Vở độc diễn "Những thân thể nhiễm độc" dựa theo câu chuyện cuộc đời bà Trần Tố Nga

Ngày 15.11, Viện Pháp tại Việt Nam và đoàn kịch Lumière d’Août sẽ giới thiệu vở kịch “Những thân thể nhiễm độc” của đạo diễn Pháp gốc Việt Marine Bachelot Nguyễn, dựa theo câu chuyện về cuộc đời bà Trần Tố Nga.

"Vào mùa xuân năm 2019, trong lúc đang viết vở Circulations Capitales (Lưu chuyển ký ức, hồi ký gia đình Pháp - Việt - Nga), tôi đã đọc cuốn Ma Terre empoisonnée (Mảnh đất bị nhiễm độc của tôi), tự truyện của bà Trần Tố Nga. Số phận đầy biến cố của phụ nữ này đã làm tôi thấy rất ấn tượng và cảm động", biên kịch và đạo diễn Marine Bachelot Nguyen chia sẻ cơ duyên thực hiện vở kịch Những thân thể nhiễm độc.

nhung-than-the-nhiem-doc-tphcm-6909-5274.jpg

Theo Marine Bachelot Nguyen, đó là câu chuyện của một người đã sống qua suốt một thời kỳ lịch sử Việt Nam - từ một đứa trẻ trong cuộc chiến tranh giành độc lập đến một chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, rồi sang Pháp sinh sống vào những năm 1990.

Giống như hàng triệu người dân khác bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam, ở tuổi nghỉ hưu, bà Trần Tố Nga nhận thức được gốc rễ của các vấn đề sức khỏe của mình và đã tiến hành một cuộc đấu tranh mang tính lịch sử. Bà kiện khoảng 15 công ty hóa chất nông nghiệp của Mỹ, đòi họ phải chịu trách nhiệm về việc sản xuất chất độc gây ra ô nhiễm đất và ảnh hưởng đến sức khỏe con người qua nhiều thế hệ. Bà yêu cầu bồi thường cho bản thân và cho các nạn nhân chất độc da cam khác.

Tháng 6.2019, Catherine Blondeau, Giám đốc nhà hát Grand T (Pháp) mời Marine Bachelot Nguyen tham gia Festival Nous Autres về chủ đề nam giới và nữ giới. Marine Bachelot Nguyen đã có một bài tham luận ngắn xung quanh bà Trần Tố Nga, hiện thân của một “phụ nữ thế giới”.

"Thời gian trôi qua, nhưng câu chuyện về người phụ nữ này vẫn đọng lại trong tôi. Mùa hè năm 2020, Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đã kêu gọi các nghệ sĩ gốc Việt tham gia vận động trực tuyến ủng hộ bà Trần Tố Nga và những nạn nhân chất độc da cam. Đây là cơ hội để tôi có thể gặp bà ấy lần đầu tiên. Cuối cùng, sau nhiều lần giãn cách xã hội, chúng tôi đã có thể gặp nhau trực tiếp và trò chuyện cùng nhau", Marine Bachelot Nguyen chia sẻ.

Marine Bachelot Nguyen thừa nhận, sự phản kháng của người phụ nữ này, trong suốt cả cuộc đời, để chống lại các thế lực thực dân, đế quốc và tư bản, đối với cô là một mẫu mực. Tiểu sử và các cuộc đấu tranh của bà giúp chúng ta có thể tiếp cận với các trang cơ bản của lịch sử đương đại, trong sự đan xen của các phương diện chính trị, kinh tế, con người và hệ sinh thái.

"Với tư cách là đạo diễn, mục tiêu của tôi là tạo ra một màn độc thoại truyền cảm và độc đáo, tái hiện xuyên suốt các thời kỳ, tạo ra cầu nối và những điều bất ngờ. Điều khiến tôi quan tâm không phải là bộ phim tiểu sử được thần thánh hóa mà là cách cơ thể và tâm hồn của người phụ nữ này sẽ kể câu chuyện cho khán giả. Làm thế nào mà lịch sử và thế giới lại chảy trong cơ thể ấy, trong từng tế bào và cả trong trí tưởng tượng của bà", Marine Bachelot Nguyen nhìn nhận.

web-nos-corps-empoisonnes-sorbonne-2023-56-3083-7211.jpg
Vở kịch đã được công diễn tại Liên hoan sân khấu Avignon, Pháp

Từ đây, Những thân thể nhiễm độc ra đời, dưới hình thức độc diễn, dẫn dắt khán giả đắm chìm vào câu chuyện của bà Trần Tố Nga, con người suốt đời dấn thân vào nhiều cuộc chiến: cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc, cuộc chiến bảo vệ nữ quyền, bảo vệ hệ sinh thái…

Được hóa thân bởi một nữ diễn viên trẻ, câu chuyện được kể đan xen với các phần trình diễn, văn bản, video, hình ảnh về cuộc đời của bà Trần Tố Nga. Vở kịch tái hiện hình ảnh những con người bị tổn thương và bị nhiễm độc bởi bi kịch lịch sử nhưng luôn kiên cường đấu tranh.

