Pháp luật về bảo vệ đất trên thế giới

Sự phát triển của pháp luật về đất đai

Tình trạng mất và suy giảm liên tục của các hệ sinh thái đất trên toàn cầu đòi hỏi thế giới phải xem xét lại căn bản các cơ chế quản lý đất. Thực tế, pháp luật liên quan đến đất đai đã có từ xa xưa với nhiều tiến triển qua các giai đoạn, tất cả nhằm mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên đa chức năng quan trọng này, vốn được coi như nền tảng nghĩa đen của nền văn minh nhân loại.

Manh nha từ rất sớm

Theo The Royal Society, người Ai Cập cổ đại gọi quốc gia của họ là Kemet, có nghĩa là đất đen hoặc đất tối. Đất sét pha bùn đen của thung lũng sông Nile không chỉ đơn giản là phép ẩn dụ cho đất nước mà trong tâm trí của họ đó chính là đất nước. Sự phụ thuộc của con người vào đất sản xuất và tác động của sự suy thoái của nó đối với nền văn minh trong suốt lịch sử đã được chứng minh rõ ràng. Lưỡng Hà từng trải qua ít nhất hai lần thay đổi chế độ thảm khốc do nhiễm mặn đất và xói mòn đất. Các tác giả Hy Lạp và La Mã cũng đề cập nhiều đến lợi ích của chất lượng đất hay mối đe dọa của sự thoái hóa đất, và vào những năm 1500 ở châu Âu, đất được coi là yếu tố then chốt của nền kinh tế. Lịch sử đầy những ví dụ về các cuộc chiến tranh và chinh phục liên quan đến đất đai, thường tương quan với chất lượng đất…

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Năm 2015, ông Qu Dongyu - Tổng Giám đốc Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) khẳng định, mục tiêu của cơ quan này trong tương lai là cải thiện và duy trì sức khỏe của ít nhất 50% đất trên thế giới vào năm 2030. Mục tiêu này đặc biệt cấp thiết khi 1/3 đất trên thế giới ngày nay đang trong tình trạng bạc màu hoặc rất bạc màu và phải đối mặt với nhiều quá trình thoái hóa do việc quản lý đất không bền vững gây ra.

Những nỗ lực sớm nhất được biết đến để đặt giá trị kinh tế trên đất sản xuất là việc phân loại và lập bản đồ đất của Trung Quốc được tạo ra từ năm 2000 trước Công nguyên cho mục đích đánh thuế. Nhiều dân tộc cổ đại khác cũng bắt đầu các hệ thống tương tự.

Song có lẽ văn bản luật lâu đời nhất còn tồn tại giải quyết rõ ràng về đất là trong Digesta của Hoàng đế Đông La Mã Justinian, được xuất bản vào Thế kỷ thứ VI, nhưng bao gồm các luật có từ nhiều thế kỷ trước đó. Mặc dù không có hàm ý rõ ràng rằng đất là nguồn tài nguyên khan hiếm ở Đế chế La Mã, nhưng những sắc lệnh này khiến người ta không nghi ngờ gì rằng đất có tầm quan trọng lớn đối với tất cả mọi người tham gia vào việc sử dụng nó, từ câu hỏi ai được hưởng lợi từ nó cho đến người chịu trách nhiệm duy trì nó.

Phát triển mạnh trong thời hiện đại

Trong thời kỳ hiện đại, các trường hợp cụ thể đầu tiên của luật đất đai thường được khởi xướng để đối phó với mối đe dọa xói mòn đất nghiêm trọng. Ví dụ mang tính biểu tượng nhất là sự kiện Cơn bão đen Dust bowl của Mỹ vào những năm 1930, dẫn đến sự ra đời luật quan trọng đầu tiên liên quan đến đất ở xứ sở cờ hoa - Đạo luật Bảo tồn đất năm 1935. Thực tế, ngay cả trước đó xói mòn đất đã được coi là mối đe dọa luôn luôn hiện hữu đối với nông dân Mỹ và sản xuất lương thực.

