảnh, dịch vụ một cách rầm rộ nên đặt ra câu hỏi nếu không hiệu quả lợi nhuận, các chủ đầu tư khu vực bãi đá lấy tiền đâu ra để liên tục “bơm” vốn?

Trong trường hợp cơ quan chức năng xác định thực sự khu bãi đá kinh doanh đem về hiệu quả thấp, cần tính đến phương án thay đổi nhà đầu tư để phát triển kinh doanh sinh lời, từ đó đóng góp cho ngân sách địa phương. Không nên lãng phí hàng trăm nghìn mét vuông đất công ở bãi sông Hồng cho hoạt động kinh doanh nhưng thu ngân sách không đáng bao nhiêu.

Thực trạng nêu trên là điều chính quyền quận Tây Hồ thực sự cần quan tâm để có những phương án đúng đắn nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng đất đai.

Dữ liệu doanh nghiệp thể hiện, Công ty Cổ phần Sixdoong Bãi Đá có địa chỉ tại số 264 đường Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội do ông Đỗ Quang Soái làm đại diện theo pháp luật. Vốn điều lệ đăng ký hiện tại là 5 tỷ đồng. Danh sách cổ đông sáng lập gồm: Trịnh thị Ánh HiềnNguyễn Thị Thu Hằng và Trần Hải Nam. Quá trình thanh toán hoá đơn tại các khu dịch vụ ăn uống tại khu vực bãi đá, khi chuyển khoản, tài khoản nhận tiền hiện tên Trần Hải Nam

Xã hội

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức
Xã hội

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức

Các chuyên gia đều nhận định, thị trường các-bon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, thị trường các bon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại.