Pháp luật chống tham nhũng của một số nước

Bài 1: Trung Quốc siết chặt quy định chống hối lộ trong khu vực tư nhân

Nhằm tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng, Trung Quốc gần đây đã ban hành Luật Hình sự (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1.3.2024, theo hướng siết chặt các quy định chống hối lộ, đặc biệt liên quan đến doanh nghiệp tư nhân. Luật thể hiện bước tiến quan trọng trong chiến lược lớn hơn của đất nước, nhằm trao quyền cho khu vực tư nhân bằng cách giải quyết nhiều thách thức phổ biến mà các công ty tư nhân phải đối mặt.

Thêm điều khoản 

Luật Hình sự (sửa đổi), được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (NPC) thông qua vào ngày 29.12.2023, tăng mức độ các hình phạt đối với hành vi hối lộ và mở rộng phạm vi của các biện pháp chống tham nhũng đối với các doanh nghiệp tư nhân. Theo Bộ Tư pháp Trung Quốc, nỗ lực xây dựng lập pháp nhấn mạnh cam kết của đất nước trong việc chống tham nhũng trên tất cả lĩnh vực của nền kinh tế.

Trước đây, các quy định chủ yếu nhằm vào các doanh nghiệp nhà nước (SOE), gây ra sự mơ hồ về khả năng áp dụng đối với các công ty tư nhân. 

Những sửa đổi chính bao gồm tăng hình phạt đối với các hành vi phạm tội liên quan đến hối lộ và đưa ra các mức phạt đối với các hoạt động bất hợp pháp. Ví dụ, Điều 165 Luật Hình sự (sửa đổi), vốn nghiêm cấm và xử phạt cán bộ cấp cao của các doanh nghiệp nhà nước lợi dụng chức vụ của mình để điều hành các hoạt động kinh doanh tương tự như doanh nghiệp mà họ đang làm việc để trục lợi từ đó, giờ đây được mở rộng thêm tới nhân sự cấp cao trong các doanh nghiệp tư nhân. Cá nhân liên quan có thể bị phạt tiền và nếu lợi nhuận thu được đặc biệt lớn, có thể bị phạt tù có thời hạn từ 3 đến 7 năm. Tương tự như vậy, Điều 166 cấm người lao động có hành vi "gia đình trị" liên quan đến việc bàn giao công việc kinh doanh có lãi của đơn vị cho người thân, bạn bè quản lý; mua bán hàng hóa, nhận dịch vụ từ đơn vị do người thân, bạn bè quản lý với giá cao hơn đáng kể so với giá thị trường; hoặc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho đơn vị do người thân, bạn bè quản lý với giá thấp hơn giá thị trường hay mua và nhận hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng từ các đơn vị do người thân, bạn bè quản lý. Và Điều 169, nghiêm cấm và trừng phạt những người phụ trách doanh nghiệp có hành vi sai trái hoặc thiên vị để trục lợi cá nhân và chuyển tài sản của doanh nghiệp thành cổ phiếu hoặc bán với giá thấp.

Tăng hình phạt tù 

Các sửa đổi Luật tập trung vào việc hạn chế các giao dịch tài chính bất hợp pháp. Đáng chú ý, Điều 387 quy định tăng mức án tù đối với những người bị kết tội nhận tài sản trái pháp luật, phản ánh lập trường kiên định của nhà nước Trung Quốc đối với các hành vi tham nhũng. Cụ thể, Điều này quy định mức xử phạt khi cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước có hành vi gạ gẫm để xin tiền hoặc chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác và trục lợi cho người khác. Ở phiên bản trước của Bộ luật Hình sự, những đơn vị bị kết tội sẽ bị phạt tiền, trong khi những người chịu trách nhiệm trực tiếp sẽ bị phạt tù có thời hạn lên đến 5 năm hoặc giam giữ hình sự (tạm giam từ 1 đến 6 tháng). Còn sau khi sửa đổi, Điều 387 có nội dung như sau: Trong trường hợp nghiêm trọng thì các đơn vị phạm tội sẽ bị phạt tiền, trong khi người lãnh đạo trực tiếp và những người chịu trách nhiệm trực tiếp khác bị phạt tù có thời hạn đến 3 năm hoặc bị giam hình sự (tạm giam từ 1 đến 6 tháng). Đặc biệt, đối với trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, hình phạt tù có thời hạn từ 3 đến 10 năm.

Bổ sung mức phạt

Ba điều liên quan đến hành vi hối lộ trong Luật Hình sự (sửa đổi) đã được bổ sung hình phạt. Một số điều khoản về hình phạt cũng đã được điều chỉnh và bổ sung theo hướng tăng nặng đối với những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng trong một số trường hợp.

Cụ thể, Điều 390 về xử phạt hành vi hối lộ đã được sửa đổi đối với những cá nhân có hành vi hối lộ. Việc bổ sung tiền phạt được thực hiện trong các trường hợp sau: Đối với người đòi hối lộ để giành lợi ích không chính đáng, có tình tiết nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề cho lợi ích quốc gia thì bị phạt tiền cộng với hình phạt tù có thời hạn từ 3 - 10 năm. Đối với người hối lộ để trục lợi không chính đáng, nếu tình tiết đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây thiệt hại nặng nề cho lợi ích quốc gia thì bị phạt tiền, phạt tù có thời hạn từ 10 năm đến chung thân và bị tịch thu tài sản.

Trong khi đó, Điều 393 xử lý các doanh nghiệp đưa hối lộ để thu lợi bất hợp pháp hoặc vi phạm quy định của Nhà nước bằng cách "lại quả" hoặc đưa phí xử lý cho công chức nhà nước. Trong trường hợp nghiêm trọng, các quản lý doanh nghiệp nếu vi phạm sẽ bị phạt tù có thời hạn đến 3 năm hoặc bị tù giam lẫn phạt tiền. Nếu tình tiết đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 - 10 năm, kèm theo phạt tiền.

Đặc biệt, Điều 390 có quy định mới về các trường hợp bị tăng hình phạt, chẳng hạn như đưa hối lộ nhiều lần hoặc đưa hối lộ cho nhiều người, hành vi hối lộ của quan chức nhà nước, hối lộ trong thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia, dự án lớn; hối lộ để có được chức vụ, thăng chức hoặc điều chỉnh; hối lộ cho cán bộ giám sát, thi hành luật hành chính, tư pháp; hối lộ và thực hiện các hoạt động bất hợp pháp trong các lĩnh vực sinh thái, môi trường, tài chính, an toàn sản xuất, thực phẩm, phòng chống và cứu trợ thiên tai, an sinh xã hội, giáo dục, chăm sóc y tế...; hay sử dụng lợi nhuận bất hợp pháp để đưa hối lộ…

Tuy nhiên, điều luật này cũng đã được sửa đổi để giảm nhẹ hình phạt đối với người chủ động nhận tội hối lộ trước khi bị khởi tố. Cụ thể, trong trường hợp tội phạm tương đối nhẹ, có vai trò then chốt tạo bước đột phá trong việc điều tra hoặc giải quyết vụ án lớn và đã hành xử theo cách được cho là đáng khen thì có thể được giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt.

Nói chung, với việc sửa đổi Luật Hình sự, Trung Quốc thể hiện thái độ xem xét nghiêm túc các vấn đề mà các công ty tư nhân phải đối mặt và nỗ lực mang đến sự đối xử bình đẳng cho các công ty tư nhân và nhà nước. Bằng cách tích cực ngăn chặn nạn tham nhũng trong các doanh nghiệp tư nhân, đất nước gấu trúc đặt mục tiêu thúc đẩy một môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch, có lợi cho tăng trưởng bền vững.

Quốc tế

Thấy gì từ năm siêu bầu cử 2024?
Quốc tế

Thấy gì từ năm siêu bầu cử 2024?

2024 là năm chứng kiến ​​nhiều cuộc bầu cử nhất trong lịch sử thế giới với hơn 70 quốc gia - 4 tỷ người đi bỏ phiếu. Giờ đây nhìn lại những lá phiếu đã được kiểm đếm, những kết quả đã được công bố, người ta nhận thấy rằng, ở hầu hết các quốc gia phát triển lẫn đang phát triển, tỷ lệ ủng hộ chính phủ đương nhiệm đều giảm sút. Lo lắng trước những khó khăn kinh tế, chia rẽ về các vấn đề văn hóa và tức giận với tình hình chính trị hiện tại, cử tri ở nhiều quốc gia đã gửi đi thông điệp về sự thất vọng.

