Với bài luận 800 chữ, nữ sinh Việt xuất sắc trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa

Đang ngồi học trong lớp, Tống Ngọc Khánh Linh vỡ òa khi nhận được mail thông báo trúng tuyển Đại học Thanh Hoa  - Trung Quốc. Nữ sinh gọi đây là kỳ tích, bởi vào được ngôi trường danh giá này là điều em chưa bao giờ dám nghĩ đến. 

Đỗ Đại học Thanh Hoa chỉ sau 1 tháng chuẩn bị hồ sơ

Với Khánh Linh, việc nộp hồ sơ vào Đại học Thanh Hoa - ngôi trường đại học top đầu thế giới và số 1 châu Á là quyết định có phần liều lĩnh và đôi chút mạo hiểm. Cơ hội vào trường khá "mỏng manh", thí sinh phải vượt qua các vòng tuyển chọn gắt gao, cũng như cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh từ các quốc gia khác. Được biết, hàng năm, Đại học Thanh Hoa chỉ tuyển khoảng 150 sinh viên quốc tế hệ đại học. 

img_2335 (1).jpg -0
Khánh Linh nhìn nhận việc đỗ Đại học Thanh Hoa như một kỳ tích (Ảnh: NVCC)

Trước đó, nữ sinh lớp 12B11, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai đã đăng profile cá nhân lên một cộng đồng học tập để xin tư vấn chọn trường nộp hồ sơ du học. Linh khá bất ngờ khi bảng thành tích được đánh giá cao, và nhiều khán giả  để lại bình luận nên vào Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc).

"Nộp hồ sơ vào Thanh Hoa như một cơ duyên, bởi trước giờ em không tự tin vào khả năng học tập của bản thân. Tuy vậy, em vẫn quyết định đăng ký để thử sức, bởi tâm lý trượt cũng không mất gì. Kết quả đạt được lại vô cùng ngọt ngào và nằm ngoài sức tưởng tượng", Linh xúc động.

Được biết, Khánh Linh trúng tuyển vào Viện Kỹ thuật công trình của Đại học Thanh Hoa. Ngôi trường được mệnh danh "Harvard châu Á" yêu cầu ứng viên có chứng chỉ Hán ngữ quốc tế (HSK, gồm 6 bậc) cấp 5 trở lên, chứng chỉ tiếng Anh, học bạ, hai thư giới thiệu kèm video về bản thân và một bài luận 800 chữ. Linh chuẩn bị tất cả những yêu cầu này chỉ vỏn vẹn trong vòng 1 tháng. 

Với bài luận 800 chữ, Linh thể hiện hình ảnh một nữ sinh trường cá tính, tự chủ trong cuộc sống và học tập. Bài luận cũng nói về cơ duyên gặp gỡ, sự tác động của tiếng Trung đến cuộc sống của Linh cùng kế hoạch học tập trong 4 năm với những mục tiêu, định hướng cụ thể. 

Trong video kéo dài 3 phút, nữ sinh mô tả các thế mạnh của bản thân như giỏi giao tiếp, có tính kỷ luật cao và nghiêm túc trong công việc... Từ đó, em cam kết sẽ trở thành người đóng góp tích cực vào mối quan hệ ngoại giao của Trung Quốc - Việt Nam. Video cũng lồng ghép hành trình định hình và lựa chọn ngành học Linh đang theo đuổi. 

Quá trình hoàn thiện hồ sơ, Khánh Linh chủ động kết nối và nhờ bạn bè Trung Quốc sửa văn phong bài luận để mượt mà, bay bổng hơn. Tích cực giao tiếp với bạn bè quốc tế cũng giúp khả năng phản xạ ngoại ngữ của nữ sinh được nâng cao. 

Tiếng Trung là "thần dược" xóa bỏ mặc cảm về bản thân

Từ bé, Khánh Linh đã có sở thích xem phim và tự nói chuyện một mình bằng tiếng Trung. Tuy vậy, em chưa bao giờ nghĩ mình sẽ rời khỏi Việt Nam để đi du học.

Đến một ngày, Linh xem được video của một Vlogger (tên gọi chung của những người chuyên tạo dựng nội dung bằng video và đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội - PV) về cuộc sống của du học sinh tại Trung Quốc. Cảm thấy thú vị, em nhen nhóm ý định du học và bắt đầu gắn bó với tiếng Trung một cách bài bản, chuyên sâu.

img_2340 (1) (1).jpg -0
Khánh Linh luôn yêu thích các môn ngoại ngữ (Ảnh: NVCC)

Linh nhìn nhận tiếng Trung như một loại "thần dược", bởi giúp em xóa bỏ mặc cảm, tự ti về năng lực bản thân, cũng như tạo nhiều cơ hội mới trong học tập.

