Mối hiểm hoạ từ rác thải điện tử

Báo cáo mới đây của Cơ quan Giám sát rác thải điện tử toàn cầu thuộc Liên Hợp Quốc cho thấy, lượng rác thải điện tử toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục và đang tăng nhanh gấp 5 lần so với tốc độ tái chế. Tình trạng này gây ra một loạt vấn đề về sức khỏe, môi trường và khí hậu, nếu không có những biện pháp kịp thời đây sẽ là một hiểm họa khôn lường cho nhân loại.

Rác thải điện tử (e-waste) là những sản phẩm điện hoặc điện tử ở vòng đời cuối như hư hỏng, lỗi thời... và những loại rác này có thể đem tái chế được. Tuy nhiên, trong loại rác thải này thường chứa nhiều các chất độc chì, thủy ngân... đe dọa đến môi trường và sức khỏe của con người.

Những con số đáng lo ngại

Báo cáo cho thấy, vào năm 2022, thế giới đã tạo ra 62 triệu tấn rác thải điện tử, tăng 82% so năm 2010. Số rác thải này có thể lấp đầy hơn 1,5 triệu chiếc xe tải có trọng tải 40 tấn. Với tình trạng này, ước tính vào năm 2030, tỷ lệ này sẽ tăng thêm 32%, lên 82 triệu tấn.

Chuyên gia khoa học cấp cao của Viện Đào tạo và nghiên cứu của LHQ, ông Kees Baldé cho biết, thông thường mỗi người dân ở một quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) hoặc Mỹ có thể tạo ra tới 20kg rác thải điện tử mỗi năm. Các chuyên gia ước tính khoảng 800.000 tấn rác thải điện tử cũ hàng năm đang được chuyển từ các nước phát triển sang các nước ở Nam bán cầu. Số lượng các tấm pin mặt trời bị lãng phí đang tăng nhanh chóng, dự kiến sẽ tăng gấp 4 lần hiện nay vào năm 2030. Đó là nguyên nhân chủ yếu tạo nên rác thải điện tử.

Ảnh: Getty Image
Ảnh: Getty Image

Không chỉ vậy, khoảng 1,39 tỷ chiếc điện thoại di động đã được bán trên toàn cầu và ước tính hơn 5 tỷ chiếc đã bị vứt đi vào năm 2023.

Mặc dù số lượng rác thải điện tử tăng chóng mặt, nhưng công suất tái chế lại không theo kịp đà tăng này; báo cáo của LHQ tính toán kể từ năm 2010, tốc độ tăng trưởng của rác thải điện tử đã nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của hoạt động thu gom và tái chế chính thức gần gấp 5 lần. Chẳng hạn, trong tổng số sản phẩm điện tử bị bỏ đi trong năm 2022, chỉ khoảng 22,3% được thu gom và tái chế. 

Người sáng lập và Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của Mạng lưới hành động Basel Jim Puckett đánh giá kết luận báo cáo nói trên của LHQ là “ảm đạm”. Những con số trong báo cáo cho thấy, các nhà sản xuất đang thể hiện “sự thiếu trách nhiệm” về những gì xảy ra với sản phẩm của họ khi hết vòng đời.

Mối nguy hại đối với môi trường và con người

Sự bùng nổ về rác thải điện tử hiện nay có thể trở thành mối nguy hại lớn cho môi trường và con người, vì phần lớn rác thải điện tử có vi mạch điều khiển chứa các thành phần độc hại như thủy ngân, bromua… Khi chúng bị vứt bỏ, các chất này có thể rò rỉ và ngấm vào đất, vào nguồn nước gây ô nhiễm môi trường.

Khi con người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với rác thải điện tử (như sử dụng nguồn nước hay ăn uống thực vật trồng ở khu vực nhiễm độc do rác thải) sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và thậm chí là có thể bị ung thư.

Hơn nữa, sản xuất các thiết bị điện tử đòi hỏi sử dụng nhiều tài nguyên và năng lượng. Khi các thiết bị này trở thành rác, nếu không được tái chế và xử lý, các tài nguyên quý hiếm như kim loại quý, đồng, bạc, vàng… theo đó cũng sẽ bị lãng phí.

Không những vậy, kể cả khi người tiêu dùng không còn sử dụng các thiết bị như laptop, smartphone... những sản phẩm này khi hết vòng đời nếu không được xử lý và loại bỏ các dữ liệu đúng cách, sẽ có nguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng, đánh cắp thông tin cá nhân...

