Dự thảo Luật Viễn thông Ấn Độ 2022

Tạo khuôn khổ pháp lý toàn diện và hiện đại

Tháng 9.2022, Vụ Viễn thông của Chính phủ Ấn Độ đã công bố dự thảo Luật Viễn thông Ấn Độ năm 2022 để lấy ý kiến công chúng. Mục đích là để tạo khuôn khổ pháp lý toàn diện và hiện đại cho lĩnh vực viễn thông nước này. Được biết, trong thời gian sắp tới, dự luật sẽ sớm được trình ra Quốc hội.

Nguồn: ifsecglobal.com
Nguồn: ifsecglobal.com
Dự thảo Luật Viễn thông Ấn Độ năm 2022 là nỗ lực hợp nhất các luật khác nhau hiện điều chỉnh việc cung cấp, vận hành và phát triển viễn thông ở Ấn Độ. Nó sẽ bãi bỏ Luật Điện báo Ấn Độ năm 1885, Đạo luật Điện báo không dây Ấn Độ năm 1933 và Đạo luật Điện báo có dây năm 1950. Chính phủ Ấn Độ cho rằng, dự luật không nên được xem xét một cách biệt lập mà nên là một phần của khuôn khổ kỹ thuật số lớn hơn, theo sau Luật Kỹ thuật số và Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Dự luật trao quyền cho Chính phủ quản lý ba khía cạnh quan trọng của viễn thông: đó là thiết bị và hạ tầng viễn thông, mạng và dịch vụ viễn thông, và phổ tần số.

Mở rộng các định nghĩa

Tác động sâu rộng nhất của dự luật là thông qua các định nghĩa pháp lý được mở rộng. Dự luật mở rộng định nghĩa về “dịch vụ viễn thông” để bao gồm một số dịch vụ mới như các kênh truyền hình, đài phát thanh cộng đồng, dịch vụ phát thanh FM, dịch vụ truyền hình qua giao thức Internet, các hộp thư điện tử như Yahoo, Hotmail, Gmail, hộp thư thoại như Vodafone, Airtel, các dịch vụ truyền thông video như Skype, dịch vụ truyền dữ liệu, dịch vụ Audiotex, videotex, các dịch vụ Internet và băng thông rộng, dịch vụ truyền thông dựa trên vệ tinh, dịch vụ liên lạc dựa trên Internet như WhatsApp, Gmail, Zoom, Microsoft Teams, dịch vụ liên lạc cá nhân như Signal, Telegram, WhatsApp, dịch vụ liên lạc giữa máy với máy như ô tô thông minh, tivi thông minh, đồng hồ thông minh, cảm biến công nghiệp…

Dự luật cũng định nghĩa thuật ngữ “viễn thông” là “việc truyền, phát hoặc nhận bất kỳ thông báo nào bằng dây, radio, quang học hoặc hệ thống điện từ khác” và thuật ngữ “tin nhắn” là “bất kỳ dấu hiệu, tín hiệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video, luồng dữ liệu hoặc thông tin dành cho viễn thông”.

Chỉ định phổ tần số

Phổ tần số cho viễn thông không dây có thể được chỉ định thông qua: đấu giá, quy trình hành chính đối với các chức năng hoặc mục đích của chính phủ vì lợi ích hoặc sự cần thiết của công chúng... Để cho phép sử dụng phổ tần số hiệu quả hơn, chính quyền trung ương có thể tái sử dụng hoặc chỉ định lại bất kỳ dải tần số nào. Chính quyền cũng có thể cho phép chia sẻ, mua bán, cho thuê và nhượng lại phổ tần.

Thẩm quyền cấp phép

Dự luật trao cho Chính phủ đặc quyền cung cấp dịch vụ viễn thông và quyền thực thi đặc quyền của mình bằng cách cấp giấy phép cho các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông. Do đó, mọi thực thể trong phạm vi của “dịch vụ viễn thông”, như Google Meet, Signal, Gmail, Instagram, Zoom, Microsoft Teams… sẽ phải xin giấy phép từ Chính phủ Ấn Độ để có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ ở nước này. Dự luật đưa ra hình phạt đối với hành vi cung cấp dịch vụ viễn thông hoặc thiết lập mạng viễn thông mà không có giấy phép, trong đó phạt tù lên đến một năm hoặc phạt tiền lên đến 5 triệu INR hoặc cả hai. Ngoài ra, một người hoặc tổ chức có thể bị phạt tới 100.000 INR vì sử dụng mạng, cơ sở hạ tầng hoặc mạng viễn thông không được cấp phép…

Quản lý người dùng

Ngoài ra, dự thảo Luật Viễn thông năm 2022 quy định, mọi thực thể nhận được giấy phép phải “xác định rõ ràng đối tượng mà họ cung cấp dịch vụ, thông qua phương thức nhận dạng có thể kiểm chứng được theo quy định”. Dự luật nhấn mạnh đến sự cần thiết phải ngăn chặn gian lận trên mạng và thiết lập nhu cầu xác định danh tính của một người thực hiện cuộc gọi hoặc gửi tin nhắn bằng các dịch vụ viễn thông. Người dùng không được phép cung cấp thông tin sai lệch, che giấu thông tin hoặc mạo danh người khác để sử dụng các dịch vụ viễn thông. Hành vi vi phạm sẽ bị phạt tới 1 năm tù hoặc phạt tiền tới 50.000 INR, hoặc bị đình chỉ dịch vụ hoặc kết hợp các hình phạt này. Chính quyền trung ương có thể quy định các biện pháp để bảo vệ người dùng khỏi liên lạc không mong muốn bao gồm: yêu cầu sự đồng ý của người dùng để nhận một số loại tin nhắn nhất định, chuẩn bị và duy trì đăng ký “Không làm phiền” và báo cáo tin nhắn không mong muốn.

