Bầu cử Ấn Độ 2024

Thủ tướng Narendra Modi hướng đến nhiệm kỳ thứ ba

Năm 2024 hứa hẹn là một năm quan trọng với Ấn Độ khi nước này sẽ bước vào cuộc tổng tuyển cử quốc gia diễn ra vào tháng 4 - 5 tới, hứa hẹn mang lại chiến thắng thứ ba liên tiếp của Thủ tướng đương nhiệm Narendra Modi, người đã chứng tỏ được uy tín chính trị vượt trội của mình nhờ những thành tựu kinh tế và ngoại giao nổi bật, cũng như củng cố tinh thần dân tộc Hindu.

Giành được sự tín nhiệm cao

Theo kết quả các cuộc bầu cử cấp bang vào cuối tháng 12.2023, đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của Thủ tướng Narendra Modi giành chiến thắng liên tiếp ở các bang lớn (bang Hindi Chhattisgarh, Madhya Pradesh và Rajasthan). 

Thủ tướng Narendra Modi gần như đang nắm chắc chiến thắng thứ ba. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Narendra Modi gần như đang nắm chắc chiến thắng thứ ba. Ảnh: Reuters

Mặc dù việc đạt được chiến thắng ở cấp tiểu bang chưa thể xác định sẽ mang lại chiến thắng ở cấp quốc gia, nhưng nhìn chung các chiến dịch cấp bang của Đảng BJP sẽ còn lớn hơn nữa trong cuộc bầu cử quốc gia vào giữa năm nay, và ông Narendra Modi được xem là “át chủ bài” mang lại thành công cho đảng của ông.

Theo ước tính, số ghế hạ viện mà BJP giành được có thể từ 295 - 335 ghế, trong khi phe đối lập chỉ có thể giành được 165 - 205 ghế, đây là bước tiến so với cuộc thăm dò hồi tháng 10. Những thông số từ cuộc thăm dò báo hiệu một kỳ bầu cử thành công nữa đang chờ đợi ông Narendra Modi.

Ông đã vận động tích cực trong sáu tuần, đi đến các thị trấn nhỏ ở cả ba bang để gây ấn tượng với cử tri địa phương, cũng như tiếp thêm sinh lực cho các nhà tổ chức và công nhân của Đảng BJP.

Hơn nữa, khi tờ báo India Today thực hiện khảo sát “Tâm trạng quốc gia” hàng năm cho thấy, 52% người dân Ấn Độ tin rằng ông Modi là người phù hợp nhất để làm thủ tướng, so với 16% tin tưởng vào lãnh đạo quốc hội, ông Rahul Gandhi, Chủ tịch đảng Quốc đại (INC) cũng đồng thời là người đại diện cho khối INDIA tranh cử năm 2024. Với những cách biệt lớn từ các cuộc khảo sát cho thấy Đảng BJP của Thủ tướng Narendra Modi có quyền tự tin trước thềm cuộc bầu cử tới đây.

Sự bùng nổ về kinh tế

Với việc đạt được con số tăng trưởng cao nhất thế giới, GDP gần 8% trong quý III/2023, và trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất kể từ sau đại dịch Covid-19, là minh chứng tích cực phản ánh thành tích của Chính phủ do ông Narendra Modi đứng đầu trong năm qua. Theo Financial Times, Thủ tướng Modi sẽ tận dụng thành tích kinh tế trong suốt gần 10 năm cầm quyền để khẳng định vị thế và uy tín của mình trong cuộc bầu cử sắp tới.

Thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, năm 2023, quy mô kinh tế của Ấn Độ đã đạt 3.700 tỷ USD và vượt qua Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Thu nhập bình quân đầu người tăng gần gấp đôi trong một thập kỷ từ thời điểm ông Modi bắt đầu giữ chức vụ Thủ tướng Ấn Độ. Hơn nữa, Ấn Độ cũng đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới và tốc độ tăng trưởng nhanh đang thúc đẩy tham vọng của quốc gia này trở thành công xưởng của thế giới, thay thế Trung Quốc.

Chính trị trong nước cũng có những thay đổi về chính sách đối ngoại theo những cách khác nhau. Chính phủ Ấn Độ gây lo ngại cho thế giới bằng lệnh cấm xuất khẩu gạo bất ngờ, nhưng lại giúp kiềm chế lạm phát và bảo vệ thị trường trong nước. Nền kinh tế của Ấn Độ đang phát triển mạnh mẽ, đầu tư của chính phủ vào sân bay, cầu đường, và kết cấu hạ tầng năng lượng sạch có thể thấy ở khắp mọi nơi. GDP của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng 6% trong năm nay, nhanh hơn cả Mỹ và Trung Quốc.

Củng cố vị thế quốc tế

Trên bình diện quốc tế, vào tháng 6.2023, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng mang tính bước ngoặt với Mỹ; đến tháng 9.2023, Ấn Độ đăng cai tổ chức G20 tại New Delhi, và đưa ra tuyên bố chung nhanh hơn dự kiến. Tại sự kiện đó, Ấn Độ với vai trò chủ trì đã hướng sự chú ý vào các quốc gia ở phía Nam bán cầu với những tuyên bố đáng chú ý về phát triển bình đẳng. Ấn Độ cũng lên lịch tổ chức một phiên làm việc của G20 về du lịch ở Kashmir, đặc biệt là lời mời tới các lãnh đạo G20 sử dụng cụm từ “Bharat” thay cho cụm từ “Ấn Độ” (cái tên gắn liền với giai đoạn thực dân Anh) làm dấy lên suy đoán rằng Chính phủ Ấn Độ đang chuẩn bị thay đổi tên gọi chính thức của đất nước. Động thái này càng làm bật tinh thần dân tộc mạnh mẽ của ông Modi và thu hút nhiều người ủng hộ.

Trùng hợp với thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh, Ấn Độ đã trở thành quốc gia thứ 4 hạ cánh tàu không người lái lên Mặt trăng sau Mỹ, Nga và Trung Quốc; những sự kiện nổi bật của Ấn Độ trong năm qua đã nâng cao vị thế quốc gia trong bối cảnh thế giới đang xảy ra nhiều bất đồng lớn.

Trọng tâm của chiến dịch tranh cử

Hầu hết các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, Đảng BJP của Thủ tướng Modi có khả năng chiến thắng cao trong cuộc bầu cử sắp tới nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ từ cử tri theo đạo Hindu; hiện Ấn Độ có khoảng 80% dân số theo đạo này. Đảng BJP đã triển khai một số chính sách nhằm tôn vinh đạo Hindu, một trong số đó là việc xây dựng lại đền Ram tại thị trấn Ayodhya, nơi được coi là nơi sinh của thần Ram, một trong những vị thần được tôn kính nhất trong đạo Hindu. Đối với Thủ tướng Narendra Modi, việc xây dựng đền Ram không chỉ có mục đích tôn vinh chủ nghĩa dân tộc Hindu, mà còn là dự án bầu cử cốt lõi của Đảng BJP. Ông cho rằng, điều này sẽ giúp tăng cường sự ủng hộ của cử tri theo đạo Hindu, đặc biệt từ các khu vực có dân số đông như Uttar Pradesh, Bihar, Maharashtra và West Bengal.

Việc khôi phục đền Ram Mandir vẫn là một vấn đề gây tranh cãi trong xã hội Ấn Độ đương đại, vì những tranh chấp kéo dài nhiều thập kỷ giữa cộng đồng đạo Hindu và đạo Hồi. Năm 2019, Tòa án tối cao Allahabad ở Uttar Pradesh phán quyết rằng vùng đất tranh chấp được trao cho người theo đạo Hindu; cùng năm đó, khi thực hiện chiến dịch bầu cử nhiệm kỳ thứ 2, ông Modi đã cam kết sẽ xây dựng lại đền Ram Mandir.

Vào năm 2020, đền Ram đã chính thức được xây dựng lại, và ngày 22.1.2024, Ấn Độ đã tổ chức lễ khánh thành đền ở thị trấn Ayodhyam, và mở cửa tham quan cho người dân vào ngày 23.1.2024. Các chuyên gia nhận định rằng, việc mở cửa ngôi đền trước thềm tổng tuyển cử quốc gia sẽ gây tiếng vang và mang lại lợi thế lớn cho ông Narendra Modi.

Mặc dù Thủ tướng Modi đang nhận được sự ủng hộ lớn nhưng không vì thế mà đánh mất sự thận trọng của mình đối với đối thủ. Những cuộc vận động bầu cử trong cộng đồng người Hồi giáo vào tháng 11.2023 được cho là bước chuẩn bị quan trọng cho cuộc bầu cử sắp tới, vì cộng đồng này vốn không dành nhiều sự ủng hộ cho chính phủ của ông Modi. Chính vì vậy, ông đã liên tục cam kết và đưa ra nhiều hứa hẹn trong việc cải thiện đời sống của phụ nữ, đặc biệt là sẵn lòng trao thêm quyền cho nhóm cư dân chiếm hơn một nửa dân số tại đất nước còn nặng nề tư tưởng phân biệt này.

Sự kết hợp thành tựu giữa kinh tế và việc tôn vinh đạo Hindu được coi là trọng tâm trong chiến lược bầu cử của Thủ tướng Narendra Modi. Giáo sư chính trị học Arun Swamy tới từ Đại học Guam cho rằng, chỉ cần ông thận trọng trong những chiến lược và quyết sách của mình, cũng như không ngủ quên trên chiến thắng, thì chắc chắn ông và đảng của mình sẽ có một mùa bầu cử thành công.