Đến những năm 1870, đã có nhận thức rộng rãi trên thế giới về vấn đề xói mòn. Phong trào môi trường nổi lên ở châu Âu và châu Mỹ cũng ảnh hưởng ngày càng lớn đến chính sách, và luật bảo vệ rừng kết hợp nguyên tắc bảo tồn đất đã xuất hiện, ví dụ ở Mỹ từ năm 1873 và ở New Zealand năm 1874. Năm 1894, Mỹ cấm chăn thả gia súc trong các khu bảo tồn liên bang để ngăn chặn sự suy thoái đất và vào năm 1901, bang Punjab của Ấn Độ, dưới sự quản lý của Anh, đã thông qua luật bảo tồn đất và nước đầu tiên. Đạo luật Bảo tồn đất Punjab vẫn còn hiệu lực ngày nay. Năm 1907, Quốc hội Iceland cũng thông qua luật bảo tồn đất đầu tiên.

Sau đó, ít nhất ba công cụ khái niệm tiên phong liên quan đến đất đã được tạo ra trên thế giới: đó là Phân loại đất, phương pháp luận phân loại khả năng đất đai (LCC) và phương trình mất đất phổ dụng (USLE). Những điều này làm thay đổi hoàn toàn khoa học, quản lý và luật pháp quốc tế về đất.

Từ những năm 1930, các quốc gia khác nhanh chóng thông qua luật đất đai của riêng mình. An ninh lương thực là động lực chính, nhưng sự mất mát cảnh quan nông thôn và vùng hoang dã cũng thúc đẩy việc xây dựng, củng cố hệ thống pháp luật về đất. Các hình thức bảo vệ môi trường khác cũng được thực hiện trong suốt thế kỷ XX, chẳng hạn như việc tạo ra các vành đai xanh xung quanh các thành phố, thậm chí ngay từ năm 1901. Tuy nhiên, vào những năm 1940, Thế giới II đã tác động đến việc sản xuất và phân phối lương thực, đặc biệt là ở châu Âu, thúc đẩy sự tự cường hơn nữa. Sau chiến tranh, năng suất nông nghiệp có tầm quan trọng mới và kỹ thuật đánh giá đất mới đã được nhiệt tình áp dụng.

Ở Anh, ngay cả trước khi chiến tranh kết thúc, Báo cáo Scott về sử dụng đất nông thôn khuyến nghị bảo vệ “đất nông nghiệp tốt”, nhưng cũng báo hiệu một cách tiếp cận quy hoạch mới kết hợp tiện ích cảnh quan vì sự phát triển bền vững. Báo cáo được đưa vào Sách trắng năm 1944- Kiểm soát việc sử dụng đất, mở đường cho một trong những chính sách quy hoạch cấp tiến và sớm nhất thuộc loại này ở bất kỳ đâu.

Kỷ nguyên sau chiến tranh đáng chú ý với việc thành lập các tổ chức toàn cầu và khu vực như Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và Liên minh châu Âu (EU), tất cả đều là công cụ liên quan đến quản lý đất đai và đất đai. Ngay sau khi được thành lập vào năm 1945, FAO đã bắt tay vào nỗ lực quốc tế chính thức đầu tiên trên thế giới nhằm giải quyết vấn đề bảo tồn đất như một vấn đề toàn cầu, thông qua một báo cáo và hội nghị vào năm 1948. Nền tảng của các sáng kiến ​​này là nhận thức ngày càng tăng về tác động kinh tế của sự suy thoái đất đối với xã hội nói chung cũng như người sử dụng đất cá nhân, với những gợi ý có tầm nhìn xa về việc định giá các dịch vụ hệ sinh thái và các tác động đối với chính sách của Chính phủ.

Năm 1949, nhà thực vật học Aubreville đặt ra thuật ngữ sa mạc hóa để mô tả quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp ở những vùng khô hạn hoặc bán khô hạn sang trạng thái không thể canh tác, thiếu khả năng tồn tại sinh thái do sự kết hợp của các yếu tố khí hậu và con người. Đến năm 1958, Chính phủ Trung Quốc thừa nhận mối đe dọa của sa mạc hóa đối với cuộc sống của gần 200 triệu người, và bắt đầu các chương trình trồng rừng từ năm 1978. Bất chấp những tranh cãi về ý nghĩa của nó, khái niệm sa mạc hóa đã trở thành và tiếp tục là động lực quan trọng của các sáng kiến ​​quản lý đất bền vững được thiết kế để giải quyết tình trạng thoái hóa đất.

