Bầu cử Nghị viện châu Âu 2024

Chế định xuyên quốc gia duy nhất được bầu cử trực tiếp

Hòa vào không khí của năm “siêu bầu cử 2024”, từ ngày 6 - 9.6, cử tri châu Âu bỏ phiếu bầu 720 nghị sĩ của Nghị viện châu Âu. Đây sẽ là cuộc bầu cử lớn thứ hai thế giới trong năm nay với 373 triệu cử tri đủ điều kiện đi bỏ phiếu. Vậy cuộc bầu chọn được tổ chức như thế nào? Quy định bỏ phiếu giữa các nước thành viên có giống nhau hay không? Cơ quan này đóng vai trò gì trong các thiết chế quan trọng của Liên minh lá cờ xanh?

Liên minh châu Âu gồm những chế định nào?

Liên minh châu Âu (EU) có ba cơ quan quan trọng nhất bao gồm: Hội đồng châu Âu, Ủy ban châu Âu (EC) và Nghị viện châu Âu (EP). Trong đó, EP đóng vai trò như một Hạ viện quốc gia, cùng với Hội đồng châu Âu đóng vai trò như một Thượng viện quốc gia tạo thành cơ quan lập pháp lưỡng viện của EU. EC, bao gồm 28 ủy viên, là cơ quan hành pháp của khối, giống như Chính phủ.

Một biểu ngữ kêu gọi bỏ phiếu tại Tòa nhà Nghị viện ở Brussels. Ảnh: AP/Virginia Mayo
Một biểu ngữ kêu gọi bỏ phiếu tại Tòa nhà Nghị viện ở Brussels. Nguồn: AP/Virginia Mayo

EP gồm 705 nghị sĩ, dự kiến sẽ tăng lên 720 nghị sĩ sau cuộc tổng tuyển cử, đại diện cho khu vực bầu cử dân chủ lớn thứ hai trên thế giới với gần 373 triệu cử tri đủ điều kiện, quy mô chỉ nhỏ hơn cuộc bầu cử Quốc hội Ấn Độ vừa diễn ra với gần 1 tỷ cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu.

Nghị viện châu Âu có quyền hạn gì?

Từ một cơ quan chủ yếu có vai trò tham vấn, quyền hạn của EP không ngừng được mở rộng từ năm 1970. Hiện tại, EP cùng với Hội đồng châu Âu nắm quyền lập pháp với nhiệm vụ thông qua tất cả các văn bản pháp lý cũng như có quyền giám sát ngân sách EU. Bên cạnh đó Nghị viện cũng thực hiện chức năng giám sát Ủy ban thông qua quyền phê chuẩn cơ quan này, cũng như có quyền phê chuẩn đề cử của Hội đồng châu Âu cho vị trí Chủ tịch Ủy ban; bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Ủy ban giống như cơ chế nghị viện quốc gia.

Nghị sĩ châu Âu được bầu chọn như thế nào?

Năm 1979, EP trở thành chế định xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới được các cử tri bầu trực tiếp 5 năm một lần theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Quy định này đã đưa EU đạt đến một mức độ liên kết mạnh mẽ nhất so với tất cả các tổ chức khu vực khác.

Mỗi quốc gia có một số quy định riêng nhưng có một số nguyên tắc chung mà các nước phải tuân thủ, chẳng hạn như số lượng nghị sĩ châu Âu được bầu từ một đảng chính trị tỷ lệ thuận với số phiếu bầu mà đảng đó nhận được. Công dân EU cư trú tại một quốc gia EU khác có thể bỏ phiếu và ứng cử ở đó. Mỗi công dân chỉ được bỏ phiếu một lần.

Có bao nhiêu nghị sĩ được bầu?

Theo nguyên tắc chung, số lượng nghị sĩ được quyết định trước mỗi cuộc bầu cử. Tổng số không được phép vượt quá 750 cộng với Chủ tịch (751 nghị sĩ).

Sau khi Anh rời khỏi EU vào năm 2019, tổng số nghị sĩ châu Âu giảm từ 751 xuống còn 705. Trong cuộc bầu cử lần này, quy mô của EP được tăng lên 720 ghế, nhiều hơn 15 ghế so với cuộc bầu cử năm 2019.

Mỗi quốc gia được bầu bao nhiêu nghị sĩ?

Tùy theo dân số của từng nước mà các quốc gia sẽ có số ghế nghị sĩ châu Âu khác nhau. Mỗi nước châu Âu bầu tối thiểu 6 nghị sĩ (nước nhỏ nhất Malta) và tối đa 96 nghị sĩ (Đức) tùy vào dân số của mình.

Dưới đây là số lượng nghị sĩ sẽ được bầu ở mỗi quốc gia trong cuộc bầu cử 2024: Đức bầu 96, Pháp: 81, Italy: 76, Tây Ban Nha: 61, Ba Lan: 53, Romania: 33, Hà Lan: 31, Bỉ: 22, Hy Lạp: 21, Séc: 21, Thụy Điển: 21, Bồ Đào Nha: 21 Hungary: 21, Áo: 20, Bulgaria: 17, Đan Mạch: 15, Phần Lan: 15, Slovakia: 15, Ireland: 14, Croatia: 12, Litva: 11, Slovenia: 9, Latvia: 9, Estonia: 7, CH Síp: 6, Luxembourg: 6, Malta: 6.

Cuộc bầu cử diễn ra khi nào?

Cuộc bầu cử EP cho nhiệm kỳ 2024 - 2029 diễn ra từ ngày 6 - 9.6 trong toàn khối. Riêng ngày 9.6 được coi là ngày bầu cử chính thức với 20 quốc gia tiến hành bỏ phiếu, trong đó có Đức, Pháp và Ba Lan. Hà Lan là nước tổ chức bầu cử sớm nhất vào 6.6. Tiếp đó là Ireland ngày 7.6. Latvia, Malta và Slovakia ngày 8.6. Tại Cộng hòa Séc, bầu cử diễn ra trong hai ngày 7 - 8.6, Italy ngày 8 - 9.6.

Đây sẽ là cuộc bầu cử EP lần thứ 10 kể từ cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên vào năm 1979 và là cuộc bầu cử EP đầu tiên sau Brexit.

Cử tri bỏ phiếu cho các đảng quốc gia hay các đảng châu Âu?

Các cuộc bầu cử được tranh cử bởi các đảng chính trị quốc gia nhưng sau khi trở thành các nghị sĩ châu Âu, họ sẽ tập hợp trong các nhóm đảng của EP. Nghị viện hiện tại do 3 nhóm đảng lớn chi phối gồm đảng Nhân dân châu Âu (EPP) trung hữu, Liên minh Xã hội và Dân chủ (S&D) trung tả và đảng Phục hưng châu Âu (RE) theo chủ nghĩa tự do và trung dung.

Quốc tế

image_sapo
Quốc tế

Bài 3: Trách nhiệm và quyền lực

Cùng với Hội đồng Liên bang (Thượng viện), Duma Quốc gia, với tư cách là Hạ viện của Quốc hội Liên bang Nga, được trao quyền lực đồng thời cũng là trách nhiệm quan trọng trong việc định hình khuôn khổ lập pháp của đất nước cũng như bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp.

image_sapo
Quốc tế

Bài 2: Bảo đảm tiếng nói của khu vực được lắng nghe

Hội đồng Liên bang (Thượng viện) là một trong hai viện của Quốc hội Liên bang Nga, đóng vai trò quan trọng trong quy trình lập pháp và giám sát các vấn đề của quốc gia, qua đó cho thấy tiếng nói của khu vực trong các quyết định quan trọng của đất nước.

image_sapo
Quốc tế

Bài 1: “Xương sống lập pháp” của quốc gia

Quốc hội Liên bang Nga, được nêu trong Điều 94 của Hiến pháp Nga (2020), hoạt động như cơ quan lập pháp và đại diện của Liên bang Nga. Đây là Quốc hội lưỡng viện bao gồm: Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia. Hai viện có vai trò khác biệt, nhưng cùng nhau tạo thành "xương sống lập pháp" của đất nước.

Báo Độc lập của Nga: Các nhà lập pháp Nga và Việt Nam muốn đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn
Việt Nam và các nước

Báo Độc lập của Nga: Các nhà lập pháp Nga và Việt Nam muốn đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia V.V. Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga từ ngày 8-10.9.

Nhân dịp này, tờ Độc lập của Nga đã đăng bài viết, trong đó đánh giá các nhà lập pháp Nga và Việt Nam đang nỗ lực đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn.

