Thái Lan và Sri Lanka ký kết Hiệp định Thương mại Tự do

Mới đây, Thái Lan và Sri Lanka đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Động thái này được Sri Lanka hy vọng sẽ giúp quốc gia này thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Siri Lanka đang đổi mới trọng tâm vào các hiệp định thương mại nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn, trong đó Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính nền kinh tế này đã thu hẹp 3,8% vào hồi năm ngoái, sau khi cuộc khủng hoảng ngoại hối nghiêm trọng khiến quốc gia này rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính rộng hơn.

Thái Lan và Sri Lanka ký kết Hiệp định Thương mại Tự do -0
Ảnh: Reuters

Theo đó, một phái đoàn do Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin dẫn đầu đã đến thủ đô Colombo của Sri Lanka để ký FTA cùng với các hiệp định khác, và Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cũng đã tham dự lễ kỷ niệm Ngày Độc lập lần thứ 76 của Sri Lanka vào ngày hôm 4.2. 

Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Thái Lan - Sri Lanka nhằm mục đích tăng cường các cơ hội thị trường, với các cuộc đàm phán bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như Thương mại hàng hóa, Đầu tư, Thủ tục hải quan và Quyền sở hữu trí tuệ. Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thương mại và An ninh lương thực Nalin Fernando đã đại diện cho Sri Lanka ký kết hiệp định, trong khi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Thương mại Phumtham Wechayachai đại diện cho Thái Lan ký kết hiệp định.

Phát biểu trong một cuộc họp báo chung sau lễ ký kết, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cho biết, điều này sẽ mang lại những cơ hội kinh doanh to lớn cho cả hai bên, và đồng thời khuyến khích các khu vực tư nhân của Thái Lan khám phá tiềm năng của thương mại và đầu tư hai chiều.

Thái Lan, điểm đến xuất khẩu thứ 37 của Sri Lanka có tầm quan trọng đáng kể về kinh tế, với GDP đạt 495 tỷ USD vào năm 2022, và là một trong những nhà đầu tư ra nước ngoài lớn nhất trong ASEAN. Thái Lan đã mang hơn 92 triệu USD vốn FDI đến Sri Lanka trong giai đoạn từ 2005 - 2022. Năm 2018, dự kiến giá trị thương mại song phương hiện tại (550 triệu USD) sẽ tăng gấp ba lần lên 1,5 tỷ USD trong vòng 4 năm. Một trong những mục tiêu chính của việc ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Thái Lan là tăng cường cơ hội thị trường cho Sri Lanka với khả năng mở rộng.

Được biết, hai quốc gia cũng đã ký Hiệp định Dịch vụ Hàng không Song phương mới, cung cấp các dịch vụ được tự do hóa giữa hai nước. Thỏa thuận này thay thế thỏa thuận năm 1950, phản ánh cam kết tăng cường quan hệ hàng không và khuôn khổ pháp lý. Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Sri Lanka, thương mại hai chiều đã đạt trị giá khoảng 460 triệu USD vào năm 2021. Sri Lanka xuất khẩu chủ yếu chè và đá quý sang Thái Lan và nhập khẩu thiết bị điện tử, thực phẩm, cao su, nhựa và dược phẩm.

Quốc tế

Cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27.10
Quốc tế

Nhật Bản trước thềm cuộc tổng tuyển cử 2024

Chiến dịch tranh cử cho cuộc đua vào Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu, với danh sách hơn 1.300 ứng cử viên đến từ 11 đảng và tổ chức chính trị tham gia tranh cử. Giới quan sát nhận định, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía, cuộc tổng tuyển cử lần này sẽ xem là cơ hội để Nhật Bản giải quyết những khủng hoảng trong nước, củng cố lại hệ thống chính trị và tạo tiền đề cần thiết thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL
Quốc tế

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có binh sĩ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL), trong đó nhiều nước là đồng minh của Israel, đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để gia tăng áp lực ngoại giao đối với Israel, buộc nước này có biện pháp bảo vệ và tôn trọng lực lượng của Liên Hợp Quốc (LHQ).

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN
Việt Nam và các nước

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Chiều ngày 17.10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN. Mục tiêu của sự kiện là cung cấp thông tin chính xác, cập nhật và chuyên sâu về hợp tác ASEAN, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, đóng góp và hội nhập của Việt Nam trong khối, thông qua các kênh truyền thông.