Quốc tế

Nguồn: ilo.org
Quốc tế

Bước tiến mới chống "nô lệ thời hiện đại"

Hội đồng châu Âu đã nhất trí thông qua đạo luật nhằm cấm các sản phẩm được sản xuất bằng lao động cưỡng bức bán trên thị trường EU hoặc xuất khẩu; tín hiệu đèn xanh của Hội đồng đánh dấu bước lập pháp quan trọng cuối cùng trong quá trình ban hành quy định mới, sau khi Nghị viện châu Âu thông qua vào tháng 4 vừa qua.

Hoàn thành lời hứa với cử tri
Quốc tế

Hoàn thành lời hứa với cử tri

Khi nhiệm kỳ Tổng thống của ông Joe Biden đang bước vào những tháng cuối cùng, chính quyền của ông đang gấp rút thực hiện các chương trình quan trọng, nhằm phân bổ nguồn lực cũng như bảo vệ các thành tựu chính sách, trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 tới. Giai đoạn này không chỉ mang ý nghĩa củng cố di sản chính trị của ông Joe Biden mà còn thể hiện quyết tâm của ông trong việc hoàn thành các cam kết với người dân Mỹ.

Philippines ban hành luật áp thuế VAT 12% đối với nhà cung cấp dịch vụ số nước ngoài
Thế giới 24h

Philippines ban hành luật áp thuế VAT 12% đối với nhà cung cấp dịch vụ số nước ngoài

Philippines đã có bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thuế khi Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. ký ban hành một đạo luật áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 12% đối với các nhà cung cấp dịch vụ số (DSP) nước ngoài không có trụ sở tại Philippines nhưng cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng tại đây. Cho tới nay, động thái này đã giúp bảo đảm cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế số, đưa Philippines theo kịp các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Singapore, và Thái Lan, những nước đã áp dụng các quy định tương tự.

COP29: Các quốc gia giàu cam kết không xây mới nhà máy điện than
Quốc tế

COP29: Các quốc gia giàu cam kết không xây mới nhà máy điện than

Tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra ở Baku (Azerbaijan) hôm 20.11, 25 quốc gia đã cam kết không xây dựng thêm nhà máy điện than nếu không có biện pháp kiểm soát khí thải, nhằm đẩy nhanh quá trình loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm này.

Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá 900.000 người di cư không giấy tờ
Quốc tế

Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá 900.000 người di cư không giấy tờ

Bộ trưởng Di trú Elma Saiz của Đảng Công nhân Xã hội Tây Ban Nha thông báo, Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá khoảng 300.000 người di cư không có giấy tờ mỗi năm trong 3 năm tới. Các cải cách này nhằm mục đích mở rộng lực lượng lao động của đất nước và thúc đẩy nền kinh tế.

https://iptp11.nac.org.kh/
Quốc tế

Biểu tượng của sự đồng thuận và hòa hợp toàn cầu

Nghị viện Quốc tế về Bao dung và Hòa bình (IPTP) là tổ chức toàn cầu được thành lập nhằm hướng tới thúc đẩy sự bao dung, hòa bình và hợp tác quốc tế thông qua ngoại giao nghị viện và các sáng kiến hợp tác đa phương. IPTP tập trung vào việc xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, thúc đẩy sự thấu hiểu giữa các nền văn hóa, tôn giáo và dân tộc, nhằm giảm thiểu xung đột và tạo nền tảng cho hòa hợp bền vững.

Anh và Ấn Độ sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do
Quốc tế

Anh và Ấn Độ sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do

Trong cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Brazil, hai nhà lãnh đạo Anh và Ấn Độ khẳng định sẽ nối lại các cuộc đàm phán bị đình trệ để thống nhất một thỏa thuận thương mại tự do.

EU thông qua các luật thúc đẩy vận tải biển bền vững và an toàn
Quốc tế

EU thông qua các luật thúc đẩy vận tải biển bền vững và an toàn

Nhằm xây dựng ngành vận tải biển an toàn, sạch sẽ và hiện đại hơn, mới đây Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua 4 luật thuộc gói lập pháp “An toàn hàng hải”. Các quy định này sửa đổi các chỉ thị liên quan đến điều tra tai nạn hàng hải, ô nhiễm từ tàu biển, tuân thủ yêu cầu của quốc gia treo cờ và kiểm soát tàu thuyền tại cảng.

