Vụ “ép” học sinh không thi vào lớp 10: Giáo viên cẩn trọng khi đưa ra lời khuyên

Một giáo viên với vị thế và quyền uy của mình đưa ra lời khuyên, định hướng tư vấn dựa trên những nhận định khách quan của thầy cô thì chúng ta cũng đã cướp đi “quyền tự quyết” của những đứa trẻ.

Liên quan đến vụ việc nhiều học sinh có học lực trung bình bị ép không được thi vào lớp 10 công lập lại tái diễn đang được dư luận quan tâm. Đã có nhiều ý kiến cho rằng nguồn gốc của nó là bệnh thành tích của nhà trường và ngành giáo dục, giáo viên bị phê phán là không nhân văn, thao túng tâm lý, các con còn một tia hy vọng sao nỡ dập tắt…

Ngành giáo dục ngay lập tức đã có những phát ngôn khẳng định không đưa kết quả thi tuyển lớp 10 THPT công lập vào tiêu chí xếp loại thi đua với các đơn vị, trường học nên không có chuyện chạy đua thành tích.

Sở GD-ĐT Hà Nội cũng ngay lập tức có văn bản quán triệt chỉ đạo tới tất cả các trường THCS trên địa bàn chấm dứt ngay việc vận động, tuyên truyền học sinh không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 (nếu có).

Thế nhưng kể cả có những phát ngôn kịp thời như vậy, dư luận vẫn chưa thể yên tâm. Vì dẫu rằng không phải bệnh thành tích, có thể có những quyền lợi, lời hứa từ các trường trung cấp, trường nghề trên địa bàn thành phố đang tác động đến chỉ đạo của Hiệu trưởng và định hướng tư vấn của giáo viên chủ nhiệm đến các học sinh tại một số trường.

Tuy nhiên, trong phần chia sẻ này, tôi muốn bàn đến thói quen “đưa lời khuyên”, nguy cơ của nó và những giải pháp.

Hà Nội: Có hay không học sinh bị cô giáo
Nỗi buồn của phụ huynh có con bị giáo viên "ép" không nên thi vào lớp 10

Ranh giới mong manh

Chúng ta thường nói ranh giới giữa việc tư vấn định hướng và ép buộc học sinh không tham gia kỳ thi vào lớp 10 là rất mong manh nhưng theo tôi, ngay cả khi không ép buộc.

Một giáo viên với vị thế và quyền uy của mình đưa ra lời khuyên, định hướng tư vấn dựa trên những nhận định khách quan của thầy cô thì chúng ta cũng đã cướp đi “quyền tự quyết” của những đứa trẻ. Gián tiếp phủ nhận cha mẹ không đủ năng lực để tự tìm ra đúng con đường đi cho con em mình. Và như vậy, phụ huynh của học sinh phản ứng là việc khó có thể tránh khỏi.

Trong cuộc sống, là thành viên gia đình, bạn bè thân thiết, chúng ta thường cho nhau những lời khuyên. Chúng ta nhận rất nhiều lời khuyên từ mọi người nhưng tin buồn là phần lớn những lời khuyên đó không giải quyết được vấn đề, hoặc chỉ giải quyết được một chút vấn đề trước mắt. Chứ nếu tất cả những lời khuyên đều hiệu quả, chắc những nhà tâm lý như chúng tôi đã thất nghiệp.

Vì vậy, giáo viên cần rất cẩn trọng trong việc đưa ra những lời khuyên ở những thời điểm nhạy cảm. Hay nói cách khác, hãy học cách cung cấp các số liệu và sự thực khách quan, không đưa ra lời khuyên.

Tất cả những lời khuyên đều tiềm ẩn nguy cơ không phù hợp với nhu cầu cá nhân, thiên kiến dẫn tới thiếu công bằng, nó cũng tiềm ẩn những rủi ro cho giáo viên vi phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo của ngành.

Cũng giống như một nhà tâm lý đứng trước yêu cầu khách hàng đỏi hỏi phải có lời khuyên trực tiếp rằng nên kết thúc hay tiếp tục duy trì và chịu đựng một mối quan hệ. Nên ở lại với công việc nhàm chán hay thay đổi? Bất cứ lời khuyên nào chúng ta đưa ra, họ thực hiện không thành công đều dẫn đến những lời chỉ trích, làm ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ giữa hai bên. Đó là một tình huống mà cả hai bên đều thua.

Ví dụ nếu họ kết thúc mối quan hệ theo lời khuyên và cảm thấy trống rỗng, tồi tệ hơn thì sao? Còn nếu họ tiếp tục duy trì mối quan hệ nhưng ngày càng trở thành nạn nhân của bạo hành thì thế nào? Cả hai trường hợp đều ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ sau đó.

Chúng ta chẳng bao giờ biết chắc chắn được tương lai vì vậy cách tốt nhất là chúng ta theo sát và động viên rằng họ hãy đưa ra chủ kiến riêng và giúp họ phân tích lợi hại về từng phương án họ đề xuất để hiểu rõ trước khi họ lựa chọn.

Vụ “ép” học sinh không thi vào lớp 10: Giáo viên cẩn trọng khi đưa ra những lời khuyên -0
PGS.TS Trần Thành Nam - Trường Đại học Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội)

Giáo viên chỉ cung cấp cho phụ huynh số liệu khách quan

Vấn đề là người giáo viên chúng ta thường được đào tạo để “dạy dỗ” và “đưa ra lời khuyên” với học trò. Nếu không đưa ra được những lời khuyên hiệu quả thì nhiều lúc chúng ta cảm thấy hẫng hụt, tức giận và bất lực. Chúng ta luôn cảm thấy khó chịu khi làm người khác thất vọng vì không đưa ra được lời khuyên có ích.

Trong những thời điểm nhạy cảm như kỳ thi vào lớp 10, chúng ta biết toàn thành phố Hà nội sẽ chỉ có khoảng 55,7% các em học sinh THCS có cơ hội vào các trường THPT công lập thôi.

Các thầy cô nắm rõ được học lực và liệt kê trong đầu một danh sách những học sinh bằng sự nỗ lực cố gắng có thể dành được một suất vào trường THPT, và một danh sách những học sinh sẽ rất khó có cơ hội và không nỡ để các em phải chịu khủng hoảng tâm lý, áp lực tinh thần với những kỳ vọng cao của bố mẹ đặt vào học sinh cho kỳ thi THPT khốc liệt sắp tới.

Những suy nghĩ xuất phát từ thiện ý đó thật tốt đẹp. Nhưng một khi nó được chuyển đổi thành lời khuyên “con không nên đăng ký thi vào 10” thì bản thân giáo viên đã tự bước lên con đường cả hai bên cùng thua với rất nhiều rủi ro cho chính bản thân mình

Cách nên làm là giáo viên chỉ cung cấp cho phụ huynh số liệu khách quan về tình hình thi cử, số lượng chỉ tiêu, điểm mạnh và điểm yếu của từng học sinh và hỏi phụ huynh xem họ cảm thấy thế nào về những thông tin được chia sẻ và họ quyết định theo hướng nào, chuẩn bị phương án B ra sao.

Ngay cả khi phụ huynh yêu cầu giáo viên đưa ra lời khuyên trực tiếp về hành động cần thực hiện. Giáo viên cũng nên khẳng định quyền quyết định thuộc về gia đình, cô giáo đã cung cấp hết tất cả những con số và sự thật về kỳ thi năm nay và tin rằng gia đình đã có suy nghĩ về một hướng lựa chọn tốt nhất.

Còn nếu gia đình vẫn khăng khăng muốn thầy cô phải đưa ra một lời khuyên. Lúc này, giáo viên có thể chia sẻ góc nhìn của mình nhưng vẫn phải cảnh báo họ là vẫn có xác xuất phương án lựa chọn không hiệu quả như mong đợi vì không ai trong chúng ta có thể hoàn toàn chắc chắn về tương lai.

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.