Quốc tế

Thượng viện Mỹ xác nhận nhiều đề cử Nội các
Thế giới 24h

Thượng viện Mỹ xác nhận nhiều đề cử Nội các

Thượng viện Mỹ đã thông qua đề cử một loạt vị trí Nội các của Tổng thống Donald Trump, trong đó, Pam Bondi sẽ trở thành Bộ trưởng Tư pháp mới của nước này, vào thời điểm Tổng thống Donald Trump đang có những bước đầu trong việc tái cấu trúc bộ máy chính phủ, đặc biệt là tại Bộ Tư pháp. Với quyết định phê chuẩn mới nhất, Thượng viện đã thông qua tổng số 11 trên 22 đề cử Nội các của ông Trump.

Kế hoạch ngân sách mới của Ấn Độ: Mở khóa tiềm năng phát triển
Quốc tế

Kế hoạch ngân sách mới của Ấn Độ: Mở khóa tiềm năng phát triển

Chính phủ của Thủ tướng Ấn Ðộ Narendra Modi vừa công bố kế hoạch ngân sách năm tài chính 2025 - 2026 và dự kiến triển khai từ ngày 1.4; kế hoạch bao gồm một loạt các cải cách quan trọng, đặt mục tiêu tăng trưởng toàn diện và “mở khóa” tiềm năng phát triển của nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới trong giai đoạn tới; đồng thời ưu tiên dành nguồn lực nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Thái Lan thành lập trung tâm đối phó tội phạm có tổ chức
Thế giới 24h

Thái Lan thành lập trung tâm đối phó tội phạm có tổ chức

Nhằm tăng cường an ninh quốc gia và bảo đảm an toàn cho người dân, Thái Lan đã chính thức thành lập một trung tâm chuyên trách để đối phó với tội phạm có tổ chức, các nhân vật xã hội đen có thế lực và các mạng lưới tội phạm lớn. Sáng kiến này, do Tổng cục trưởng Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, Đại tướng Kitrat Phanphet, dẫn đầu, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực của quốc gia này nhằm triệt phá các băng nhóm tội phạm có tổ chức, vốn đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng trong thời gian dài.

Mỹ rút khỏi WHO: Bước lùi đối với sứ mệnh nhân đạo
Thế giới 24h

Mỹ rút khỏi WHO: Bước lùi đối với sứ mệnh nhân đạo

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu gây sức ép lên Washington để thay đổi quyết định của Tổng thống Donald Trump muốn rút khỏi tổ chức này; đồng thời cảnh báo, nếu từ bỏ tư cách thành viên, Hoa Kỳ sẽ bỏ lỡ thông tin quan trọng về các đợt bùng phát dịch bệnh trên toàn cầu, gây hại cho người dân Mỹ.

Singapore sẽ phủ mát cho tất cả các tòa nhà công cộng, hướng tới cuộc sống xanh
Thế giới 24h

Singapore sẽ phủ mát cho tất cả các tòa nhà công cộng, hướng tới cuộc sống xanh

Cơ quan nhà ở công cộng của Singapore hôm 3.2 thông báo sẽ tiến hành áp dụng lớp phủ làm mát cho tất cả các tòa nhà công cộng trên toàn Singapore sau một đợt thí điểm thành công. Đây là một phần của chương trình rộng lớn hơn hướng tới cuộc sống bền vững cho tất cả người dân

Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Không bên nào chiến thắng trong vấn đề thuế quan
Thế giới 24h

Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Không bên nào chiến thắng trong vấn đề thuế quan

Trung Quốc kiên quyết lên án và phản đối quyết định của Mỹ áp dụng mức thuế bổ sung 10% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và sẽ thực hiện các biện pháp đối phó cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 2.2.

Năm 2025: Tây Ban Nha dự kiến có luật mới về bảo vệ quyền ngắt kết nối của người lao động
Thế giới 24h

Năm 2025: Tây Ban Nha dự kiến có luật mới về bảo vệ quyền ngắt kết nối của người lao động

Trong năm 2025, người lao động tại Tây Ban Nha dự kiến sẽ chính thức có quyền từ chối nhận email, cuộc gọi công việc ngoài giờ làm mà không phải lo ngại bị trừng phạt hay ảnh hưởng đến công việc. Luật mới nhằm chấm dứt tình trạng nhân viên bị làm phiền trong thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là với những người làm việc từ xa.

Hàn Quốc chi 327 triệu USD để ngăn chặn 'dịch bệnh cô đơn'
Thế giới 24h

Hàn Quốc chi 327 triệu USD để ngăn chặn 'dịch bệnh cô đơn'

Mỗi năm, hàng nghìn người Hàn Quốc – hầu hết là người trung niên – qua đời một cách lặng lẽ và cô đơn, tách biệt khỏi gia đình và bạn bè. Đôi khi phải mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần trước khi tìm thấy thi thể của họ. Tình trạng những "cái chết cô đơn", được gọi là godoksa trong tiếng Hàn, đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây là một phần của vấn đề xã hội nghiêm trọng hơn về xu hướng cô đơn và cô lập trên khắp đất nước, một vấn đề cấp bách đến mức chính phủ đang phải làm mọi cách để ngăn chặn.