Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Liên kết các doanh nghiệp tạo chuỗi, cụm

Trên tinh thần đề ra, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, một cửa liên thông và hoàn thiện môi trường kinh doanh thu hút các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; triển khai các hoạt động hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đồng thời, dành nhiều hỗ trợ các doanh nghiệp tăng năng suất lao động, bảo đảm chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng đủ điều kiện kết nối vào chuỗi cung ứng. Phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Bộ Công thương thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp hỗ trợ kết nối, liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp FDI”.

2535-hondavn06062017.jpg
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Ảnh: An Hạ

Đặc biệt, chú trọng hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với nhau tạo thành chuỗi, cụm chi tiết đáp ứng những yêu cầu cao, khắt khe của thị trường, gia tăng khả năng cạnh tranh trong các chuỗi cung ứng; chủ động nâng cao năng lực quản trị, trình độ kỹ thuật và tái cấu trúc sản xuất dựa trên chuyển đổi số, cải thiện kỹ năng, trình độ nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, ban hành nhiều cơ chế, chính sách như Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về một số biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh quy định về hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3663/QĐ-UBND về ban hành chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021 - 2025, với tổng số tiền hỗ trợ trên 94,7 tỉ đồng.

Nghiên cứu phát triển các ứng dụng, chuyển giao, đổi mới

Về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng không ngừng nỗ lực khẳng định mình. Công ty TNHH Hitachi Astemo Vĩnh Phúc (xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên) đã chủ động đầu tư, cải tiến trang thiết bị, mời các chuyên gia người Nhật Bản sang hướng dẫn kỹ thuật, phương pháp làm việc tiên tiến; tổ chức các khóa học nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động, đặc biệt là các khóa học huấn luyện tại nước ngoài.

Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn có lãi suất ưu đãi, Công ty TNHH sản xuất thương mại Thành Tiến - chi nhánh Vĩnh Phúc đầu tư vào cụm công nghiệp Đồng Sóc (Vĩnh Tường) đã đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, với tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 100 tỷ đồng, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định uy tín, tạo dựng niềm tin với các khách hàng tiềm năng. Các sản phẩm phanh đĩa, phanh cơ của doanh nghiệp không chỉ cung cấp theo đơn đặt hàng của các công ty như Honda Việt Nam, Yamaha Việt Nam, Suzuki Việt Nam, Piaggio Việt Nam mà còn xuất khẩu sang thị trường các nước Mỹ, Italia, Nhật Bản, Philippines.

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ; trên 70 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm cho các tập đoàn lớn; 4 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy hoàn chỉnh là Công ty Toyota Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam, Công ty Deawoo Bus, Công ty Piaggio Việt Nam. Đây là các doanh nghiệp giữ vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí, chế tạo nói chung và ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy nói riêng phát triển. Với ngành điện tử, số lượng doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 cho các công ty đầu chuỗi như Samsung, LG, Panasonic tăng nhanh.

Để thực hiện được những mục tiêu đặt ra, UBND tỉnh giao các sở, ngành, địa phương tăng cường liên kết vùng về công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia triển lãm quốc gia, quốc tế phù hợp với các doanh nghiệp và thế mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh.

Song song với đó, nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất, thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp.

Tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu đến năm 2025, cả tỉnh có trên 50 doanh nghiệp lĩnh vực linh kiện phụ tùng đủ điều kiện trở thành nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 cho các hãng sản xuất ô tô, xe máy, điện, điện tử hoàn chỉnh và cung ứng một phần cho các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn hoặc xuất khẩu; 10 doanh nghiệp trong nước sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có thể tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn kinh tế lớn, sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế và tham gia thị trường xuất khẩu.

Trên đường phát triển

Cánh đồng hoa Tam giác mạch rộng 2ha dưới chân núi Đôi Cô Tiên
Địa phương

Hương sắc hoa Tam giác mạch ở cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn

Nhắc đến Hà Giang, hẳn du khách đều có ấn tượng về một Hà Giang đẹp, thơ mộng với những danh lam, thắng cảnh, về văn hóa, con người mang bản sắc rất riêng, độc đáo. Ở Quản Bạ, huyện cửa ngõ Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, mỗi mùa lại có một nét đẹp đặc trưng về thiên nhiên, cảnh sắc cũng như lễ hội.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Tùng
Địa phương

Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối Sân bay Long Thành

Để phục vụ khai thác Sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào năm 2026 – sân bay lớn nhất cả nước, một trong 2 lợi thế lớn, tỉnh Đồng Nai đã chủ động lựa chọn một số khu vực được quy hoạch chức năng thương mại dịch vụ để đầu tư trước; tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với sân bay bằng việc kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ nguồn vốn thực hiện một số dự án như: Dự án Tiêu thoát nước khu vực ngoài Sân bay Long Thành (giai đoạn 1)...; kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đầu tư tuyến quốc lộ 20B (đường ĐT 769E), nút giao với đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây để tạo thêm hướng kết nối khu vực phía Bắc Sân bay Long Thành…

Kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại các chợ
Địa phương

Hà Nội triển khai đồng bộ các giải pháp

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tại các chợ trên địa bàn TP. Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội sẽ cùng các sở, ngành tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước về ATTP.

Thái Nguyên: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè an toàn
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè an toàn

Chè là một trong những cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương trên cả nước. Các sản phẩm chè Việt Nam không chỉ phục vụ tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm chè phục vụ xuất khẩu. Góp phần tiêu thụ nguyên liệu chè cho người dân từ đó mở rộng, phát triển diện tích trồng chè tại các địa phương.

Cập Nhật kiến thức cho bà con dân tộc thiểu số. Ảnh: P.Tiến
Trên đường phát triển

Nỗ lực để người dân sớm “an cư”

Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719) là một dự án quan trọng, góp phần giải quyết nhu cầu cấp thiết cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn sớm ổn định và yên tâm phát triển sản xuất. Thực hiện Dự án 1, huyện Nghĩa Đàn đã giải ngân 100% nguồn vốn, giải quyết kịp thời khó khăn để người dân “an cư lạc nghiệp”.

Hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp
Trên đường phát triển

Hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh phấn đấu từ nay đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông lâm thủy sản bình quân đạt 2 - 3%/năm; đến năm 2030, tỷ lệ giá trị sản xuất ứng dụng công nghệ cao đối với nông nghiệp đạt 50%, thủy sản đạt 55% và lâm nghiệp đạt 30%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 - 1,5%/năm.

Thái Nguyên: Huyện Đại Từ tiến tới xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Huyện Đại Từ tiến tới xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

Từ nền tảng được công nhận danh hiệu “Huyện Đại Từ đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023”, huyện đang tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, quyết tâm nâng chất các tiêu chí NTM, tiến tới mục tiêu hoàn thành xây dựng huyện đạt chuẩn huyện NTM nâng cao.

Cây chè giữ vai trò chủ lực trong giảm nghèo
Trên đường phát triển

Cây chè giữ vai trò chủ lực trong giảm nghèo

Từ nhiều năm nay, với vai trò cây trồng chủ lực, cây chè đã góp phần tích cực trong giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt tại các xóm, xã miền núi, vùng cao của tỉnh Thái Nguyên. Từ sản xuất, kinh doanh chè, các địa phương đã phát huy nội lực, tạo sức bật cho tăng trưởng, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng NTM. 

Xưởng xe tơ của gia đình thôn Cổ Chất 1
Địa phương

Xây dựng thương hiệu, bảo tồn tinh hoa làng nghề

Nam Định là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống đã đăng ký nhãn hiệu tập thể, trong đó phải kể đến nghề ươm tơ dệt lụa; tuy nhiên, nghề ươm tơ dệt lụa hiện đang có nguy cơ mai một và tỉnh Nam Định đang khẩn trương triển khai Dự án Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề Cổ Chất, với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh hoa của nghề truyền thống này. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong Kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2021 - 2030 của UBND tỉnh Nam Định.

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế
Trên đường phát triển

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế

Đến hết năm 2024, toàn tỉnh Thái Nguyên có 100% xã thuộc 3 thành phố và 5 huyện đạt chuẩn NTM. Tại huyện vùng cao Võ Nhai, còn 5 xã đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, sớm hoàn thành các tiêu chí NTM trong những năm tới. Trong năm, huyện đã dành hơn 9 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông

Thị trường tiêu thụ và giá bán chè dịp cuối năm luôn ở mức cao, vì vậy hầu hết các hộ sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để những vườn chè tiếp tục trổ búp bất chấp thời tiết lạnh giá.

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỉ đồng cho công nghiệp hỗ trợ. ẢNh: ITN
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỷ đồng cho công nghiệp hỗ trợ

Nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, điển hình là Quyết định số 3663/QĐ-UBND về ban hành chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, với tổng số tiền hỗ trợ trên 94,7 tỷ đồng.