Vốn đầu tư công sẽ tiếp tục tập trung cho chương trình mục tiêu quốc gia

Ông Dương Bá Đức, Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cho biết: Năm 2025, vốn đầu tư công tiếp tục tập trung cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, đường cao tốc, dự án trọng điểm, đường ven biển, dự án có tính chất liên kết vùng, liên tỉnh, liên quốc gia có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn khu vực tư nhân trong và ngoài nước và đảm bảo phát triển hài hòa giữa các địa phương, vùng lãnh thổ.

10-28-3-16752176895491106953899-1.png
Ảnh minh họa

Theo đó, ưu tiên đáp ứng nhu cầu vốn để hoàn thành một số đoạn tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2021 - 2025), khởi công mới các Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, cao tốc phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành...

Phát biểu tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2024 vừa diễn ra tại Quảng Ninh, ông Dương Bá Đức cũng cho biết: Nguồn vốn đầu tư công trong năm 2024 tiếp tục tập trung cho các dự án quan trọng quốc gia, đặc biệt là các dự án cao tốc nhằm tạo không gian phát triển.

Cụ thể, năm 2024, vốn ngân sách nhà nước bố trí khoảng 101 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương khoảng hơn 79 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 22 nghìn tỷ đồng cho 9 dự án quan trọng quốc gia ngành Giao thông. Bên cạnh các dự án giao thông, các dự án hạ tầng trong lĩnh vực nông nghiệp cũng được quan tâm bố trí vốn làm động lực cho phát triển sản xuất bền vững, tăng cường năng lực phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đại diện Vụ Đầu tư cũng cho biết: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành của Quốc hội và sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia bước đầu đạt được những kết quả tích cực; vốn đầu tư công đóng vai trò quan trọng để tiếp tục hoàn thành mục tiêu của các chương trình mục tiêu đề ra. Năm 2024, ngân sách trung ương bố trí 27,2 nghìn tỷ đồng để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Qua triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn, miền núi được cải thiện nhiều.

Tuy nhiên, theo ông Dương Bá Đức, việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập như các vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng tại một số địa phương, thủ tục điều chỉnh chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước; vướng mắc về vật liệu xây dựng cho thi công, nguồn vật liệu đất đắp nền đường...

Cùng với đó, việc hoàn thiện thể chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia từ Trung ương đến địa phương còn chậm, chưa đồng bộ, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các khâu từ phân bổ, giao kế hoạch thực hiện và giải ngân vốn thực hiện tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương...

Tổng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 được Quốc hội quyết nghị, Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là 678 nghìn tỷ đồng bao gồm vốn ngân sách trung ương là 246 nghìn tỷ đồng (vốn trong nước là 225,5 nghìn tỷ đồng, vốn nước ngoài là 20 nghìn tỷ đồng) và vốn ngân sách địa phương là 432,3 nghìn tỷ đồng.

Trong số đó, vốn ngân sách trung ương bố trí cho các dự án, nhiệm vụ thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia là 27 nghìn tỷ đồng, bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án cao tốc, liên vùng, đường ven biển, dự án trọng điểm khác là hơn 118 nghìn tỷ đồng. Kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương năm 2024 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ là hơn 68 nghìn tỷ đồng; kế hoạch vốn các năm được cho phép kéo dài là 56 nghìn tỷ đồng.

Tổng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 đưa vào nền kinh tế hơn 802 nghìn tỷ đồng, cao hơn bình quân các năm (năm 2021 là 607,6 tỷ đồng, năm 2022 là 734,2 nghìn tỷ đồng, năm 2023 là năm lượng vốn đầu tư công đưa vào nền kinh tế lớn nhất để phục hồi nền kinh tế sau dịch COVID-19). Đây là một nguồn lực quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các ngành nghề, lĩnh vực phát triển mạnh mẽ hơn.

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết: Tính đến hết tháng 11/2024, ước cả nước giải ngân được hơn 410.953 tỷ đồng, đạt 54,8% kế hoạch, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Kinh tế

Xanh hóa là xu hướng không thể đảo ngược
Thị trường

Xuất khẩu xanh - xu hướng tất yếu của thương mại toàn cầu

Chính sách nhập khẩu của nhiều nước không chỉ tập trung vào mục tiêu giảm phát thải mà còn đặt ra tiêu chuẩn khắt khe hơn về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường. Bởi vậy, chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn bền vững của nước nhập khẩu là vấn đề "sống còn" với nền kinh tế Việt Nam.

Nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt phát triển công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương là một trong những địa phương phát triển mạnh về công nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Để tự chủ nguồn nguyên liệu, Bình Dương đã và đang xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành, thu hút nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh luôn quan tâm và chú trọng đưa ra cơ chế hợp lý, chú trọng dồn nguồn lực tập trung cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.

Nguồn cung khan hiếm khiến các dự án bất động sản hạng sang tại Trung tâm Thủ Thiêm trở nên đắt giá
Bất động sản

Nguồn cung khan hiếm khiến các dự án bất động sản hạng sang tại Trung tâm Thủ Thiêm trở nên đắt giá

Trong bối cảnh Thủ Thiêm được định hình là trung tâm tài chính và thương mại của thành phố, sự khan hiếm nguồn cung đất đẹp cùng với các dự án hạng sang được quy hoạch bài bản đã khiến giá trị bất động sản tại khu vực này có xu hướng tăng qua các năm, điển hình là dự án The Metropole Thủ Thiêm với mức tăng giá vượt kỳ vọng trong 2 năm qua.

Tạo động lực cho sản xuất theo hướng bền vững, tuần hoàn
Kinh tế

Tạo động lực cho sản xuất theo hướng bền vững, tuần hoàn

Thời gian qua, với sự quyết tâm, nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp, hoạt động khuyến công khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Từ đó, góp phần khuyến khích cơ sở công nghiệp nông thôn tích cực đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tạo động lực cho sản xuất theo hướng bền vững, tuần hoàn.

Gắn chặt hỗ trợ sản xuất với xúc tiến thương mại
Kinh tế

Gắn chặt hỗ trợ sản xuất với xúc tiến thương mại

Thời gian qua, hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã góp phần khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm. Định hướng thời gian tới sẽ lồng ghép nguồn vốn khuyến công và xúc tiến thương mại để kết nối thị trường tiêu thụ, đặc biệt là quan tâm đến các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí khuyến công
Kinh tế

Quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí khuyến công

Nhằm phát huy hiệu quả của hoạt động khuyến công trong thời gian tới, các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên mong muốn Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương tiếp tục quan tâm, gỡ khó về nguồn lực, chính sách, cơ sở hạ tầng; đặc biệt là nguồn kinh phí thực hiện hoạt động khuyến công.

Thời gian quan, khuyến công Bình Dương góp phần tạo động lực phát triển bền vững kinh tế nông thôn trong tỉnh. Nguồn: ITN
Kinh tế

Góp phần tạo động lực phát triển bền vững kinh tế nông thôn

Thời gian qua, chính sách khuyến công tại Bình Dương đã và đang mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, góp phần tạo động lực cho sự phát triển bền vững của kinh tế nông thôn trong tỉnh. Với những giải pháp cụ thể được đề xuất, chúng tôi tin tưởng rằng, các cơ sở công nghiệp nông thôn tại Bình Dương sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Khuyến công là “đòn bẩy” huy động nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn. Nguồn: ITN
Kinh tế

“Đòn bẩy” huy động nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn

Hoạt khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy, các đề án, nhiệm vụ được triển khai phù hợp với nhu cầu thực tiễn, góp phần tạo sự liên kết, khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Vai trò của khuyến công được khẳng định là đòn bẩy trong việc huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn để góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh nhà.

Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Thụy Điển
Kinh tế

Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Thụy Điển

Trước việc Thụy Điển vừa thông báo thu hồi hạt điều nghi chứa mảnh thủy tinh nhỏ gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng, ngày 3.12, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đưa ra thông tin lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang thị trường này.

Thu hoạch mủ cao su. Ảnh: ITN
Doanh nghiệp

Phân bón Đầu Trâu giúp nâng cao chất lượng mủ cao su

Để khai thác cây cao su hiệu quả, nhất là nâng cao chất lượng mủ, bà con nhà vườn cần chú ý nên chọn các sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây cao su có hàm lượng kali cao, và có bổ sung trung vi lượng như Đầu Trâu cao su kinh doanh - một sản phẩm của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền.