Vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện: Một trường hợp đã tử vong

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, liên quan đến vụ 13 học sinh Trường cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên (Bộ Công thương) có biểu hiện ốm, sốt, đau đầu, ngoài một trường hợp đã tử vong, các em còn lại đều có sức khoẻ tốt khi điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Trường hợp tử vong là em V.M.C (sinh năm 2008, quê ở xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), ban ngày ngày 29.8 có biểu hiện đau bụng, nôn, được nhập viện lúc 20h. Đến 7h45 ngày 30.8, em C. rơi vào tình trạng lơ mơ, hôn mê, được chẩn đoán theo dõi viêm màng não/viêm túi mật/polip túi mật.

Chiều 30.8, em C. có biểu hiện viêm cơ tim cấp nên được chỉ định mở nội khí quản, lọc máu, đặt nội khí quản, thở máy, được chẩn đoán chuyển hóa, suy đa tạng/suy tim cấp/viêm cơ tim/viêm gan B, tiên lượng rất xấu. Đến 12h30 phút ngày 31.8, gia đình đã xin cho em C. về nhà.

2 trường hợp khác quê cũng ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, trong đó một em có biểu hiện đau bụng, tức ngực, sốt nhẹ nhập viện sáng 1.9, sau đó gia đình đã xin chuyển điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương; còn một em nhập viện sáng 2.9, có biểu hiện co giật, đã được điều tra, lấy mẫu gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm bạch hầu và viêm màng não. Hiện chưa có kết quả; sức khỏe của hai em ổn định, tự ăn uống, đi lại được.

Vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện: Một trường hợp đã tử vong -0
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên thăm hỏi các em đang điều trị
tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên  (Ảnh: Báo Thái Nguyên)

Đến chiều tối 2.9, có thêm 10 học sinh khác của trường có một hoặc một vài biểu hiện như sốt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn cũng đã được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên để theo dõi, điều trị. Test nhanh cúm A/B, cả 10 em đều âm tính; không thấy hình ảnh bất thường trên phim chụp XQ, các xét nghiệm khác chưa có kết quả.

Do chưa có kết quả xét nghiệm đối với các trường hợp này nên ngành y tế chưa xác định được đây có phải là dịch bệnh truyền nhiễm hay không, nhưng các biện pháp phòng ngừa đã được triển khai kịp thời. Đây đều là các cháu học sinh dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn.

Về tình hình các học sinh đang điều trị, theo dõi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (trong đó 1 đang điều trị tại Khoa Cấp cứu, 10 em tại Khoa Bệnh nhiệt đới), sức khỏe của các cháu đều ổn định, không sốt, không đau đầu… Dự kiến, các cháu có thể ra viện trong tuần này. Hiện tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ mỗi trường hợp trên 5 triệu đồng từ nguồn Quỹ Vì người nghèo tỉnh.

Trong chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Thái Nguyên, đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn sớm làm rõ các nguyên nhân dẫn đến nhiều học sinh cùng nhập viện, trong đó có việc kiểm tra mẫu thức ăn. Trường cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên lùi ngày nhập học sau 1 tuần nữa, để khi có kết quả xét nghiệm nếu không phải là bệnh truyền nhiễm mới cho học sinh đi học bình thường.

Tin tức

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Ảnh: PV
Sức khỏe

Chính sách “cốt lõi” hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam

Giới chuyên gia nhìn nhận, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tăng năng suất, giảm chi phí y tế, tạo điều kiện tăng chi cho giáo dục, gia tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.