Khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo thông qua nội địa hóa chuỗi giá trị

Indonesia đang đặt mục tiêu bổ sung 4,68 gigawatt (GW) công suất năng lượng mặt trời vào năm 2030 và hướng tới cung cấp 51,6% công suất điện bổ sung từ các nguồn tái tạo theo quy hoạch tổng thể quốc gia mới. Và nội địa hóa chuỗi giá trị được cho là giải pháp phù hợp nhất để có thể đạt được mục tiêu trên. 

Dự án nhà máy năng lượng mặt trời nổi tại Indonesia. Ảnh: Masdar
Dự án nhà máy năng lượng mặt trời nổi tại Indonesia Ảnh: Masdar

Năng lượng tái tạo được xem là trọng tâm chính của các quốc gia Đông Nam Á trong những năm gần đây. Tính đến năm 2020, năng lượng tái tạo chiếm 33,5% công suất phát điện của ASEAN, chủ yếu nhờ sự gia tăng năng lượng quang điện mặt trời (PV). Và Indonesia là quốc gia có quy mô thị trường năng lượng tái tạo lớn và những mục tiêu tham vọng.

Các chuyên gia cho biết, đến năm 2060, năng lượng mặt trời được dự đoán sẽ thống trị ngành năng lượng của Indonesia, chiếm hơn 60% tổng sản lượng năng lượng của quốc gia. Năng lượng mặt trời vẫn còn tiềm năng đáng kể, đặc biệt khi hiện tại, việc sản xuất năng lượng mặt trời chỉ đạt chưa đến 1% tổng tiềm năng.

Để đạt được mục tiêu này, Indonesia sẽ phải bảo đảm cung cấp các mô-đun quang điện mặt trời chất lượng tốt trong tương lai. Do đó, nội địa hóa chuỗi giá trị điện mặt trời là điều cần thiết để bảo đảm khả năng tiếp cận các mô-đun quang điện mặt trời chất lượng cao trong thời gian dài. Ngoài ra, việc nội địa hóa chuỗi giá trị sẽ giảm sự phụ thuộc vào sản phẩm nhập khẩu, cũng như có khả năng phục hồi cao hơn trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung. Cùng với đó là thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng việc làm xanh và bảo đảm an ninh nguồn cung cho Indonesia. Nội địa hóa điện mặt trời dự kiến sẽ đóng góp hơn 5 tỷ USD đến 10 tỷ USD đầu tư bổ sung (cả trực tiếp và gián tiếp) cho Indonesia vào năm 2035.

Tuy nhiên, sự phát triển của năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời, đã bị đình trệ vì một số lý do. Điển hình như tình trạng dư thừa nguồn cung điện từ nhiên liệu hóa thạch ở khu vực Java, cũng như thiếu chuỗi giá trị năng lượng tái tạo tại địa phương và đáng tin cậy để đáp ứng nhu cầu năng lượng tái tạo hỗ trợ sự tăng trưởng. Điều này bao gồm việc cung cấp không đủ mô-đun quang điện mặt trời chất lượng cao, cũng như các rào cản tài chính phát sinh từ vấn đề khả năng thanh toán vốn do không có mô-đun quang điện cấp 1 được sản xuất trong nước.

Cơ hội và thách thức

Indonesia hiện sở hữu công suất sản xuất mô-đun quang điện mặt trời hàng năm đạt khoảng 2,2 gigawatt-đỉnh (GWp), tuy nhiên quốc gia này lại phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ mô-đun quang điện mặt trời. Công nghệ này cung cấp công suất điện tương đối thấp và hiệu suất mô-đun khoảng 15 - 17%. Với việc sản xuất PV của Indonesia chỉ giới hạn ở việc lắp ráp mô-đun sử dụng pin nhập khẩu với giá tương đối cao, việc tận dụng năng lực sản xuất của Indonesia vẫn tương đối thấp ở mức dưới 10%.