Angélica - Kiyomi Tisseyre Sékiné, nữ diễn viên trẻ người Pháp gốc Nhật - Việt, thủ vai nhân vật Trần Tố Nga, nhưng đồng thời cũng là hiện thân của những tiếng nói khác: tiếng nói của quá khứ, tiếng nói tại phiên tòa đang diễn ra...

Vở diễn được kể ở ngôi thứ nhất, tái hiện nhiều mốc thời gian, độ tuổi khác nhau và cho khán giả thấy được sự khác biệt của từng thời kỳ. Khi tham gia vở kịch này, Angélica có cùng độ tuổi với nhân vật Trần Tố Nga khi bà là chiến sĩ ở vùng du kích, cùng độ tuổi với rất nhiều thanh niên cùng bà gia nhập Hội Nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam.

Vở kịch có thời lượng 1 giờ 20 phút, được trình diễn tại các nhà hát, sân khấu lớn nhỏ khác nhau, với hệ thống phối cảnh, video được dựng bằng cách kết hợp những hình ảnh tư liệu xưa và nay. Những hình ảnh trong các cuộc phỏng vấn của bà Trần Tố Nga được trau chuốt và chọn lọc để phù hợp với vai diễn của nghệ sĩ, nhằm mang lại cảm giác mới lạ cho vở kịch.

Vở kịch chính thức công diễn tối 5.11, tại IDECAF, thành phố Hồ Chí Minh; tối 9.11, tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Đà Nẵng và tối 15.11, tại Trường Pháp quốc tế Alexandre Yesin, Long Biên, Hà Nội.

Văn hóa - Thể thao

Y Bây - Vị trưởng buôn Ê Đê đam mê truyền thụ âm nhạc dân tộc cho lớp trẻ
Văn hóa

Y Bây - Vị trưởng buôn Ê Đê đam mê truyền thụ âm nhạc dân tộc cho lớp trẻ

Y Bây Kbuôr (SN 1981) được biết đến là trưởng buôn trẻ nhiệt huyết của buôn Kmrơng Prong A (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Thời gian qua, anh đã nỗ lực tuyên truyền, vận động bà con trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là gương điển hình trong các hoạt động dẫn dắt truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ người đồng bào Ê Đê thêm yêu nhạc cụ dân tộc.

Tính quốc tế và tinh thần Việt trong mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Tính quốc tế và tinh thần Việt trong mỹ thuật

Hội nhập không chỉ mang lại cơ hội để các nghệ sĩ Việt Nam tiếp xúc, học hỏi từ các nền văn hóa khác mà còn đặt ra thách thức về bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Bản sắc mỹ thuật trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với cộng đồng nghệ sĩ thời kỳ này.

Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay
Văn hóa

Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay

Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, với tài năng sáng tạo xuất sắc, lòng yêu nước thiết tha và tư tưởng cách mạng vững vàng, Nguyễn Đình Thi đã để lại cho chúng ta một di sản văn hóa, văn nghệ to lớn, phong phú, có sức sống lâu bền.

Tiếp lửa nghệ thuật truyền thống
Văn hóa - Thể thao

Tiếp lửa nghệ thuật truyền thống

Nghệ thuật truyền thống là một phần quan trọng của di sản văn hóa, mang theo giá trị lịch sử, tâm hồn và tinh hoa của văn hóa dân tộc. Đào tạo, truyền dạy nghệ thuật truyền thống không chỉ giúp bảo tồn giá trị quý báu mà còn phát triển, làm phong phú thêm văn hóa đương đại.

Ngày Việt Nam tại Ảrập XêÚt: Quảng bá văn hóa Việt tại Trung Đông
Văn hóa - Thể thao

Ngày Việt Nam tại Ảrập XêÚt: Quảng bá văn hóa Việt tại Trung Đông

Riyadh - thủ đô Ảrập XêÚt sẽ trở thành điểm dừng chân tiếp theo của chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024. Với chủ đề “Hội tụ tinh hoa ngàn năm văn hóa - Vươn mình trong kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng”, đây là cơ hội đặc biệt để văn hóa Việt Nam lan tỏa sâu rộng tại khu vực Trung Đông.

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng
Văn nghệ

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng

Tối mai, 12.12, tại Nhà hát Hồ Gươm sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật “Giai điệu tri ân” do Agribank tổ chức. Sự kiện là lời cảm ơn sâu sắc từ Agribank gửi đến những khách hàng, đối tác và cộng đồng - những người đã đồng hành, sẻ chia và cùng kiến tạo những giá trị bền vững trong suốt hành trình phát triển.