Vũ nhạc kịch "Tiên Sa": Hành trình nghệ thuật đầy cảm hứng về Đà Nẵng

Xuyên suốt 60 phút với 9 màn diễn, vũ nhạc kịch "Tiên Sa" đưa người xem vào một hành trình nghệ thuật đầy cảm hứng, nơi những biểu tượng quen thuộc của Đà Nẵng được tái hiện sống động qua ngôn ngữ vũ nhạc.

Vũ nhạc kịch “Tiên Sa” - vở diễn ứng dụng công nghệ sân khấu đa chiều vừa chính thức ra mắt tại Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng. Đây là tác phẩm của biên đạo Nguyễn Tấn Lộc, biên kịch Đinh Tiến Dũng, đạo diễn, NSƯT Quang Hào, âm nhạc Đức Trí, nhà thiết kế Công Trí…, với sự tham gia của hơn 40 nghệ sĩ trình diễn nhiều loại hình nghệ thuật như múa đương đại, ballet, xiếc, kịch…

477261940-1158721052922497-9182392367503837325-n.jpg
Vũ nhạc kịch "Tiên Sa" dự kiến sẽ diễn ra 6 ngày/tuần vào 19h45, trừ thứ Ba, tại Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng

Tiên Sa không chỉ đơn thuần là một vở nhạc kịch, mà còn là một chuyến hành trình khám phá vẻ đẹp của một thành phố biển giàu bản sắc. NSƯT Quang Hào, Giám đốc Nhà hát Trưng Vương - Tổng đạo diễn chương trình chia sẻ: xuyên suốt thời lượng 60 phút của show diễn với lần lượt 9 màn diễn, khán giả sẽ được hòa mình vào câu chuyện kể về Đất và người Đà Nẵng thông qua tình yêu đầy huyền thoại về nàng Tiên cánh tím và chàng Sa.

Điểm đặc biệt ghi dấu ấn của show diễn là lồng ghép khéo léo những biểu tượng của Đà Nẵng như Bán đảo Sơn Trà, Cây đa Di sản ngàn năm, Voọc Chà vá chân nâu, hoa Thàn Mát, làng chài ven biển, áo dài Việt Nam... từ đó làm nổi bật và thăng hoa hình ảnh Đà Nẵng với sự kết nối từ quá khứ xa xưa đến hiện tại, từ huyền thoại đến thực tế, làm nổi bật với vẻ đẹp giao hòa của thiên nhiên và con người vùng đất này.

Vở diễn là một trong những sản phẩm công nghiệp văn hóa mới của Đà Nẵng đưa vào phục vụ công chúng, người dân và du khách trong năm 2025, bắt đầu từ ngày 19.2.

Văn hóa - Thể thao

Rối cạn Ổi Lỗi - nghệ thuật trong không gian thiêng
Văn hóa

Rối cạn Ổi Lỗi - nghệ thuật trong không gian thiêng

Trong không gian cổ kính của ngôi chùa Đại Bi ở thị trấn Nam Giang, Nam Trực, Nam Định, nghệ thuật múa rối chầu Thánh (Ổi Lỗi) đã được sáng tạo, phát triển qua hàng trăm năm. Với những giá trị văn hóa, lịch sử và tâm linh, nghệ thuật này vẫn được lưu truyền, là nghi lễ đặc trưng, quan trọng nhất trong lễ hội chùa Đại Bi mỗi khi Tết đến xuân về.

Chính quyền và nhân dân tham dự lễ hội Đình Làng Mỏ năm 2025
Văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị đình làng Mỏ

Chi Lăng (Lạng Sơn) là vùng đất chứa đựng nhiều trầm tích văn hóa tiêu biểu, hiện còn bảo tồn được nhiều ngôi đình linh thiêng có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc, trong đó có đình làng Mỏ thờ Thành hoàng làng Lô Văn Lá. Những năm qua, bằng nhiều giải pháp hiệu quả, huyện Chi Lăng đã nỗ lực gìn giữ, phát huy giá trị di tích, góp phần giáo dục lịch sử truyền thống địa phương.

Nghệ thuật là sự bồi đắp
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật là sự bồi đắp

Hơn ba thập kỷ gắn bó với sơn mài, vợ chồng họa sĩ Trịnh Tuân và Công Kim Hoa đã cùng nhau khám phá, đào sâu chất liệu truyền thống này. Nhờ tình yêu nghề, tinh thần lao động hăng say cùng khả năng sáng tạo không ngưng nghỉ, họ đã góp những lớp phù sa, đắp bồi, làm giàu thêm kho tàng nghệ thuật văn hóa Việt.