Bế mạc Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Lào Khóa IX tháng 7.2024
Nghị viện thế giới

Nơi nhân dân các dân tộc Lào gửi gắm niềm tin

Với số lượng đại biểu Quốc hội và khối lượng văn bản luật tăng lên qua các khóa lập pháp, Quốc hội Lào ngày càng khẳng định vai trò là cơ quan đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân các dân tộc Lào; một cơ quan lập pháp không ngừng đổi mới, hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Quốc hội Lào đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA-35 năm 2014. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Hành trình gần 30 năm với những đóng góp tích cực

Quốc hội Lào trở thành thành viên thứ 7 của Tổ chức Liên Nghị viện ASEAN (AIPO) vào năm 1997, sau 5 nước sáng lập gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan (năm 1977) và Việt Nam (1995). Trong suốt 27 năm gia nhập AIPO nay là AIPA, Quốc hội Lào luôn chứng tỏ là một thành viên tích cực, chủ động trong các sáng kiến hợp tác liên nghị viện khu vực.

Chú thích: Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhận chiếc búa Chủ tịch AIPA từ Indonesia tại Lễ bế mạc Đại hội đồng AIPA-44 năm 2023. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản - sẵn sàng cho Đại hội đồng AIPA - 45

Với vai trò Chủ tịch AIPA năm 2024, Quốc hội Lào sẽ đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA lần thứ 45 từ ngày 17 - 23.10 với chủ đề “Vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy hội nhập và tăng trưởng toàn diện của ASEAN”. Với một chuỗi sự kiện quan trọng như: cuộc họp Ban Chấp hành AIPA-45, lễ khai mạc chính thức Đại hội đồng AIPA-45, các cuộc họp của các ủy ban... Đại hội đồng AIPA-45 là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN/AIPA; để chuẩn bị cho chuỗi sự kiện này, Lào đã có một quá trình chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản.

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới
Quốc tế

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 15.10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhất trí thay đổi các quy định cho vay nội bộ, cho phép bơm thêm 30 tỷ USD trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác. Quyết định này nằm trong một loạt những nỗ lực cải cách của ngân hàng nhằm đáp ứng những thách thức mới đặt ra.

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ
Quốc tế

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ

Chính quyền thành phố New Delhi, Ấn Độ bắt đầu áp đặt lệnh cấm hoàn toàn việc sản xuất, cất giữ, bán và sử dụng pháo tại vùng thủ đô cho đến ngày 1.1.2025. Động thái này nhằm chống ô nhiễm không khí tại thủ đô New Delhi và vùng lân cận.

ITN
Quốc tế

Châu Á tiên phong xây dựng cơ sở hạ tầng chống chịu với biến đổi khí hậu

Châu Á, lục địa đang trỗi dậy mạnh mẽ, phải đối mặt với bài toán khó: vừa phát triển kinh tế, vừa ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Bão, lũ lụt, hạn hán... liên tục đe dọa cuộc sống và sự phát triển bền vững của khu vực. Để vượt qua thách thức này, châu Á đang tiên phong với những giải pháp tài chính sáng tạo và tinh thần hợp tác khu vực mạnh mẽ, hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cường, bảo vệ người dân, đồng thời thúc đẩy sự thịnh vượng chung.

Sa mạc Sahara ngập nước sau nửa thế kỷ: Tác động của biến đổi khí hậu?
Quốc tế

Sa mạc Sahara ngập nước sau nửa thế kỷ: Tác động của biến đổi khí hậu?

Mưa lớn chưa từng có ở khu vực đông nam Morocco, được ví bằng lượng mưa của cả một năm, đã khiến khu vực hoang mạc Sahara, nơi nổi tiếng khô cằn, chứng kiến đợt lụt đầu tiên sau 50 năm. Các nhà khí tượng học cảnh báo sự kiện này báo hiệu những hiện tượng thời tiết cực đoan hơn sẽ xuất hiện trong thời gian tới.

Ý đồ của Israel khi nhằm vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc
Quốc tế

Ý đồ của Israel khi nhằm vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Ngày 13.10, Liên Hợp Quốc (LHQ) cáo buộc xe tăng của Israel đã xông vào một căn cứ của Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL). Đây là cáo buộc mới nhất về các hành vi vi phạm và tấn công của Israel, được chính LHQ đưa ra và các đồng minh của nước này lên án. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, Israel đang bày tỏ thái độ không hài lòng với sự can thiệp của phái bộ UNIFIL, đồng thời thực hiện ý định kiểm soát khu vực biên giới của mình.