Quyền đình chỉ Internet

Dự luật Viễn thông năm 2022 có điều khoản cho phép Chính phủ Ấn Độ quyền đình chỉ các dịch vụ Internet. Theo đó, các mạng liên lạc hoặc viễn thông có thể bị đình chỉ nếu Chính phủ thấy cần thiết, phù hợp, vì lợi ích của chủ quyền, toàn vẹn hoặc an ninh của đất nước, quan hệ hữu nghị với các quốc gia khác, trật tự công cộng, hoặc để ngăn ngừa xúi giục phạm tội. Trong dự luật cũng có việc yêu cầu các mạng viễn thông xác định và sau đó lọc dữ liệu mà Chính phủ cho là không phù hợp. Ngoài ra, chính quyền trung ương có thể sở hữu tạm thời bất kỳ cơ sở hạ tầng, mạng hoặc dịch vụ viễn thông nào khi xảy ra bất kỳ trường hợp khẩn cấp công cộng nào.

Quỹ Phát triển viễn thông

Ở Ấn Độ, Quỹ Nghĩa vụ dịch vụ toàn cầu đã được thành lập để cung cấp các dịch vụ viễn thông ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, dự luật đổi tên quỹ thành Quỹ Phát triển viễn thông, được sử dụng cho nghiên cứu, phát triển các dịch vụ, công nghệ và sản phẩm viễn thông mới, cũng như hỗ trợ phát triển, đào tạo kỹ năng trong lĩnh vực viễn thông.

Quốc tế

Tầm nhìn mới cho tương lai
Quốc tế

Tầm nhìn mới cho tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Brazil, với kết quả quan trọng là nâng cấp quan hệ song phương lên một tầm cao mới; đồng thời ký kết 37 thỏa thuận về công nghệ, năng lượng, nông nghiệp và công nghiệp... Chuyến thăm được đánh giá sẽ giúp tăng cường sự tin cậy chiến lược giữa hai nước và đưa quan hệ Trung Quốc - Brazil bước vào “50 năm vàng son” tiếp theo.

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân
Nghị viện thế giới

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân

Một phần thiết yếu của hệ thống giám sát Quốc hội là bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp và quyền của Quốc hội trong việc giám sát cách thức hoạt động của cơ quan hành pháp. Một trong những công cụ quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng đó là giám sát “túi tiền” của Chính phủ.

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia
Việt Nam và các nước

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Vương quốc Campuchia từ ngày 21 đến 24.11.2024 đã được báo chí Campuchia ghi nhận như một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia. Đặc biệt, trang cpp.org.kh, trang web chính thức của đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền và tờ Khmer Times đã có nhiều bài viết đậm nét về chuyến thăm này.

Nguồn: ilo.org
Quốc tế

Bước tiến mới chống "nô lệ thời hiện đại"

Hội đồng châu Âu đã nhất trí thông qua đạo luật nhằm cấm các sản phẩm được sản xuất bằng lao động cưỡng bức bán trên thị trường EU hoặc xuất khẩu; tín hiệu đèn xanh của Hội đồng đánh dấu bước lập pháp quan trọng cuối cùng trong quá trình ban hành quy định mới, sau khi Nghị viện châu Âu thông qua vào tháng 4 vừa qua.

Hoàn thành lời hứa với cử tri
Quốc tế

Hoàn thành lời hứa với cử tri

Khi nhiệm kỳ Tổng thống của ông Joe Biden đang bước vào những tháng cuối cùng, chính quyền của ông đang gấp rút thực hiện các chương trình quan trọng, nhằm phân bổ nguồn lực cũng như bảo vệ các thành tựu chính sách, trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 tới. Giai đoạn này không chỉ mang ý nghĩa củng cố di sản chính trị của ông Joe Biden mà còn thể hiện quyết tâm của ông trong việc hoàn thành các cam kết với người dân Mỹ.

Philippines ban hành luật áp thuế VAT 12% đối với nhà cung cấp dịch vụ số nước ngoài
Thế giới 24h

Philippines ban hành luật áp thuế VAT 12% đối với nhà cung cấp dịch vụ số nước ngoài

Philippines đã có bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thuế khi Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. ký ban hành một đạo luật áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 12% đối với các nhà cung cấp dịch vụ số (DSP) nước ngoài không có trụ sở tại Philippines nhưng cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng tại đây. Cho tới nay, động thái này đã giúp bảo đảm cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế số, đưa Philippines theo kịp các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Singapore, và Thái Lan, những nước đã áp dụng các quy định tương tự.

