Kinh tế

Vụ cụ bà 70 tuổi nghe tư vấn mua nhầm "Thẻ du lịch" gần 300 triệu đồng: Luật sư cho rằng bán "kỳ nghỉ" khi công trình chưa hoàn thiện là thiếu cơ sở pháp lý

Cao Kỳ - Phương Linh 22/07/2025 13:13

Liên quan đến việc bà Nguyễn Thị Phúc Như (gần 70 tuổi) tốn gần 300 triệu đồng mua thẻ du lịch sau lời mời tắm khoáng miễn phí, Luật sư nhận định về tính pháp lý của việc bán thẻ nghỉ dưỡng khi công trình chưa hoàn thiện.

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Luật sư Vi Văn Diện, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh (Đoàn Luật sư Hà Nội), cho rằng: “Việc chủ đầu tư mở bán các sản phẩm nghỉ dưỡng dưới dạng thẻ du lịch, quyền sử dụng kỳ nghỉ hay voucher nghỉ dưỡng trọn gói, trong khi các công trình còn đang xây dựng, chưa đủ điều kiện vận hành theo Luật Du lịch là hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý.”

images-2cae99c722739fd7811264aa24039009ac2aae0ad60d42517141281f16bc4e28f3f3dd2edeb85e1dc6bd5a072262b87dce948ef1cdba40c9295fa0382218517c-_le-ky02-1671174614449.jpg
Luật sư Vi Văn Diện, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh (Đoàn Luật sư Hà Nội).

Theo Luật sư Vi Văn Diện, nếu dự án chưa được nghiệm thu, chưa được cấp phép hoạt động dịch vụ lưu trú, thì việc đưa sản phẩm ra thị trường với cam kết về thời gian sử dụng, tiện ích đi kèm... có thể vi phạm điều cấm tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014 (Điều 55 và 57) và tiềm ẩn nguy cơ “lách luật” bằng hình thức huy động vốn trá hình.

Luật sư nhấn mạnh: “Một khi sản phẩm nghỉ dưỡng chưa được định danh pháp lý rõ ràng, người mua sẽ rất khó bảo vệ quyền lợi nếu xảy ra tranh chấp. Không có căn cứ đòi hỏi hoàn tiền hay khiếu nại chất lượng dịch vụ, vì thực tế dự án vẫn đang trong giai đoạn bê tông, sắt thép ngổn ngang.”

Ngoài ra, Luật sư Vi Văn Diện chia sẻ thêm, theo Điều 4, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, người tiêu dùng có quyền:

“Được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch; thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…”

Tuy nhiên, trong các hợp đồng mua thẻ du lịch mà người dân cung cấp, đặc biệt trường hợp bà Nguyễn Thị Phúc Như, thông tin về địa điểm cụ thể, điều kiện nghỉ dưỡng, thời điểm hoạt động của dự án... đều không được ghi rõ. Việc ký hợp đồng khi chưa có cơ sở hạ tầng tương ứng khiến khách hàng không biết mình đang mua cái gì, ở đâu và khi nào được sử dụng, là biểu hiện của hành vi cung cấp thông tin không đầy đủ, vi phạm Luật Bảo

c59d5c9302d18b8fd2c0.jpg
Luật sư Lê Ngọc Hoàng, Trưởng văn phòng Luật sư Long Tâm (Đoàn Luật sư Hà Nội).

Cùng về vụ việc nêu trên, Luật sư Lê Ngọc Hoàng, Trưởng văn phòng Luật sư Long Tâm (Đoàn Luật sư Hà Nội)phân tích: “Đây là mô hình từng gây tranh cãi tại nhiều địa phương. Doanh nghiệp tranh thủ tâm lý ham ưu đãi, giá thấp giai đoạn đầu để bán sản phẩm khi dự án chưa sẵn sàng. Tuy nhiên, rủi ro là rất lớn cho khách hàng nếu dự án ‘chậm tiến độ’ hoặc không hoàn thiện như cam kết.”

Cùng với đó, Luật sư Lê Ngọc Hoàng cho biết thêm, tuy các giao dịch này được thể hiện dưới hình thức Hợp đồng dân sự nhưng với việc cung cấp thông tin không đầy đủ; bán dịch vụ chưa tồn tại, không có địa điểm rõ ràng; kích hoạt thu tiền khi khách chưa được sử dụng; có dấu hiệu ép buộc, thao túng tâm lý người cao tuổi; chốt hợp đồng, đặt cọc bằng việc “Kích thích tâm lý đám đông và ưu đãi quà tặng…” là mang bản chất của “Bán hàng thiếu lành mạnh” và có thể là căn cứ để Cơ quan điều tra xem xét khởi tố vụ án hình sự với tội danh quy định tại Điều 198 bởi dấu hiệu hành vi “Lừa dối khách hàng” hoặc Điều 174 “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Bộ luật hình sự 2015.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Vụ cụ bà 70 tuổi nghe tư vấn mua nhầm "Thẻ du lịch" gần 300 triệu đồng: Luật sư cho rằng bán "kỳ nghỉ" khi công trình chưa hoàn thiện là thiếu cơ sở pháp lý
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO