Luật Không khí sạch của một số nước

Thái Lan: Kỳ vọng dự luật mới sẽ mang lại không khí sạch

Đứng trước tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng ở Thái Lan trong những năm gần đây, đặc biệt ở các khu đô thị như Bangkok và Chiang Mai, các nhóm môi trường đã nỗ lực thúc đẩy việc ban hành luật mới nhằm giải quyết những vấn đề này. Theo đó, mới đây Nội các Thái Lan đã chính thức thông qua đạo luật Không khí sạch, mở đường cho Quốc hội bắt đầu tranh luận về văn bản này.

Thái Lan đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng, đặc biệt ở các khu vực đô thị như Bangkok. Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính là khí thải xe cộ, hoạt động xây dựng, quy trình công nghiệp và đốt chất thải nông nghiệp. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra hơn 50.000 ca tử vong sớm ở Thái Lan mỗi năm.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Bangkok Post
Tình trạng ô nhiễm không khí ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Bangkok Post

Trong vài thập kỷ qua, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện một loạt chính sách và quy định để giải quyết ô nhiễm không khí, như tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu, tiêu chuẩn khí thải phương tiện và các quy định về khí thải công nghiệp; thúc đẩy hệ thống giao thông công cộng để giảm số lượng ô tô. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực này, ô nhiễm không khí ở Thái Lan vẫn là một vấn đề nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, Chính phủ và các tổ chức môi trường đã thúc đẩy đạo luật Không khí sạch với mục tiêu lớn nhất là kiểm soát nguồn gây ra khói bụi.

Những điểm đáng chú ý 

Hiện tại, đạo luật Không khí sạch có tới 5 bản dự thảo, bao gồm 3 bản do các đảng chính trị đề xuất và 2 bản do các tổ chức công đề xuất. Mỗi dự thảo đều nhằm mục đích kiểm soát và quản lý ô nhiễm không khí vì lợi ích cộng đồng, bao gồm kiểm soát và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ gây ô nhiễm không khí.

Sau khi được Thủ tướng Thái Lan xem xét, 3 bản dự thảo do Đảng Bhumjaithai, Đảng Tiến lên và Công chúng đề xuất đã bị từ chối do có mâu thuẫn với đạo luật Tài chính, và chỉ còn 2 dự thảo đang được xem xét. Tuy nhiên, cả 5 bản dự thảo đều có nhiều điểm tương đồng, với mong muốn giải quyết tận gốc những vấn đề gây ô nhiễm môi trường.

Một số điểm đáng chú ý được nêu ra trong các bản dự thảo của đạo luật Không khí sạch như sau: Đầu tiên, dự luật sẽ ưu tiên quyền của công dân. Theo đó, Chính phủ có nhiệm vụ cảnh báo hoặc cung cấp thông tin quan trọng liên quan đến ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến công chúng. Đồng thời những công dân bị ảnh hưởng sức khỏe do ô nhiễm không khí sẽ có quyền được nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí. Mọi công dân sẽ có quyền tham gia và làm việc với khu vực công trong việc xác định chính sách, chuẩn bị kế hoạch và thực hiện các kế hoạch liên quan đến quản lý không khí sạch.

Thứ hai, là tiêu chuẩn về không khí sạch và kiểm soát các nguồn ô nhiễm không khí. Ủy ban Quản lý Không khí sạch sẽ được thành lập và trao quyền, cùng với các cơ quan khác, để xác định các tiêu chuẩn và chỉ số về chất lượng không khí sạch cũng như các tiêu chuẩn để kiểm soát các nguồn ô nhiễm không khí. Cục Kiểm soát ô nhiễm sẽ được giao nhiệm vụ giám sát chất lượng không khí và chuẩn bị báo cáo hàng năm về ô nhiễm không khí ở cấp quốc gia, khu vực và cấp tỉnh. Việc thực hiện các kế hoạch cải thiện chất lượng không khí sẽ chủ yếu do Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Nội vụ giám sát.

Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ra ô nhiễm không khí. Doanh nghiệp sở hữu các nguồn ô nhiễm không khí phải tuân theo các tiêu chuẩn kiểm soát dựa trên các quy tắc có trong đạo luật Không khí sạch. Theo đó, các doanh nghiệp hay chủ sở hữu phải có sẵn hệ thống, công cụ để xử lý ô nhiễm không khí đó. Việc xả khí thải không tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm soát ô nhiễm không khí sẽ bị phạt theo quy định lên tới 50.000 THB. Bên cạnh đó, việc đốt ngoài trời từ trước đến nay vốn được tiến hành như một quy trình nông nghiệp đối với một số loại cây trồng, song các quy tắc mới sẽ cấm các hoạt động này, trừ khi có sự chấp thuận của thống đốc tỉnh. Về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền ban hành các tiêu chí và biện pháp quản lý các hoạt động đốt ngoài trời.

Thứ tư, dự luật sẽ đưa ra các ưu đãi và biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích thay đổi hành vi nhằm ngăn ngừa ô nhiễm không khí, bao gồm thuế không khí sạch, phí xử lý không khí, xác định quyền và chuyển giao quyền xả khí thải cũng như trợ cấp cho các hoạt động thúc đẩy không khí trong lành.

Đặc biệt hơn cả, là đạo luật Không khí sạch cũng quy định các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí xuyên biên giới thông qua hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Ngoại giao được giao nhiệm vụ là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm cho việc này. Các chủ sở hữu các nguồn ô nhiễm tại các nước láng giềng, nếu gây ra hoặc góp phần gây ô nhiễm không khí ở quốc gia này, sẽ bị coi là thực hiện hành vi vi phạm ở Thái Lan, và những người đó sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý về những thiệt hại liên quan, cũng như bị phạt theo quy định. Mức phạt theo quy định trong trường hợp này có thể rất cao, lên tới 2 triệu THB và mức phạt hàng ngày lên tới 1 triệu THB, trong khi tổng số tiền phạt được giới hạn ở mức 50 triệu THB.

Đẩy mạnh các biện pháp khác

Song song với việc thúc đẩy đạo luật Không khí sạch, Thái Lan sẽ tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp khác nhằm ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ lĩnh vực nông nghiệp. Vào ngày 4.12.2023, Nội các Thái Lan đã phê duyệt một dự án trợ cấp với ngân sách khoảng 8 tỷ THB nhằm giúp người nông dân có thể trồng “mía tươi chất lượng tốt”, không bị đốt cháy hoặc bị ô nhiễm. Khoản trợ cấp này nhằm mục đích giúp giảm bớt các vấn đề về hạt PM2.5 thường xảy ra trong mùa khô (khoảng tháng 11 đến tháng 3) ở Thái Lan, trùng với mùa trồng mía.

Ngoài ra, Nội các cũng đã phê duyệt chiến lược phân bổ ngân sách quốc gia sẽ được đề xuất vào đầu năm, trong đó bao gồm các chiến lược giải quyết các vấn đề môi trường, như một chương trình nghị sự cấp bách quốc gia.

Mặc dù, Quốc hội Thái Lan vẫn còn đang xem xét liệu đạo luật Không khí sạch, cũng như các biện pháp khác có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay của Thái Lan hay không, nhưng những diễn biến tích cực này thực sự là một bước tiến quan trọng để quốc gia này sớm mang lại chất lượng không khí tốt cho người dân.

Quốc tế

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại". 

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF
Quốc tế

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF

Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã có mặt ở Washington để tham dự cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 22 - 27.4, nhưng tâm trạng của họ đã rất khác so với khi họ đến diễn đàn này vào mùa Thu năm ngoái. Các chương trình nghị sự đa phương trước đây về phối hợp chính sách công nghiệp, biến đổi khí hậu, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ dự án hay xóa nợ với các nước nghèo hơn dường như sẽ nhường chỗ cho một mối quan tâm lớn nhất đang bao trùm cả thế giới: thuế quan.

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thế giới 24h

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc vừa tuyên bố áp hạn chế xuất khẩu thêm lên 7 loại nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng… Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hạn chế mới có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như ô tô, hàng không vũ trụ, bán dẫn và quốc phòng.