Mỹ "hụt hơi" trong cuộc đua thương mại số ở châu Á?

Thương mại kỹ thuật số đã giúp giảm đáng kể chi phí tham gia vào thương mại quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp của các chuỗi giá trị toàn cầu và kết nối nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Công nghệ số do vậy, chắc chắn sẽ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, thị trường và cơ hội mới để phát triển kinh doanh. Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tìm cách tận dụng tiềm năng tăng trưởng này, mặc dù với các mức độ thành công khác nhau.

RCEP và IPEF với mục tiêu thương mại số

Theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế kỹ thuật số đóng góp hơn 1,5% GDP toàn cầu - phần lớn trong số này đến từ thương mại kỹ thuật số, trải dài từ thương mại hàng hóa công nghệ đến các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật số.

Nguồn: SCMP
Mỹ đang bị dẫn trước trong cuộc đua thương mại số ở châu Á. Nguồn: SCMP

Gần đây, các cách tiếp cận thương mại kỹ thuật số đang được đa dạng hóa, đặc biệt là ở Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cả hai đều đã tăng cường ảnh hưởng của mình trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số thông qua các khuôn khổ kinh tế khác nhau, bao gồm Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Khuôn khổ Kinh tế thịnh vượng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF). Nhưng dường như RCEP do Trung Quốc dẫn đầu đang làm nhiều hơn để thúc đẩy thương mại kỹ thuật số và các loại hình thương mại khác trong khi IPEF còn mơ hồ và thiếu khả thi.

IPEF do Mỹ khởi xướng vào ngày 23.5.2022, mời Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, và một số nước Đông Nam Á như Brunei, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam tham gia. IPEF nhằm mục đích xác định các mục tiêu chung xung quanh bốn trụ cột: thương mại, chuỗi cung ứng, nền kinh tế sạch và nền kinh tế công bằng. Trụ cột thương mại nêu bật tính cấp thiết của hợp tác thương mại kỹ thuật số, hướng tới thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số toàn diện bằng cách theo đuổi các quy định tiêu chuẩn cao trong kinh tế kỹ thuật số, trong đó có tiêu chuẩn đối với các luồng dữ liệu xuyên biên giới và bản địa hóa dữ liệu..., đồng thời giải quyết các vấn đề như quyền riêng tư trực tuyến và sử dụng trí tuệ nhân tạo mang tính phân biệt đối xử. Thay vì xử lý thương mại kỹ thuật số như một vấn đề phụ trợ, IPEF đặt vấn đề này lên hàng đầu và trung tâm.

Ngược lại, với tư cách là khối thương mại lớn nhất thế giới hiện nay, RCEP đưa ra các điều chỉnh về thuế quan, cơ chế giải quyết tranh chấp và các biện pháp khắc phục thương mại nhằm tạo ra khả năng hợp tác và cam kết tốt hơn để đạt được các mục tiêu chung. Chương 12 của Hiệp định này hướng đến mục tiêu thúc đẩy thương mại điện tử cũng như tạo ra một môi trường pháp lý, chính sách hỗ trợ cho nó, bao gồm giao dịch không cần giấy tờ, sử dụng rộng rãi hơn và dễ dàng hơn chữ ký điện tử, giảm bớt quy định, linh hoạt trong lưu trữ dữ liệu và truyền dữ liệu xuyên biên giới. Ngoài ra, chương 12 kêu gọi hợp tác để trao quyền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng thương mại điện tử, xây dựng năng lực chung, chia sẻ các phương pháp hay nhất, thiết lập cơ cấu bảo vệ người tiêu dùng, minh bạch hơn về quy định và hợp tác trong an ninh mạng. Hai khía cạnh đặc biệt nổi bật của Chương 12 là các lệnh cấm đối với các cơ sở máy tính được bản địa hóa và dữ liệu được bản địa hóa.

Vai trò đầu tàu

RCEP đề cập đến thương mại kỹ thuật số dưới dạng thương mại điện tử với các mặt hàng truyền thống được giao dịch và vận chuyển với sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật số. RCEP sẽ tạo ra các cơ hội kinh tế số bằng cách thúc đẩy hợp tác trong các hoạt động nghiên cứu và đào tạo, nâng cao năng lực và trao quyền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các nền tảng thương mại điện tử.