Vụ tấn công ở New Orleans: Điều gì khiến một người lính mẫu mực trở thành kẻ cực đoan?
Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans: Điều gì khiến một người lính mẫu mực trở thành kẻ cực đoan?

Cơ quan điều tra liên bang Mỹ cho biết, nghi phạm tiến hành vụ tấn công vào ngày đầu năm mới ở khu phố Pháp, New Orleans khiến 15 người thiệt mạng được xác định là một cựu quân nhân nhưng có những biểu hiện cho thấy liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Vụ tấn công đã khiến bạn bè và gia đình Jabbar choáng váng và bối rối. Họ không thể tưởng tượng được, làm sao mà một người lính được coi là tốt bụng và khiêm tốn (như một số người đã bày tỏ trong các cuộc phỏng vấn và bài đăng trên mạng xã hội), lại có thể thực hiện một hành động khủng bố tàn bạo như vậy?

Chính sách Hàn Quốc 2025 sẽ có những thay đổi gì?
Quốc tế

Chính sách Hàn Quốc 2025 sẽ có những thay đổi gì?

Chính phủ Hàn Quốc gần đây đã công bố ấn phẩm mới nhất của hướng dẫn hai năm một lần về các chính sách mới của chính phủ, nêu chi tiết 313 thay đổi trên 39 cơ quan của chính phủ đang được ban hành trong năm mới. Những thay đổi bao gồm các chính sách giải quyết tỷ lệ sinh thấp kỷ lục của đất nước, lần đầu tiên tăng mức lương tối thiểu theo giờ lên trên 10.000 won (6,80 đô la) và thiết lập các tính năng bắt buộc để bảo vệ trẻ em trên Instagram.

Kỳ vọng tạo bước đột phá
Quốc tế

Kỳ vọng tạo bước đột phá

Ba Lan chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh khu vực này đối mặt nhiều thách thức với hàng loạt vấn đề cần giải quyết nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, tăng cường khả năng cạnh tranh, phục hồi kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong khối.

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố
Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố

Các nhà chức trách Mỹ cho biết tài xế xe bán tải đã lao vào đám đông người đi bộ tụ tập tại khu phố Pháp (Bourbon) đông đúc ở New Orleans vào đầu ngày đầu năm mới, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và khoảng 30 người khác. FBI đang điều tra vụ tấn công này như một hành động khủng bố và tin rằng nghi phạm không hành động đơn độc.

Các xu hướng lạc quan đáng chờ đợi trong năm 2025
Thế giới 24h

Các xu hướng lạc quan đáng chờ đợi trong năm 2025

Năm 2024 đã chứng kiến nhiều thách thức toàn cầu như xung đột địa chính trị, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng gia tăng và sự lan tràn thông tin sai lệch. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng vẫn có nhiều lý do để hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn trong năm 2025.

Thế giới 2024: một năm đầy biến động
Thế giới 24h

Thế giới 2024: một năm đầy biến động

Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Từ các cuộc bầu cử, bất ổn chính trị, các xung đột chính trị kéo dài cho đến những vấn đề kinh tế và môi trường nghiêm trọng. Những sự kiện xảy ra trong năm qua đã tạo nên một bức tranh thế giới đầy thách thức, gây tác động sâu sắc tới sự phát triển của thế giới trong tương lai.

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025
Nghị viện thế giới

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025

Trong năm 2025 và có thể là nhiều năm tiếp theo, kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ vẫn là thách thức dai dẳng nhất của thế giới, ảnh hưởng tới cả các nước phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều được dự báo sẽ tăng trưởng dưới 3%/năm - ngưỡng cần thiết tối thiểu để tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người trong vòng một thế hệ (25 năm). Các nền kinh tế mới nổi tiêu biểu như Brazil, Argentina và Nam Phi cũng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm chạp trong thập kỷ tới.

Phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế
Việt Nam và các nước

Phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế

Chiều 30.12, Học viện An ninh nhân dân (ANND) đã tổ chức Hội thảo khoa học “An ninh Quốc tế và vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế”. Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các kiến nghị, đưa ra phương hướng hoàn thiện lý luận về an ninh quốc tế, bảo đảm an ninh quốc tế cũng như các giải pháp phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế trong thời gian tới.