Phó Chủ tịch OIKN, ông Mohammed Ali Berawi cho biết, tàu điện truyền thống thường có đường ray, nhưng hệ thống vận tải đường sắt tự động sử dụng cảm biến và đi theo vạch kẻ đường. Do đó, nó sẽ không can thiệp vào các phương thức vận tải khác. Ngoài ra, hệ thống vận tải đường sắt tự động mang tên ART này sử dụng công nghệ phát hiện ánh sáng cảm biến và phạm vi (Lidar) cũng như hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
OIKN đang cố gắng thu hút các tổ chức trong và ngoài nước tham gia vào các dự án xây dựng hệ thống giao thông của thành phố thủ đô mới, từ dịch vụ taxi hàng không đến tàu điện không đường ray. Tính đến nay, OIKN đã tiếp nhận 19 ý định thư (LoI) từ các công ty và tổ chức của Trung Quốc. Trong khi đó, 172 trong tổng số 305 LoI đến từ các nhà đầu tư trong nước. Các khoản đầu tư liên quan đến công nghệ vào thủ đô mới Nusantara chủ yếu đến từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Trung Quốc là quốc gia đang đầu tư mạnh vào Indonesia. Số liệu thống kê của chính phủ cho thấy, trong giai đoạn từ tháng 1 - 9.2023, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ hai ở Indonesia với gần 5,6 tỷ USD. Quốc gia này đã giúp Indonesia xây dựng tuyến tàu cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á, được gọi là Whoosh, và là một phần của sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Hiện không có nhiều thông tin về dự án ở thủ đô mới Nusantara, nhưng nhiều nguồn tin cho rằng, Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc (CRRC) đang muốn đầu tư vào dự án tàu điện không đường ray này. Vào năm 2027, CRRC lần đầu tiên công bố dự án tàu điện không đường ray tại Chua Châu.