Đây là một lợi ích quan trọng vì thương mại kỹ thuật số còn tương đối mới trong cơ chế thương mại toàn cầu và hầu hết các thành viên RCEP cần các mức hỗ trợ khác nhau để chuyển đổi kỹ thuật số. Trung Quốc đang nỗ lực để thể hiện mình như một quốc gia đi đầu trong quá trình hỗ trợ này cho các nước thành viên. Mô hình kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc đã trở thành mô hình hàng đầu ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Một số công ty lớn của Trung Quốc, bao gồm WeChat và Alipay, đã đi tiên phong trong các khoản thanh toán xuyên biên giới và phát triển các phương thức mà các công ty khác có thể học tập. Bằng cách khẳng định ảnh hưởng của mình trong RCEP, Trung Quốc tìm cách hồi sinh cơ chế thương mại kỹ thuật số ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trong khi đó, trong những thập kỷ gần đây, Mỹ đã rút lại vai trò lãnh đạo lịch sử của mình trong thương mại quốc tế. Thỏa thuận thương mại thực sự cuối cùng được Quốc hội Mỹ phê chuẩn ở châu Á là Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Hàn Quốc được ký kết vào năm 2007 và có hiệu lực vào năm 2012. Trong khi đó, theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), số lượng các thỏa thuận thương mại khu vực được ký kết trên thế giới từ năm 2007 - 2021 đã tăng từ 164 lên 354.

Mỹ, kiến trúc sư của phần lớn hệ thống thương mại dựa trên luật lệ ngày nay, trong những thập kỷ gần đây nhìn chung chỉ quan sát khi những nguyên tắc thương mại hiện đại được tạo ra xung quanh mình. Chính vì vậy, khi xây dựng cấu trúc của IPEF, Tổng thống Biden đã tính đến các thực tế chính trị hiện tại, thiết lập theo cấu trúc không giống như một thỏa thuận thương mại truyền thống, không đòi hỏi phải có sự chấp thuận của Quốc hội. Điều này có thể thấy, việc Mỹ thúc đẩy thành lập IPEF trong đó với những tham vọng về kinh tế kỹ thuật số phần lớn bắt nguồn từ những lo ngại về ảnh hưởng suy yếu của họ ở châu Á, hơn là vì những cân nhắc kinh tế.

Cơ chế tuân thủ

RCEP đi kèm với cách tiếp cận chấp nhận hoặc từ bỏ, buộc các quốc gia thành viên phải tuân thủ các điều khoản được nêu trong thỏa thuận. Nhưng khi thực hiện các điều khoản về thương mại điện tử, RCEP tôn trọng lợi ích quốc gia của các quốc gia thành viên để quyết định các biện pháp phù hợp với hoàn cảnh của họ.

Ngược lại, IPEF áp dụng cách tiếp cận linh hoạt cho phép các quốc gia thành viên từ chối bất kỳ trụ cột nào mà họ không quan tâm, điển hình là việc Ấn Độ từ chối tham gia Trụ cột 1 tập trung vào thương mại. Sự ràng buộc khá lỏng lẻo này làm cho một số cam kết của khuôn khổ IPEF khó có thể được thực hiện.

Như vậy, nếu không có gì đảm bảo rằng những cải cách trong nước sẽ được thực hiện một cách bình đẳng, các quốc gia thành viên sẽ miễn cưỡng xúc tiến các bước cải cách, dẫn đến quan hệ đối tác không hiệu quả. Ngoài ra, việc IPEF thiếu các ưu đãi kinh tế  - bao gồm cả những cam kết về điều chỉnh thuế quan - cũng làm giảm sức hấp dẫn của khuôn khổ đối với các quốc gia thành viên.

Cơ chế giải quyết tranh chấp

Về cơ chế tuân thủ, các thành viên RCEP có thể sử dụng các cơ chế phòng vệ thương mại và giải quyết tranh chấp. Nhưng chương thương mại điện tử của RCEP không thuộc thẩm quyền của các cơ chế giải quyết tranh chấp, khiến cho bất kỳ tranh chấp nào về việc diễn giải và thực thi đều phải được đàm phán một cách thiện chí. Đánh giá chung 5 năm sắp tới của RCEP cho phép các quốc gia thành viên đánh giá lại liệu các cơ chế giải quyết tranh chấp này có nên áp dụng cho các tranh chấp liên quan đến thương mại điện tử hay không.

Trong khi đó với IPEF, việc thiếu các cơ chế giải quyết tranh chấp hoặc các biện pháp khắc phục thương mại khác cho thấy nó khó có thể thực thi được. Hiện Mỹ vẫn chưa quyết định liệu IPEF có áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp ràng buộc hay bất kỳ biện pháp khắc phục thương mại nào hay không.

IPEF cũng không đưa ra các điều chỉnh thuế quan hoặc các cam kết tiếp cận thị trường truyền thống, tạo ra sự do dự về việc liệu các điều khoản có được thi hành hay không. Các hiệp định thương mại sẽ có xu hướng không hiệu quả nếu không có các biện pháp thuế quan trả đũa như một biện pháp ngăn chặn. 

Nếu dựa vào IPEF để thúc đẩy cạnh tranh trong cuộc đua thương mại kỹ thuật số ở khu vực châu Á, Mỹ sẽ cần nỗ lực nhiều hơn nữa để cạnh tranh với ảnh hưởng khu vực của Trung Quốc. Vì trên thực tế, IPEF không mang lại những lợi ích khả thi như điều chỉnh thuế quan, tiếp cận thị trường chung, nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật trong việc phát triển các khuôn khổ thương mại kỹ thuật số - những khía cạnh đều có trong RCEP.

Quốc tế

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ

Sáng 15.1, Tổng thống bị luận tội của Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bị bắt giữ trong một chiến dịch thực thi pháp luật quy mô lớn tại khu phức hợp tổng thống, khiến ông trở thành vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc bị bắt giữ. Mặc dù kiên quyết khẳng định cơ quan chống tham nhũng không có thẩm quyền điều tra hành động của ông nhưng ông đã tuân thủ lệnh bắt giữ để tránh nguy cơ xảy ra xung đột bạo lực.

Sri Lanka nỗ lực thúc đẩy tài chính khí hậu
Quốc tế

Sri Lanka nỗ lực thúc đẩy tài chính khí hậu

Sri Lanka đã và đang đóng vai trò ngày càng tích cực trong diễn ngôn toàn cầu về tài chính khí hậu cho các nền kinh tế “dễ bị tổn thương”. Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake được kỳ vọng tập trung vào việc thiết lập các cơ chế thể chế cần thiết để duy trì những nỗ lực này.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực
Thế giới 24h

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực

Một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza dự kiến sẽ được công bố trong vài giờ tới sau khi đạt được "bước đột phá" vào lúc nửa đêm ngày 13.1 trong các cuộc đàm phán tại Doha với sự tham dự của các phái viên của cả tổng thống Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc năm 2025: Triển vọng và rủi ro
Quốc tế

Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc năm 2025: Triển vọng và rủi ro

Năm 2025 được kỳ vọng là một năm lạc quan cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc sau khi hai nước đã có bước đi mang tính bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi đường hướng mối quan hệ vốn được định hình ​​trong nửa thập kỷ qua. Lần đầu tiên trong lịch sử gần đây, sự thù địch đã lùi lại phía sau, nhường chỗ cho ý định hợp tác. Tuy nhiên, sự trở lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ ảnh hưởng tới tiến trình "tan băng" của mối quan hệ này.

Syria trước cơ hội bình thường hóa quan hệ với phương Tây
Thế giới 24h

Syria trước cơ hội bình thường hóa quan hệ với phương Tây

Bộ trưởng Ngoại giao các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ họp vào cuối tháng 1 để thảo luận về việc nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Syria. Các quốc gia phương Tây chủ chốt khác cũng đang có động thái tương tự. Đó là nội dung cuộc họp giữa các nhà ngoại giao EU và Ảrập về tương lai Syria, diễn ra hôm 12.1.

