Vô tình phát hiện suy thận phải lọc máu cấp cứu khi đi viện do viêm ruột thừa

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ thông tin, tiếp nhận điều trị người bệnh T.T.N.Y (38 tuổi, huyện Cẩm Khê) bị bệnh viêm ruột thừa cấp, trong quá trình thăm khám điều trị phát hiện suy thận, phải kết hợp lọc máu cấp cứu.

Khai thác tiền sử bệnh nhân cho biết, người bệnh T.T.N.Y do không đi khám định kỳ, nên chưa được phát hiện bệnh lý gì. Do đau bụng kèm theo buồn nôn, nôn, cảm giác gai rét nên bệnh nhân đã đến bệnh viện điều trị.

Vô tình phát hiện suy thận phải lọc máu cấp cứu khi đi viện do viêm ruột thừa -0
Hình ảnh siêu âm ruột thừa và thận của bệnh nhân trước và sau khi điều trị
 ( Ảnh: BVCC)

Khi thăm khám, người bệnh sốt 38 độ C, không khó thở, không phù; da, niêm mạc hồng; đau bụng quanh rốn và hố chậu phải, có phản ứng thành bụng; Tim nhịp đều, phổi không ran, bụng mềm.

Tuy nhiên, kết quả siêu âm ổ bụng cho thấy hình ảnh viêm ruột thừa và hai thận có hình ảnh bệnh thận mãn tính; kết quả xét  nghiệm cho thấy  bạch cầu tăng cao (27G/L), Hồng cầu (4,0T/L), huyết sắc tố giảm (118g/l), chức năng thận (Ure máu tăng cao 33 mmol/l, Creatinin tăng cao (731 µmol/l), kali máu tăng (5,6 mmol/l).

Người bệnh được chẩn đoán: viêm ruột thừa cấp – TD đợt cấp bệnh thận mạn – Rối loạn điện giải.

Theo đó, người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt ruột thừa viêm, điều trị theo phác đồ bao gồm: truyền dịch, kháng sinh, điều chỉnh rối loạn nước điện giải, áp dụng chế độ ăn giảm đạm và bổ sung ketoamin kết hợp lọc máu cấp cứu.

Sau 10 ngày điều trị, tình trạng người bệnh đã ổn định, vết mổ khô, không sốt, mức creatinin máu tương đương suy thận độ 2, được ra viện dùng thuốc theo đơn và tái khám định kỳ.

Bác sĩ Ngô Thị Hương trực tiếp điều chị cho người bệnh chia sẻ: “Bệnh thận mạn được vô tình phát hiện khi người bệnh bị viêm ruột thừa”.

Quá trình điều trị tích cực đã giải quyết tốt bệnh chính, đồng thời với hồi phục chức năng thận. Bệnh thận mạn tiến triển thường âm thầm, nặng dần, nhiều bệnh nhân khi tiến triển đến giai đoạn cuối mới được phát hiện.

Do chi phí điều trị rất lớn, chất lượng cuộc sống không cao. Vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh thận để có kế hoạch điều trị kịp thời, đúng đắn là vấn đề hết sức quan trọng.

Bác sĩ Hương lưu ý, các triệu chứng bệnh thận thường nghèo nàn, dễ bị bỏ qua. Để sớm phát hiện bệnh, người dân nên thực hiện khám định kỳ 6 tháng – 1 năm/ 1 lần.

Bên cạnh đó, khi phát hiện có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến bệnh lý thận như: Đau vùng thắt lưng, đau trên xương mu hoặc bất thường về tiểu tiện…. cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đồng thời, cần chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình bằng cách khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín.

Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.