Cần chung tay hành động  

Ông Jim Puckett khẳng định, tác hại của rác thải điện tử đến môi trường, khí hậu và sức khỏe con người là điều không phải bàn cãi. Do đó, việc quản lý và xử lý rác thải điện tử đúng cách sẽ giúp giảm tình trạng ô nhiễm  toàn cầu.

Trên thực tế, việc tái chế kim loại từ rác thải điện tử thay vì chiết xuất nguyên liệu thô mới, đã giảm được khoảng 52 triệu tấn khí thải CO2 vào năm 2022. Việc quản lý tốt hơn chất thải điện tử như tủ lạnh và máy điều hòa không khí thải ra chất làm lạnh như chlorofluorocarbons - loại khí nhà kính mạnh, cũng có thể làm giảm tác động khí hậu của chất thải này.

Mặc dù mối lo ngại toàn cầu về rác thải điện tử ngày một tăng, song chỉ có 81 quốc gia có chính sách về rác thải điện tử vào năm 2023, trong đó có EU và Ấn Độ; tại Ấn Độ, từ lâu người dân đã có thói quen sửa chữa các đồ bị hỏng thay vì mua mới. Thói quen này đã giúp hạn chế việc vứt bỏ sản phẩm điện tử. Trong điều kiện những thiết bị không thể sửa được, chúng sẽ được thu gom và phân tách. Linh kiện còn có thể sử dụng hoặc tái chế sẽ được để riêng để bán cho thương lái.

Tại châu Âu, vào đầu năm nay, Nghị viện châu Âu (EP) đã ủng hộ mạnh mẽ quyền được sửa chữa ở tất cả 27 quốc gia thành viên. Một số quốc gia còn phát phiếu sửa chữa, bảo hành cho người dân, chi phí sẽ do nhà nước chi trả. Pháp cũng dán tem khả năng sửa chữa lên sản phẩm để người dân nắm được thông tin trước khi chọn mua.

Tuy nhiên tại Mỹ - một trong những quốc gia có lượng rác thải điện tử lớn nhất thế giới, vẫn chưa có luật liên bang quy định việc tái chế đồ điện tử. Duy chỉ riêng thủ đô Washington D.C đã thực hiện các quy định về loại rác thải nói trên. 

Theo ông Baldé, ngay cả ở những nơi có luật về rác thải điện tử, việc thực thi "vẫn là một thách thức không nhỏ". Do đó, một trong những cách tốt nhất để bắt đầu giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải điện tử là các nước phát triển cần chấm dứt việc mang rác thải điện tử đến các quốc gia không có khả năng giải quyết chúng. Vì ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, rác thải điện tử đều được đưa đến bãi chôn lấp do hệ thống tái chế không có khả năng xử lý, từ đó đe dọa gây ô nhiễm và tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.

Ngoài ra, chuyên gia của LHQ còn kêu gọi các nước trên thế giới cần đầu tư hơn nữa vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy việc sửa chữa và tái sử dụng, ngăn chặn vận chuyển rác thải điện tử bất hợp pháp…Bên cạnh những nỗ lực của chính phủ, ý thức và trách nhiệm đối với các vấn đề về rác thải điện tử của người tiêu dùng, ngành công nghiệp sản xuất, chính quyền các địa phương cũng cần được nâng cao hơn nữa.

Quốc tế

Cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27.10
Quốc tế

Nhật Bản trước thềm cuộc tổng tuyển cử 2024

Chiến dịch tranh cử cho cuộc đua vào Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu, với danh sách hơn 1.300 ứng cử viên đến từ 11 đảng và tổ chức chính trị tham gia tranh cử. Giới quan sát nhận định, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía, cuộc tổng tuyển cử lần này sẽ xem là cơ hội để Nhật Bản giải quyết những khủng hoảng trong nước, củng cố lại hệ thống chính trị và tạo tiền đề cần thiết thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL
Quốc tế

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có binh sĩ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL), trong đó nhiều nước là đồng minh của Israel, đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để gia tăng áp lực ngoại giao đối với Israel, buộc nước này có biện pháp bảo vệ và tôn trọng lực lượng của Liên Hợp Quốc (LHQ).

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN
Việt Nam và các nước

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Chiều ngày 17.10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN. Mục tiêu của sự kiện là cung cấp thông tin chính xác, cập nhật và chuyên sâu về hợp tác ASEAN, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, đóng góp và hội nhập của Việt Nam trong khối, thông qua các kênh truyền thông.