Trung Quốc công bố 16 biện pháp thúc đẩy tăng trưởng khu vực miền Trung
Quốc tế

Trung Quốc công bố 16 biện pháp thúc đẩy tăng trưởng khu vực miền Trung

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) vừa công bố 16 biện pháp trong năm lĩnh vực quan trọng để thúc đẩy sự trỗi dậy của khu vực trung tâm của đất nước trong kỷ nguyên mới. Những sáng kiến ​​này nhằm tăng cường vai trò của khu vực này như một trung tâm nội địa cạnh tranh cho kết nối toàn cầu, thúc đẩy việc bồi dưỡng và phát triển các lực lượng sản xuất chất lượng mới trong khu vực.

Dự báo kinh tế Trung Quốc năm 2025
Quốc tế

Dự báo kinh tế Trung Quốc năm 2025

Trung Quốc trong năm 2024 đã phải vật lộn với cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài, khối nợ của chính quyền địa phương và thị trường lao động trì trệ - những vấn đề làm suy yếu niềm tin vốn đã mong manh của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Triển vọng tương lai của Trung Quốc được dự báo tương đối ảm đạm và tờ Nikkei Asia đã đưa ra những điều mà thế giới quan tâm nhất về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm nay.

Ngân hàng sẽ phát hiện gian lận theo thời gian thực từ giữa năm 2025
Quốc tế

Ngân hàng sẽ phát hiện gian lận theo thời gian thực từ giữa năm 2025

Các tổ chức tài chính của Singapore sẽ phải triển khai tính năng phát hiện gian lận theo thời gian thực để kịp thời ngăn chặn nguy cơ tài khoản của khách hàng bị lừa đảo rút tiền, bắt đầu từ giữa năm 2025. Đây là khuyến nghị quan trọng đã được bổ sung vào Khung trách nhiệm chung (SRF), ​​được Cơ quan Tiền tệ Singapore triển khai vào ngày 16.12.2024, sau quá trình tham vấn công khai kéo dài hai tháng.

Quốc gia đầu tiên cho phép đóng băng tài khoản để bảo vệ nạn nhân
Nghị viện thế giới

Quốc gia đầu tiên cho phép đóng băng tài khoản để bảo vệ nạn nhân

Ngày 7.1.2025, Quốc hội Singapore đã thông qua luật mới với các biện pháp chưa từng có để bảo vệ nạn nhân của lừa đảo trực tuyến. Động thái pháp lý này đưa Singapore trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trao quyền cho cảnh sát có thể kiểm soát tài khoản ngân hàng cá nhân nhằm sớm ngăn chặn hành vi lừa đảo trực tuyến.

Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria
Quốc tế

Vượt lên gian nan, tìm hướng đi mới

Sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào ngày 8.12.2024, chính quyền mới của Syria đối mặt với một nền kinh tế kiệt quệ do chiến tranh kéo dài và các lệnh trừng phạt quốc tế. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao và đồng nội tệ suy yếu nghiêm trọng, việc phục hồi nền kinh tế Syria trở thành thách thức lớn.

Trung Quốc mở rộng chương trình đổi hàng tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế
Thế giới 24h

Trung Quốc mở rộng chương trình đổi hàng tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế

Trung Quốc mới đây có thêm động thái thúc đẩy tiêu dùng, mở rộng trợ cấp theo chương trình đổi cũ lấy mới thiết bị gia dụng bao gồm máy điều hòa, máy giặt, nồi cơm điện... trong bối cảnh các thách thức bên ngoài gia tăng có thể đe dọa lĩnh vực xuất khẩu vốn đang giữ vai trò trụ cột cho nền kinh tế còn yếu của nước này.

Bước đi quan trọng
Quốc tế

Bước đi quan trọng

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) khởi đầu năm 2025 bằng một bước tiến ngoạn mục với sự gia nhập của Indonesia - quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, đồng thời là nền kinh tế hàng đầu khu vực Ðông Nam Á. Giới quan sát nhận định, việc kết nạp Indonesia sẽ củng cố nỗ lực của khối nhằm nâng cao vị thế địa chính trị toàn cầu, cũng như tăng cường hợp tác ở Nam bán cầu.