Vụ đánh bom bằng máy nhắn tin ở Lebanon được lên kế hoạch trong 15 năm?

Một nguồn tin tình báo Hoa Kỳ nói với ABC News rằng các cơ quan tình báo Israel đã cân nhắc kế hoạch tương tự như vụ đánh bom hàng loạt thiết bị điện tử của Hezbollah ở Lebanon trong ít nhất 15 năm qua.

AFP__20240918__36GL2KW__v2__HighRes__LebanonIsraelPalestinianConflict-640x400.jpg
Những gì còn lại của chiếc máy nhắn tin phát nổ ở ngoại ô Beirut ngày 18.9. Ảnh: AFP

Hơn 30 người thiệt mạng và hàng nghìn người đã bị thương ở Lebanon trong hai vụ nổ hàng loạt vụ máy nhắn tin, máy bộ đàm và các thiết bị khác do nhóm chiến binh Hezbollah sử dụng ở Lebanon trong hai ngày 17-18.9 (giờ địa phương). Israel không xác nhận nhưng cũng không phủ nhận trách nhiệm về vụ việc, mặc dù các phương tiện truyền thông và các chuyên gia tình báo đều nhận định đây là một âm mưu của cơ quan tình báo Israel Mossad với kế hoạch lắp đặt các thiết bị có chất nổ kích hoạt từ xa.

Phát biểu với ABC News ngày 20.9, một nguồn tin tình báo từ Hoa Kỳ gọi đây là "sự can thiệp chuỗi cung ứng", đồng thời nói thêm rằng, CIA từ lâu đã không muốn sử dụng các chiến thuật tương tự do nguy cơ gây những thiệt hại đối với thường dân. Ở Lebanon, vụ tấn công đã khiến khoảng ba mươi người thiệt mạng trong đó có cả trẻ em và những người không phải là thành viên của lực lượng Hezbollah. Vụ tấn công cũng khiến nhiều nạn nhân bị thương tật vĩnh viễn.

Nguồn tin xác nhận với ABC News rằng việc lập kế hoạch cho cuộc tấn công có sự tham gia của các công ty bình phong, với nhiều lớp sĩ quan tình báo Israel và các tài sản của họ đứng đầu một công ty hợp pháp sản xuất máy nhắn tin, trong đó ít nhất một số người thực hiện các công việc mà không biết họ thực sự đang làm việc cho ai.

Bản báo cáo của ABC News cho rằng BAC Consulting, một công ty có trụ sở tại Hungary được nhà sản xuất thiết bị điện tử Đài Loan Gold Apollo chuyển giao công nghệ để sản xuất loại máy nhắn tin mà Hezbollah sử dụng, thực chất là một mặt trận của Israel.

Trước đó, người phát ngôn của chính phủ Hungary cho biết các thiết bị này chưa bao giờ có mặt tại Hungary và BAC chỉ là "một đơn vị trung gian giao dịch, không có cơ sở sản xuất hoặc hoạt động nào" tại quốc gia này.

Gold Apollo và Chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) cũng phủ nhận mọi sự liên quan đến việc sản xuất hay xuất khẩu loại máy nhắn tin trong vụ nổ. “Các thành phần của yếu của máy nhắn tin là IC [mạch tích hợp] cấp thấp và pin”, Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan Kuo Jyh-huei nói với các phóng viên hôm 20.9, theo trích dẫn của Reuters. “Tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng chúng không được sản xuất tại Đài Loan”.

Lực lượng Phòng vệ Israel đã tăng cường các cuộc tấn công xuyên biên giới bắt đầu từ 19.9, điều mà các nhà quan sát lo ngại có thể là màn dạo đầu cho một cuộc tấn công trên bộ quy mô lớn. Trước đó, hôm 18.9, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant tuyên bố nước này bắt đầu bước vào "giai đoạn mới trong cuộc chiến" với phong trào Hezbollah. Một sư đoàn biệt kích Israel trước đây tham gia vào hoạt động quân sự ở Gaza đã di chuyển về phía bắc (nơi tiếp giáp với Lebanon) trong bối cảnh căng thẳng gia tăng.

Israel từng tấn công Lebanon quy mô lớn vào năm 1978 và 1982, bao vây phía tây Thủ đô Beirut để đánh bật Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) của Yasser Arafat. Họ kiểm soát miền nam Lebanon từ năm 1982 đến năm 1985 và hoàn toàn rút quân khỏi Lebanon năm 2000. Vào năm 2006, một cuộc chiến tranh khác đã nổ ra giữa lực lượng Hezbollah và Israel và cuộc chiến kéo dài một tháng trước khi hai bên chấp nhận đình chiến theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?
Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?

Brussels đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định mới, cho phép Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn trong việc đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân của 61 quốc gia hiện đang được hưởng quyền này. Giới quan sát nhận định, động thái này không chỉ phản ánh sự cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp mà còn cho thấy EU đã sẵn sàng sử dụng chính sách thị thực như một đòn bẩy chính trị mạnh mẽ hơn.

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Cuộc đua khó đoán định
Quốc tế

Cuộc đua khó đoán định

Cuộc bầu cử Quốc hội liên bang tiếp theo của Australia đã được ấn định vào ngày 3.5 và các đảng phái chính trị đã chính thức khởi động chiến dịch tranh cử. Trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều thách thức về kinh tế, biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia, các chuyên gia nhận định đây sẽ là một cuộc bầu cử rất khó dự đoán.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử
Quốc tế

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

Singapore vừa công bố sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3.5 tới. Thông báo được đưa ra chỉ một giờ sau khi Tổng thống Tharman Shanmugaratnam tuyên bố giải tán Quốc hội và ban hành Lệnh bầu cử.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.