"Trước đó, em luôn cảm thấy mình không nổi bật, không có bất kỳ thành tích đặc biệt nào. Tiếng Trung đến như một bước ngoặt để em tự tin hơn vào khả năng của mình và bứt phá khỏi vùng an toàn. Nhờ đó, em gặt hái được những thành tựu mà ngày xưa chưa bao giờ nghĩ đến", nữ sinh cho biết. 

Tính đến nay, Khánh Linh là chủ nhân bảng thành tích đáng nể như HSK6 HSKK CC 79; Giải Ba Học sinh giỏi thành phố môn tiếng Trung; Giải Ba cuộc thi “Người kể chuyện: "Giấc mơ Trung Hoa"; Giấy chứng nhận tham gia Tranh biện tiếng Hoa do Câu lạc bộ tiếng Trung trường Đại học Ngoại Thương tổ chức....

Quá trình học tiếng Trung, Khánh Linh không gặp nhiều khó khăn bởi thật sự yêu thích và có thiên phú học ngoại ngữ. Em tận hưởng việc học, chỉ học khi cảm thấy thoải mái và không ép bản thân phải nhồi nhét nhiều kiến thức, hay luyện nhiều dạng đề trong khoảng thời gian nhất định. 

img_4395.jpg -0
Bên cạnh tiếng Trung, Khánh Linh học song song tiếng Anh, tiếng Hàn và tham gia các hoạt động ngoại khóa (Ảnh: NVCC)

Ngoài tiếng Trung, Khánh Linh cũng học song song tiếng Anh và tiếng Hàn. Cả 3 ngôn ngữ em đều học tốt. Bên cạnh đó, nữ sinh cũng đạt nhiều bằng khen, giấy chứng nhận tham gia năng nổ các hoạt động ngoại khóa. 

Linh tâm sự, em nhận được nhiều câu hỏi tại sao có thể học tốt cùng lúc nhiều ngôn ngữ. Bí kíp nằm ở việc Linh thật sự yêu thích và tình nguyện phân chia thời gian học cho từng bộ môn. Khi đã có tình yêu sẽ thôi thúc quyết tâm để thực hiện. 

"Một ngày có 24 tiếng, em sẽ phân chia thời gian đủ để có thể đảm bảo việc học tập, học ngoại ngữ mà còn tham gia được các hoạt động ngoại khóa. Nếu biết cách sắp xếp và quản lý thời gian, em tin ai cũng sẽ thực hiện được những mục tiêu mình đặt ra.

Ước mơ của em là được đi du lịch vòng quanh thế giới, được tiếp cận với các nền văn hóa mới và làm quen bạn bè quốc tế. Nên em luôn đề cao việc học ngoại ngữ. Biết nhiều thứ tiếng cũng tạo thêm cơ hội công việc và có thu nhập tốt hơn", nữ sinh THPT Nguyễn Thị Minh Khai chia sẻ.

img_5426 (1).jpg -0
Bí kíp giúp Linh học tốt nhiều ngoại ngữ nằm ở sự yêu thích và biết cách phân chia thời gian (Ảnh: NVCC)

Cũng theo Khánh Linh, chìa khóa thành công là biết mình muốn gì, cần làm gì và chủ động. Khi hiểu được ước mơ của bản thân, bạn sẽ không rơi vào trạng thái trì trệ, mông lung và mất phương hướng. Và cần tính chủ động trong công việc để nắm bắt tình thế cũng như dự phòng những rủi ro có thể xảy ra. 

Nói về gia đình, Linh cho biết bố mẹ luôn động viên và ủng hộ các quyết định của em, với tâm niệm "Con có thể đi bất kỳ đâu, thậm chí đến một đất nước xa xôi, chỉ cần có sự chuẩn bị và kế hoạch rõ ràng". Được lớn lên trong môi trường đầy ắp sự thấu hiểu, yêu thương là động lực thúc đẩy cô gái nhỏ luôn cố gắng, phấn đấu để phát triển trong tương lai. 

img_9999 (1) (1).jpg -0
Với Khánh Linh, gia đình giữ một vị trí quan trọng và là động lực thúc đẩy bản thân tiến lên trong tương lai (Ảnh: NVCC)

Hiện Khánh Linh đã sẵn sàng "lên dây cót" cho một chặng đường mới và đang trong quá trình chuẩn bị sang Trung Quốc nhập học. Nữ sinh kỳ vọng bước chân vào cánh cổng Thanh Hoa sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm tại nền văn hóa mới, cũng như được thử sức với các hoạt động ngoại khóa đầy thú vị. 

Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm
Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm

Các vị trí "tuyển sinh, đào tạo; phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh; thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục; quản lý đề án, dự án; phân bổ, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học"... sẽ cần phải thay đổi định kỳ theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.