Nhà báo Nga: Nga và Việt Nam là Đối tác Chiến lược và những người bạn thực sự
Việt Nam và các nước

Nhà báo Nga: Nga và Việt Nam là Đối tác Chiến lược và những người bạn thực sự

Trước thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu, nhà báo Pavel Vinodurov đã có bài viết trên tạp chí Thế giới đa cực về ý nghĩa của chuyến thăm. Nhà báo Vinodurov nhận định chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là một bước phát triển quan trọng để củng cố quan hệ toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Nga.

Cần “đường hai chiều” để củng cố quan hệ ASEAN - Nhật Bản
Quốc tế

Cần “đường hai chiều” để củng cố quan hệ ASEAN - Nhật Bản

Được duy trì bằng sự tin tưởng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, mối quan hệ ASEAN - Nhật Bản đã chuyển từ sự thù địch sau chiến tranh sang quan hệ đối tác mạnh mẽ, với ảnh hưởng của Nhật Bản được tăng cường bởi các hoạt động xuất khẩu văn hóa và vai trò là nhà cung cấp viện trợ phát triển chính thức đáng kể ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, hai bên cần thúc đẩy "con đường hai chiều" để mối quan hệ đối tác trở nên bình đẳng và bền vững hơn.

Trung Quốc tăng cường hỗ trợ chính sách cho việc đổi hàng để thúc đẩy tiêu dùng
Thế giới 24h

Trung Quốc tăng cường hỗ trợ chính sách cho việc đổi hàng để thúc đẩy tiêu dùng

Các địa phương của Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng bằng hỗ trợ chính sách tăng cường, bao gồm hỗ trợ tài chính trực tiếp cho việc đổi hàng tiêu dùng và nâng cấp thiết bị tại các công ty, phù hợp với chiến dịch toàn quốc nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước trong bối cảnh kinh tế phục hồi.

Nỗi đau thương chuyển thành cơn thịnh nộ
Thế giới 24h

Nỗi đau thương chuyển thành cơn thịnh nộ

Israel đang chứng kiến các cuộc biểu tình và đình công quy mô chưa từng có sau cái chết của 6 con tin được phát hiện tại Dải Gaza. Sự kiện này cho thấy mức độ bất bình ngày càng sâu sắc của phần lớn công chúng Israel trước tiến trình đàm phán ngừng bắn và giải cứu con tin chậm chạp.

Bà Kamala Harris: Sẽ khấu trừ thuế tới 50.000 USD cho các doanh nghiệp nhỏ
Thế giới 24h

Bà Kamala Harris: Sẽ khấu trừ thuế tới 50.000 USD cho các doanh nghiệp nhỏ

Bà Kamala Harri đề xuất mở rộng đáng kể việc giảm thuế cho các cá nhân khởi nghiệp kinh doanh quy mô nhỏ từ 5.000 USD lên 50.000 USD. Đây được coi là nỗ lực mới nhất của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ, nhằm phác thảo các kế hoạch chính sách kinh tế khi chỉ còn hai tháng nữa là đến cuộc bầu cử vào tháng 11.

Nhật Bản đứng trước áp lực thiếu hụt gạo
Thế giới 24h

Nhật Bản đứng trước áp lực thiếu hụt gạo

Mối lo ngại về tình trạng thiếu gạo đang gia tăng ở Nhật Bản do nhu cầu tăng cao nhưng các kệ hàng trống xuất hiện ngày càng nhiều ở các siêu thị và cửa hàng. Thêm vào đó, người tiêu dùng đang cố gắng tích trữ gạo do lo ngại nguy cơ xảy ra siêu động đất hay một loạt các cơn bão xuất hiện ngoài khơi Thái Bình Dương.

Con mải chơi game, người cha quyết định trở thành "bạn học" của con và cùng đỗ đại học
Giáo dục

Con mải chơi game, người cha quyết định trở thành "bạn học" của con và cùng đỗ đại học

Một người cha 47 tuổi ở Trung Quốc thấy con mình mải chơi game, sao nhãng việc học, đã quyết định học cùng lớp với con trai để kèm cặp con ôn thi. Điều bất ngờ là cả hai cha con đều trúng tuyển đại học, biến giấc mơ tuổi thơ của người cha trở thành hiện thực sau gần 30 năm.