Bế mạc Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Lào Khóa IX tháng 7.2024
Nghị viện thế giới

Nơi nhân dân các dân tộc Lào gửi gắm niềm tin

Với số lượng đại biểu Quốc hội và khối lượng văn bản luật tăng lên qua các khóa lập pháp, Quốc hội Lào ngày càng khẳng định vai trò là cơ quan đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân các dân tộc Lào; một cơ quan lập pháp không ngừng đổi mới, hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Quốc hội Lào đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA-35 năm 2014. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Hành trình gần 30 năm với những đóng góp tích cực

Quốc hội Lào trở thành thành viên thứ 7 của Tổ chức Liên Nghị viện ASEAN (AIPO) vào năm 1997, sau 5 nước sáng lập gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan (năm 1977) và Việt Nam (1995). Trong suốt 27 năm gia nhập AIPO nay là AIPA, Quốc hội Lào luôn chứng tỏ là một thành viên tích cực, chủ động trong các sáng kiến hợp tác liên nghị viện khu vực.

Chú thích: Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhận chiếc búa Chủ tịch AIPA từ Indonesia tại Lễ bế mạc Đại hội đồng AIPA-44 năm 2023. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản - sẵn sàng cho Đại hội đồng AIPA - 45

Với vai trò Chủ tịch AIPA năm 2024, Quốc hội Lào sẽ đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA lần thứ 45 từ ngày 17 - 23.10 với chủ đề “Vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy hội nhập và tăng trưởng toàn diện của ASEAN”. Với một chuỗi sự kiện quan trọng như: cuộc họp Ban Chấp hành AIPA-45, lễ khai mạc chính thức Đại hội đồng AIPA-45, các cuộc họp của các ủy ban... Đại hội đồng AIPA-45 là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN/AIPA; để chuẩn bị cho chuỗi sự kiện này, Lào đã có một quá trình chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản.

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới
Quốc tế

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 15.10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhất trí thay đổi các quy định cho vay nội bộ, cho phép bơm thêm 30 tỷ USD trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác. Quyết định này nằm trong một loạt những nỗ lực cải cách của ngân hàng nhằm đáp ứng những thách thức mới đặt ra.

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ
Quốc tế

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ

Chính quyền thành phố New Delhi, Ấn Độ bắt đầu áp đặt lệnh cấm hoàn toàn việc sản xuất, cất giữ, bán và sử dụng pháo tại vùng thủ đô cho đến ngày 1.1.2025. Động thái này nhằm chống ô nhiễm không khí tại thủ đô New Delhi và vùng lân cận.

ITN
Quốc tế

Châu Á tiên phong xây dựng cơ sở hạ tầng chống chịu với biến đổi khí hậu

Châu Á, lục địa đang trỗi dậy mạnh mẽ, phải đối mặt với bài toán khó: vừa phát triển kinh tế, vừa ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Bão, lũ lụt, hạn hán... liên tục đe dọa cuộc sống và sự phát triển bền vững của khu vực. Để vượt qua thách thức này, châu Á đang tiên phong với những giải pháp tài chính sáng tạo và tinh thần hợp tác khu vực mạnh mẽ, hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cường, bảo vệ người dân, đồng thời thúc đẩy sự thịnh vượng chung.

Sa mạc Sahara ngập nước sau nửa thế kỷ: Tác động của biến đổi khí hậu?
Quốc tế

Sa mạc Sahara ngập nước sau nửa thế kỷ: Tác động của biến đổi khí hậu?

Mưa lớn chưa từng có ở khu vực đông nam Morocco, được ví bằng lượng mưa của cả một năm, đã khiến khu vực hoang mạc Sahara, nơi nổi tiếng khô cằn, chứng kiến đợt lụt đầu tiên sau 50 năm. Các nhà khí tượng học cảnh báo sự kiện này báo hiệu những hiện tượng thời tiết cực đoan hơn sẽ xuất hiện trong thời gian tới.

Ý đồ của Israel khi nhằm vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc
Quốc tế

Ý đồ của Israel khi nhằm vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Ngày 13.10, Liên Hợp Quốc (LHQ) cáo buộc xe tăng của Israel đã xông vào một căn cứ của Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL). Đây là cáo buộc mới nhất về các hành vi vi phạm và tấn công của Israel, được chính LHQ đưa ra và các đồng minh của nước này lên án. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, Israel đang bày tỏ thái độ không hài lòng với sự can thiệp của phái bộ UNIFIL, đồng thời thực hiện ý định kiểm soát khu vực biên giới của mình.