Do đó, việc nội địa hóa chuỗi giá trị sản xuất pin mặt trời thế hệ tiếp theo với chất lượng cao và giá cả phải chăng được xem là một hướng đi quan trọng, để đạt được các mục tiêu năng lượng tái tạo của Indonesia. Nội địa hóa chuỗi giá trị sẽ cho phép Indonesia bảo đảm cung cấp đủ mô-đun quang điện mặt trời cấp 1, cũng như mang lại giá trị kinh tế cho Indonesia về lâu dài. Tuy nhiên, việc nội địa hóa điện mặt trời sẽ đòi hỏi vốn đầu tư đáng kể và quy mô quan trọng để có thể làm cho nó về mặt kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ cũng phải xem xét cả tính khả thi về mặt kinh tế và hoạt động để giúp xác định nơi thực hiện đầu tư ban đầu.

Chiến lược phát triển năng lượng mặt trời hiện nay được kết hợp với kế hoạch về xuất khẩu điện của các nhà máy điện xoay chiều (AC) công suất 2 GW, hoặc 12 GWp của các nhà máy điện mặt trời. Sự kết hợp này sẽ mang lại động lực tốt để Indonesia bắt đầu nội địa hóa việc sản xuất các mô-đun quang điện mặt trời. Tuy nhiên, quy mô có thể không đủ để thực hiện việc nội địa hóa toàn bộ chuỗi giá trị điện mặt trời.

Vì vậy, Indonesia nên tập trung vào nội địa hóa các mô-đun và tế bào quang điện mặt trời trong vài năm tới, vốn đòi hỏi công suất sản xuất ít nhất 2 - 3 GW để có hiệu quả kinh tế. Khi quy mô tăng lên, Indonesia nên mở rộng dần sang sản xuất polysilicon (Silicon đa tinh thể) và phôi/tấm bán dẫn, đòi hỏi công suất sản xuất tối thiểu 5 - 10 GW để bảo đảm đầu tư. Với quy mô hiện tại, việc nội địa hóa các mô-đun và pin mặt trời sẽ là điểm khởi đầu tốt nhất cho Indonesia ở giai đoạn sản xuất năng lượng mặt trời hiện nay.

Quyết định nội địa hóa phần nào của chuỗi giá trị trước chỉ là bước khởi đầu để đạt được các mục tiêu chuỗi giá trị tái tạo của quốc gia. Việc thiết kế các biện pháp chính sách phù hợp có thể giúp đẩy nhanh đầu tư, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và nhà sản xuất phụ tùng gốc (OEM) nước ngoài. Đồng thời việc bảo đảm nhu cầu địa phương và khu vực không kém phần quan trọng trong chiến lược nội địa hóa.

Các trụ cột quan trọng cho việc nội địa hóa điện mặt trời

Việc nội địa hóa hoạt động sản xuất điện mặt trời có thành công hay không sẽ gần như phụ thuộc vào ba trụ cột quan trọng sau: bảo đảm nhu cầu cho thị trường trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy quan hệ đối tác với các nhà sản xuất thiết bị gốc điện mặt trời (OEM); và cung cấp các ưu đãi tài chính và phi tài chính có mục tiêu để đẩy nhanh đầu tư vào chuỗi giá trị điện mặt trời.

Để đạt được quy mô sản xuất tối thiểu, việc xác định nhu cầu cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đặc biệt bằng cách tận dụng chênh lệch giá thị trường xuất khẩu là rất quan trọng. Ngoài ra, việc bảo đảm tính kịp thời và thành công trong việc giao hàng cho các dự án trong nước và xuất khẩu cũng là điều cần thiết.

Hiện nay, Indonesia được xem là “ứng cử viên” tiềm năng của các OEM quốc tế. Vì vậy, việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với các OEM năng lượng mặt trời có đủ khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu cũng rất quan trọng. Nhiều nước đã bày tỏ sự quan tâm đến việc thành lập các cơ sở sản xuất ở Indonesia nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đang phát triển.

Ngoài việc tận dụng các mối quan hệ đối tác quốc tế, chính phủ Indonesia nên xem xét việc lên kế hoạch và thực hiện các ưu đãi tài chính, phi tài chính để khuyến khích các đối tác OEM đầu tư vào Indonesia. Ưu đãi tài chính có thể bao gồm miễn thuế hoặc trợ cấp thuế, cũng như giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Những biện pháp này sẽ góp phần không nhỏ giúp Indonesia tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn cho các nhà sản xuất nước ngoài đầu tư phát triển chuỗi giá trị sản xuất điện mặt trời.

Bên cạnh đó, các biện pháp khuyến khích phi tài chính, bao gồm hợp lý hóa và đẩy nhanh quá trình xin hoặc cấp giấy phép. Ngoài ra, Chính phủ Indonesia cũng có thể xem xét cung cấp giá đất ưu đãi và các điều khoản về cơ sở vật chất để khuyến khích hơn nữa các OEM đầu tư vào nước này. Về bản chất, bằng cách phát triển nội địa hóa chuỗi giá trị điện mặt trời và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các OEM, Indonesia có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang bối cảnh năng lượng xanh hơn và bền vững hơn.

Quốc tế

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ

Sáng 15.1, Tổng thống bị luận tội của Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bị bắt giữ trong một chiến dịch thực thi pháp luật quy mô lớn tại khu phức hợp tổng thống, khiến ông trở thành vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc bị bắt giữ. Mặc dù kiên quyết khẳng định cơ quan chống tham nhũng không có thẩm quyền điều tra hành động của ông nhưng ông đã tuân thủ lệnh bắt giữ để tránh nguy cơ xảy ra xung đột bạo lực.

Sri Lanka nỗ lực thúc đẩy tài chính khí hậu
Quốc tế

Sri Lanka nỗ lực thúc đẩy tài chính khí hậu

Sri Lanka đã và đang đóng vai trò ngày càng tích cực trong diễn ngôn toàn cầu về tài chính khí hậu cho các nền kinh tế “dễ bị tổn thương”. Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake được kỳ vọng tập trung vào việc thiết lập các cơ chế thể chế cần thiết để duy trì những nỗ lực này.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực
Thế giới 24h

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực

Một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza dự kiến sẽ được công bố trong vài giờ tới sau khi đạt được "bước đột phá" vào lúc nửa đêm ngày 13.1 trong các cuộc đàm phán tại Doha với sự tham dự của các phái viên của cả tổng thống Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc năm 2025: Triển vọng và rủi ro
Quốc tế

Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc năm 2025: Triển vọng và rủi ro

Năm 2025 được kỳ vọng là một năm lạc quan cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc sau khi hai nước đã có bước đi mang tính bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi đường hướng mối quan hệ vốn được định hình ​​trong nửa thập kỷ qua. Lần đầu tiên trong lịch sử gần đây, sự thù địch đã lùi lại phía sau, nhường chỗ cho ý định hợp tác. Tuy nhiên, sự trở lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ ảnh hưởng tới tiến trình "tan băng" của mối quan hệ này.

Syria trước cơ hội bình thường hóa quan hệ với phương Tây
Thế giới 24h

Syria trước cơ hội bình thường hóa quan hệ với phương Tây

Bộ trưởng Ngoại giao các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ họp vào cuối tháng 1 để thảo luận về việc nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Syria. Các quốc gia phương Tây chủ chốt khác cũng đang có động thái tương tự. Đó là nội dung cuộc họp giữa các nhà ngoại giao EU và Ảrập về tương lai Syria, diễn ra hôm 12.1.