Nhành olive với lằn ranh đỏ
Quốc tế

Nhành olive với lằn ranh đỏ

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị định hướng mới cho quan hệ Mỹ - Trung, ông đã tận dụng cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp mãn nhiệm tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Lima, Peru để gửi đi thông điệp kép: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của ông Donald Trump, nhưng đồng thời lưu ý về "lằn ranh đỏ" không thể thương lượng. Động thái này nhấn mạnh những rủi ro tiềm tàng trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia
Việt Nam và các nước

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 - 23.11 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngày 18.11, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Armenia do Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Ninh Bình.

Chương trình thí điểm miễn thị thực ngắn hạn của Trung Quốc: Cân bằng lợi ích
Quốc tế

Chương trình thí điểm miễn thị thực ngắn hạn của Trung Quốc: Cân bằng lợi ích

Chương trình miễn thị thực đã giúp Trung Quốc thu hút hơn 17 triệu du khách trong 7 tháng năm 2024. Sự gia tăng đột biến về du lịch là một lợi ích cho nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và có thể tăng cường chiến lược ngoại giao của đất nước. Tuy nhiên, chương trình này lại có thể dẫn tới tình trạng du lịch quá mức, gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng địa phương và làm gia tăng căng thẳng với người dân bản địa.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Định hướng lại cách tiếp cận đúng đắn

Tuần trước, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thực hiện bước đi quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em trong độ tuổi mầm non khi thông qua Luật Giáo dục mầm non mang tính đột phá. Được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc phê chuẩn, luật sẽ có hiệu lực từ 1.6.2025. Với 85 điều khoản chia thành 9 chương, văn bản pháp lý này hướng tới mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng và tính phổ cập của giáo dục mầm non, đồng thời giảm thiểu bất bình đẳng và thúc đẩy mô hình giáo dục theo hướng phục vụ công ích.

ITN
Nghị viện thế giới

Cải cách toàn diện chính sách tuyển dụng và phúc lợi cho giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non giữ vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách trẻ nhỏ, nhưng đang phải đối mặt với nhiều bất cập về thu nhập, phúc lợi và cơ hội nghề nghiệp. Để khắc phục, Luật Giáo dục mầm non mới được ban hành nhằm nâng cao điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhấn mạnh nguyên tắc "cùng công việc, cùng mức lương", áp dụng cho tất cả giáo viên, bất kể giáo viên trong hay ngoài biên chế.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Giáo dục nâng cao từ cấp mầm non và những hệ lụy

Giáo dục mầm non không chỉ là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng và nhận thức cơ bản, mà còn là giai đoạn quan trọng xây dựng nền tảng học tập lâu dài và nhân cách của trẻ. Tại Trung Quốc, giáo dục mầm non được coi là dịch vụ phúc lợi công thiết yếu, được nhà nước chú trọng đầu tư và quản lý. Từ những năm 1950, khi Hội đồng Nhà nước đưa ra những quyết định đầu tiên về cải cách hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non đã bắt đầu phát triển có hệ thống và tổ chức rõ ràng.

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
Việt Nam và các nước

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MAM) ở Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 18 - 19.11. Các nhà lãnh đạo G20 sẽ thảo luận để xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề toàn cầu như chống đói nghèo, cải cách quản trị toàn cầu, đánh thuế giới siêu giàu, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Chọn nhân sự dựa trên lòng trung thành, ông Trump gây hoang mang dư luận
Quốc tế

Chọn nhân sự dựa trên lòng trung thành, ông Trump gây hoang mang dư luận

Nỗi lo sợ rằng nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump sẽ cực đoan hơn nhiệm kỳ đầu tiên ngày càng gia tăng trong bối cảnh ông đưa ra hàng loạt lựa chọn nhân sự cấp cao gây sốc dư luận. Các nhà phân tích cho rằng, những lựa chọn này cho thấy ông đề cao lòng trung thành cá nhân, một điều rút kinh nghiệm từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông.