Thụy Sĩ duy trì chính sách cởi mở đối với đầu tư nước ngoài

Thụy Sĩ là một trong những nước nhận đầu tư nước ngoài lớn nhất và cũng là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới. Vì vậy, cho đến nay Thụy Sĩ vẫn duy trì chính sách cởi mở đối với đầu tư nước ngoài, song cũng hết sức chú trọng đến bảo vệ an ninh quốc gia trong lĩnh vực này.

Quy định kỹ càng để bảo vệ an ninh quốc gia

Hiện tại, chưa có luật áp dụng chung về sàng lọc đầu tư nước ngoài, song Thụy Sĩ có các luật ngành quy định hoặc hạn chế đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, viễn thông, năng lượng hạt nhân, phát thanh và truyền hình và hàng không. Chẳng hạn, đối với đầu tư nước ngoài vào bất động sản, Nhà nước có tính đến các yếu tố chung về tình hình thị trường bất động sản tại một địa điểm nhất định, cũng như mục đích và hoàn cảnh của việc mua bất động sản. Khi cấp phép và giám sát một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, Cơ quan Giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ (FINMA) sẽ tính đến sự tham gia “đủ điều kiện” của nước ngoài khi cấp giấy phép hoạt động...

Một góc Thụy Sĩ. Nguồn: ITN
Một góc Thụy Sĩ. Nguồn: ITN

Theo Luật Cạnh tranh của Thụy Sĩ, việc sáp nhập các doanh nghiệp độc lập hoặc mua lại quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp đối với một doanh nghiệp phải chịu sự kiểm soát của Ủy ban Cạnh tranh Thụy Sĩ nếu đạt đến các ngưỡng nhất định.

Ở Thụy Sĩ, khái niệm an ninh quốc gia không được luật pháp định nghĩa. Hiến pháp nước này và các luật chuyên ngành thường sử dụng thuật ngữ “an ninh nội bộ và bên ngoài”. Điều này bao gồm việc bảo vệ chống lại các mối đe dọa do khủng bố, chủ nghĩa cực đoan bạo lực, dịch vụ tình báo nước ngoài và tội phạm có tổ chức, cũng như bất kỳ hành động hoặc nỗ lực nào khác gây nguy hiểm nghiêm trọng cho mối quan hệ hiện tại của Thụy Sĩ với các quốc gia khác, hoặc nhằm mục đích phá hoại trật tự Hiến pháp hoặc hòa bình. Việc bảo vệ chống lại những mối đe dọa này trùng hợp với khái niệm an ninh quốc gia.

Theo pháp luật Thụy Sĩ, thuật ngữ “trật tự công cộng” bao gồm tất cả các quy tắc không thể thiếu cho sự tồn tại có trật tự của các cá nhân, trong khi thuật ngữ “an ninh công cộng” có nghĩa là sự bất khả xâm phạm của pháp luật, lợi ích hợp pháp của cá nhân (tính mạng, sức khỏe, tự do, tài sản…) và các tổ chức của Nhà nước.

Cập nhật chính sách 

Năm 2018, Quốc hội Thụy Sĩ đã chỉ đạo Hội đồng Liên bang tạo cơ sở pháp lý cho việc sàng lọc các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đến tháng 5.2022, Hội đồng Liên bang trình bày dự thảo sơ bộ của Luật Sàng lọc đầu tư nước ngoài (FISA). Sau khi nhận một số ý kiến lo ngại về khả năng có thể gây khó khăn cho đầu tư của nước ngoài vào nước này, cho đến nay dự thảo vẫn đang được sửa đổi với mục đích làm cho nó trở nên thân thiện hơn với các nhà đầu tư. Dự thảo sửa đổi sẽ được trình lên Quốc hội trong thời gian tới để tranh luận và có thể được thông qua.

Mục đích của FISA là ngăn chặn các mối đe dọa đối với trật tự và an ninh công cộng bắt nguồn từ việc các nhà đầu tư nước ngoài mua lại các công ty trong nước. Hội đồng Liên bang cho rằng, các mối lo ngại chính đến từ các nhà đầu tư dưới sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của một nhà nước nước ngoài. Theo đó, các khoản đầu tư của các nhà đầu tư đó vào một số lĩnh vực kinh tế quan trọng, chẳng hạn như lĩnh vực vũ khí, điện hoặc viễn thông, phải được thông báo và phê duyệt.

Một số luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài tại Thụy Sĩ

Tuy chưa có luật nào quy định việc sàng lọc các khoản đầu tư nước ngoài nói chung, song Thụy Sĩ có một số luật quy định về đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực cụ thể, như Luật Liên bang về việc mua lại bất động sản của người ở nước ngoài (được gọi là “Lex Koller”); Luật Ngân hàng liên bang (hay còn gọi là Luật Ngân hàng Thụy Sĩ) và Luật Liên bang về các tổ chức tài chính (FinIA); Luật Viễn thông liên bang; Luật Năng lượng hạt nhân liên bang; Luật Liên bang về phát thanh và truyền hình; Luật Hàng không liên bang.

Trong khi đó, Luật Liên bang Thụy Sĩ Về cartel và các biện pháp hạn chế cạnh tranh khác quy định việc sáp nhập các doanh nghiệp hoặc thay đổi quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp đối với một doanh nghiệp. Và Luật Cạnh tranh điều chỉnh các giao dịch từ nội địa đến nội địa cũng như từ quốc tế đến nội địa.

Chẳng hạn, đối với bất động sản, Luật Lex Koller cấm các công dân không phải là người Thụy Sĩ mua bất động sản hoặc nắm quyền kiểm soát bất động sản ở nước này, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Trong khi đó, các ngân hàng yêu cầu phải có giấy phép từ FINMA để bắt đầu hoạt động ở Thụy Sĩ. Điều này cũng được áp dụng đối với các ngân hàng nước ngoài thành lập chi nhánh Thụy Sĩ hoặc chỉ định đại diện thường trực tại Thụy Sĩ. Việc thiết lập ảnh hưởng kiểm soát của nước ngoài tại các ngân hàng Thụy Sĩ cũng phải tuân theo quy định của Luật Ngân hàng Thụy Sĩ. FINMA cũng có thể yêu cầu sử dụng tên công ty không biểu thị hoặc gợi ý đặc tính Thụy Sĩ của ngân hàng…

Trong khi đó, Luật Viễn Thông hạn chế quyền tiếp cận thị trường viễn thông của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Cơ quan có thẩm quyền của Thụy Sĩ có thể cấm các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sử dụng tần số vô tuyến... trừ khi các quyền đối ứng cũng được quốc gia cư trú của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cấp. Hay, nước này có thể từ chối cấp giấy phép thông tin vô tuyến cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, trừ khi quyền “có đi, có lại” cũng được quốc gia cư trú của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cấp…

Quốc tế

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ

Sáng 15.1, Tổng thống bị luận tội của Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bị bắt giữ trong một chiến dịch thực thi pháp luật quy mô lớn tại khu phức hợp tổng thống, khiến ông trở thành vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc bị bắt giữ. Mặc dù kiên quyết khẳng định cơ quan chống tham nhũng không có thẩm quyền điều tra hành động của ông nhưng ông đã tuân thủ lệnh bắt giữ để tránh nguy cơ xảy ra xung đột bạo lực.

Sri Lanka nỗ lực thúc đẩy tài chính khí hậu
Quốc tế

Sri Lanka nỗ lực thúc đẩy tài chính khí hậu

Sri Lanka đã và đang đóng vai trò ngày càng tích cực trong diễn ngôn toàn cầu về tài chính khí hậu cho các nền kinh tế “dễ bị tổn thương”. Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake được kỳ vọng tập trung vào việc thiết lập các cơ chế thể chế cần thiết để duy trì những nỗ lực này.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực
Thế giới 24h

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực

Một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza dự kiến sẽ được công bố trong vài giờ tới sau khi đạt được "bước đột phá" vào lúc nửa đêm ngày 13.1 trong các cuộc đàm phán tại Doha với sự tham dự của các phái viên của cả tổng thống Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc năm 2025: Triển vọng và rủi ro
Quốc tế

Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc năm 2025: Triển vọng và rủi ro

Năm 2025 được kỳ vọng là một năm lạc quan cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc sau khi hai nước đã có bước đi mang tính bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi đường hướng mối quan hệ vốn được định hình ​​trong nửa thập kỷ qua. Lần đầu tiên trong lịch sử gần đây, sự thù địch đã lùi lại phía sau, nhường chỗ cho ý định hợp tác. Tuy nhiên, sự trở lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ ảnh hưởng tới tiến trình "tan băng" của mối quan hệ này.

Syria trước cơ hội bình thường hóa quan hệ với phương Tây
Thế giới 24h

Syria trước cơ hội bình thường hóa quan hệ với phương Tây

Bộ trưởng Ngoại giao các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ họp vào cuối tháng 1 để thảo luận về việc nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Syria. Các quốc gia phương Tây chủ chốt khác cũng đang có động thái tương tự. Đó là nội dung cuộc họp giữa các nhà ngoại giao EU và Ảrập về tương lai Syria, diễn ra hôm 12.1.

Trung Quốc công bố 16 biện pháp thúc đẩy tăng trưởng khu vực miền Trung
Quốc tế

Trung Quốc công bố 16 biện pháp thúc đẩy tăng trưởng khu vực miền Trung

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) vừa công bố 16 biện pháp trong năm lĩnh vực quan trọng để thúc đẩy sự trỗi dậy của khu vực trung tâm của đất nước trong kỷ nguyên mới. Những sáng kiến ​​này nhằm tăng cường vai trò của khu vực này như một trung tâm nội địa cạnh tranh cho kết nối toàn cầu, thúc đẩy việc bồi dưỡng và phát triển các lực lượng sản xuất chất lượng mới trong khu vực.

Dự báo kinh tế Trung Quốc năm 2025
Quốc tế

Dự báo kinh tế Trung Quốc năm 2025

Trung Quốc trong năm 2024 đã phải vật lộn với cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài, khối nợ của chính quyền địa phương và thị trường lao động trì trệ - những vấn đề làm suy yếu niềm tin vốn đã mong manh của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Triển vọng tương lai của Trung Quốc được dự báo tương đối ảm đạm và tờ Nikkei Asia đã đưa ra những điều mà thế giới quan tâm nhất về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm nay.

Ngân hàng sẽ phát hiện gian lận theo thời gian thực từ giữa năm 2025
Quốc tế

Ngân hàng sẽ phát hiện gian lận theo thời gian thực từ giữa năm 2025

Các tổ chức tài chính của Singapore sẽ phải triển khai tính năng phát hiện gian lận theo thời gian thực để kịp thời ngăn chặn nguy cơ tài khoản của khách hàng bị lừa đảo rút tiền, bắt đầu từ giữa năm 2025. Đây là khuyến nghị quan trọng đã được bổ sung vào Khung trách nhiệm chung (SRF), ​​được Cơ quan Tiền tệ Singapore triển khai vào ngày 16.12.2024, sau quá trình tham vấn công khai kéo dài hai tháng.

Quốc gia đầu tiên cho phép đóng băng tài khoản để bảo vệ nạn nhân
Nghị viện thế giới

Quốc gia đầu tiên cho phép đóng băng tài khoản để bảo vệ nạn nhân

Ngày 7.1.2025, Quốc hội Singapore đã thông qua luật mới với các biện pháp chưa từng có để bảo vệ nạn nhân của lừa đảo trực tuyến. Động thái pháp lý này đưa Singapore trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trao quyền cho cảnh sát có thể kiểm soát tài khoản ngân hàng cá nhân nhằm sớm ngăn chặn hành vi lừa đảo trực tuyến.

Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria
Quốc tế

Vượt lên gian nan, tìm hướng đi mới

Sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào ngày 8.12.2024, chính quyền mới của Syria đối mặt với một nền kinh tế kiệt quệ do chiến tranh kéo dài và các lệnh trừng phạt quốc tế. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao và đồng nội tệ suy yếu nghiêm trọng, việc phục hồi nền kinh tế Syria trở thành thách thức lớn.

Trung Quốc mở rộng chương trình đổi hàng tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế
Thế giới 24h

Trung Quốc mở rộng chương trình đổi hàng tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế

Trung Quốc mới đây có thêm động thái thúc đẩy tiêu dùng, mở rộng trợ cấp theo chương trình đổi cũ lấy mới thiết bị gia dụng bao gồm máy điều hòa, máy giặt, nồi cơm điện... trong bối cảnh các thách thức bên ngoài gia tăng có thể đe dọa lĩnh vực xuất khẩu vốn đang giữ vai trò trụ cột cho nền kinh tế còn yếu của nước này.

Bước đi quan trọng
Quốc tế

Bước đi quan trọng

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) khởi đầu năm 2025 bằng một bước tiến ngoạn mục với sự gia nhập của Indonesia - quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, đồng thời là nền kinh tế hàng đầu khu vực Ðông Nam Á. Giới quan sát nhận định, việc kết nạp Indonesia sẽ củng cố nỗ lực của khối nhằm nâng cao vị thế địa chính trị toàn cầu, cũng như tăng cường hợp tác ở Nam bán cầu.