COP29: Các quốc gia giàu cam kết không xây mới nhà máy điện than
Quốc tế

COP29: Các quốc gia giàu cam kết không xây mới nhà máy điện than

Tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra ở Baku (Azerbaijan) hôm 20.11, 25 quốc gia đã cam kết không xây dựng thêm nhà máy điện than nếu không có biện pháp kiểm soát khí thải, nhằm đẩy nhanh quá trình loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm này.

Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá 900.000 người di cư không giấy tờ
Quốc tế

Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá 900.000 người di cư không giấy tờ

Bộ trưởng Di trú Elma Saiz của Đảng Công nhân Xã hội Tây Ban Nha thông báo, Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá khoảng 300.000 người di cư không có giấy tờ mỗi năm trong 3 năm tới. Các cải cách này nhằm mục đích mở rộng lực lượng lao động của đất nước và thúc đẩy nền kinh tế.

https://iptp11.nac.org.kh/
Quốc tế

Biểu tượng của sự đồng thuận và hòa hợp toàn cầu

Nghị viện Quốc tế về Bao dung và Hòa bình (IPTP) là tổ chức toàn cầu được thành lập nhằm hướng tới thúc đẩy sự bao dung, hòa bình và hợp tác quốc tế thông qua ngoại giao nghị viện và các sáng kiến hợp tác đa phương. IPTP tập trung vào việc xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, thúc đẩy sự thấu hiểu giữa các nền văn hóa, tôn giáo và dân tộc, nhằm giảm thiểu xung đột và tạo nền tảng cho hòa hợp bền vững.

Anh và Ấn Độ sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do
Quốc tế

Anh và Ấn Độ sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do

Trong cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Brazil, hai nhà lãnh đạo Anh và Ấn Độ khẳng định sẽ nối lại các cuộc đàm phán bị đình trệ để thống nhất một thỏa thuận thương mại tự do.

EU thông qua các luật thúc đẩy vận tải biển bền vững và an toàn
Quốc tế

EU thông qua các luật thúc đẩy vận tải biển bền vững và an toàn

Nhằm xây dựng ngành vận tải biển an toàn, sạch sẽ và hiện đại hơn, mới đây Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua 4 luật thuộc gói lập pháp “An toàn hàng hải”. Các quy định này sửa đổi các chỉ thị liên quan đến điều tra tai nạn hàng hải, ô nhiễm từ tàu biển, tuân thủ yêu cầu của quốc gia treo cờ và kiểm soát tàu thuyền tại cảng.

Nhành olive với lằn ranh đỏ
Quốc tế

Nhành olive với lằn ranh đỏ

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị định hướng mới cho quan hệ Mỹ - Trung, ông đã tận dụng cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp mãn nhiệm tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Lima, Peru để gửi đi thông điệp kép: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của ông Donald Trump, nhưng đồng thời lưu ý về "lằn ranh đỏ" không thể thương lượng. Động thái này nhấn mạnh những rủi ro tiềm tàng trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia
Việt Nam và các nước

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 - 23.11 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngày 18.11, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Armenia do Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Ninh Bình.

Chương trình thí điểm miễn thị thực ngắn hạn của Trung Quốc: Cân bằng lợi ích
Quốc tế

Chương trình thí điểm miễn thị thực ngắn hạn của Trung Quốc: Cân bằng lợi ích

Chương trình miễn thị thực đã giúp Trung Quốc thu hút hơn 17 triệu du khách trong 7 tháng năm 2024. Sự gia tăng đột biến về du lịch là một lợi ích cho nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và có thể tăng cường chiến lược ngoại giao của đất nước. Tuy nhiên, chương trình này lại có thể dẫn tới tình trạng du lịch quá mức, gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng địa phương và làm gia tăng căng thẳng với người dân bản địa.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Định hướng lại cách tiếp cận đúng đắn

Tuần trước, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thực hiện bước đi quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em trong độ tuổi mầm non khi thông qua Luật Giáo dục mầm non mang tính đột phá. Được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc phê chuẩn, luật sẽ có hiệu lực từ 1.6.2025. Với 85 điều khoản chia thành 9 chương, văn bản pháp lý này hướng tới mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng và tính phổ cập của giáo dục mầm non, đồng thời giảm thiểu bất bình đẳng và thúc đẩy mô hình giáo dục theo hướng phục vụ công ích.

ITN
Nghị viện thế giới

Cải cách toàn diện chính sách tuyển dụng và phúc lợi cho giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non giữ vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách trẻ nhỏ, nhưng đang phải đối mặt với nhiều bất cập về thu nhập, phúc lợi và cơ hội nghề nghiệp. Để khắc phục, Luật Giáo dục mầm non mới được ban hành nhằm nâng cao điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhấn mạnh nguyên tắc "cùng công việc, cùng mức lương", áp dụng cho tất cả giáo viên, bất kể giáo viên trong hay ngoài biên chế.