Trung Quốc công bố 16 biện pháp thúc đẩy tăng trưởng khu vực miền Trung
Quốc tế

Trung Quốc công bố 16 biện pháp thúc đẩy tăng trưởng khu vực miền Trung

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) vừa công bố 16 biện pháp trong năm lĩnh vực quan trọng để thúc đẩy sự trỗi dậy của khu vực trung tâm của đất nước trong kỷ nguyên mới. Những sáng kiến ​​này nhằm tăng cường vai trò của khu vực này như một trung tâm nội địa cạnh tranh cho kết nối toàn cầu, thúc đẩy việc bồi dưỡng và phát triển các lực lượng sản xuất chất lượng mới trong khu vực.

Dự báo kinh tế Trung Quốc năm 2025
Quốc tế

Dự báo kinh tế Trung Quốc năm 2025

Trung Quốc trong năm 2024 đã phải vật lộn với cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài, khối nợ của chính quyền địa phương và thị trường lao động trì trệ - những vấn đề làm suy yếu niềm tin vốn đã mong manh của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Triển vọng tương lai của Trung Quốc được dự báo tương đối ảm đạm và tờ Nikkei Asia đã đưa ra những điều mà thế giới quan tâm nhất về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm nay.

Ngân hàng sẽ phát hiện gian lận theo thời gian thực từ giữa năm 2025
Quốc tế

Ngân hàng sẽ phát hiện gian lận theo thời gian thực từ giữa năm 2025

Các tổ chức tài chính của Singapore sẽ phải triển khai tính năng phát hiện gian lận theo thời gian thực để kịp thời ngăn chặn nguy cơ tài khoản của khách hàng bị lừa đảo rút tiền, bắt đầu từ giữa năm 2025. Đây là khuyến nghị quan trọng đã được bổ sung vào Khung trách nhiệm chung (SRF), ​​được Cơ quan Tiền tệ Singapore triển khai vào ngày 16.12.2024, sau quá trình tham vấn công khai kéo dài hai tháng.

Quốc gia đầu tiên cho phép đóng băng tài khoản để bảo vệ nạn nhân
Nghị viện thế giới

Quốc gia đầu tiên cho phép đóng băng tài khoản để bảo vệ nạn nhân

Ngày 7.1.2025, Quốc hội Singapore đã thông qua luật mới với các biện pháp chưa từng có để bảo vệ nạn nhân của lừa đảo trực tuyến. Động thái pháp lý này đưa Singapore trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trao quyền cho cảnh sát có thể kiểm soát tài khoản ngân hàng cá nhân nhằm sớm ngăn chặn hành vi lừa đảo trực tuyến.

Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria
Quốc tế

Vượt lên gian nan, tìm hướng đi mới

Sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào ngày 8.12.2024, chính quyền mới của Syria đối mặt với một nền kinh tế kiệt quệ do chiến tranh kéo dài và các lệnh trừng phạt quốc tế. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao và đồng nội tệ suy yếu nghiêm trọng, việc phục hồi nền kinh tế Syria trở thành thách thức lớn.

Trung Quốc mở rộng chương trình đổi hàng tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế
Thế giới 24h

Trung Quốc mở rộng chương trình đổi hàng tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế

Trung Quốc mới đây có thêm động thái thúc đẩy tiêu dùng, mở rộng trợ cấp theo chương trình đổi cũ lấy mới thiết bị gia dụng bao gồm máy điều hòa, máy giặt, nồi cơm điện... trong bối cảnh các thách thức bên ngoài gia tăng có thể đe dọa lĩnh vực xuất khẩu vốn đang giữ vai trò trụ cột cho nền kinh tế còn yếu của nước này.

Bước đi quan trọng
Quốc tế

Bước đi quan trọng

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) khởi đầu năm 2025 bằng một bước tiến ngoạn mục với sự gia nhập của Indonesia - quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, đồng thời là nền kinh tế hàng đầu khu vực Ðông Nam Á. Giới quan sát nhận định, việc kết nạp Indonesia sẽ củng cố nỗ lực của khối nhằm nâng cao vị thế địa chính trị toàn cầu, cũng như tăng cường hợp tác ở Nam bán cầu.