Ấn Độ đối mặt với nguy cơ khủng hoảng điện

Những tuần gần đây, nhiệt độ ở Ấn Độ tăng cao bất thường. Vì vậy, nhu cầu sử dụng điện của người dân đã lên gần mức kỷ lục, làm dấy lên lo ngại về một mùa hè nữa sẽ bị siết chặt nguồn cung cấp điện.

Mức tiêu thụ điện tăng kỷ lục

Nhiệt độ tăng cao hơn bình thường tới 11 độ C ở một số vùng trong tuần qua. Lượng điện năng tối đa của Ấn Độ sản xuất ra đã tăng mức kỷ lục 210,6GW vào ngày tháng 1.2023, tăng 1,7% so với mức đỉnh trước đó là 207,1GW khi nắng nóng dữ dội hồi tháng 4 năm ngoái, nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng điện tồi tệ nhất ở Ấn Độ trong hơn 6 năm trở lại đây. Nhu cầu điện cao điểm đã tăng 5% trong năm nay, nếu tăng thêm 3-4% nữa, Ấn Độ có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác.

Nguồn: AFP
Nguồn: AFP

Thời tiết nắng nóng tại Ấn Độ bắt đầu sớm hơn bình thường, và các chuyên gia dự đoán rằng, với tình trạng bất thường như hiện tại, mức tiêu thụ điện năng sẽ tăng lên khi máy bơm tưới tiêu và máy điều hòa không khí hoạt động. Chính phủ dự kiến ​​nhu cầu điện năng cao nhất sẽ đạt 229 gigawatt vào tháng 4. Điều này khiến cho giới chức Ấn Độ lo ngại rằng mạng lưới năng lượng quốc gia sẽ gặp khủng hoảng mới, sau hai năm gián đoạn liên tiếp. Hiện nay, các nhà máy điện sử dụng than nhập khẩu đã được yêu cầu hoạt động hết công suất trong 3 tháng trong mùa hè để tránh mất điện và giảm áp lực đối với nguồn cung than trong nước. 

Vào mùa hè năm ngoái, nhu cầu sử dụng năng lượng của Ấn Độ đạt mức kỷ lục chưa từng thấy. Theo Bộ trưởng Năng lượng ở tỉnh Rajasthan, ông Bhanwar Singh Bhati, hiện nay các nguồn cung cấp điện đã được phân bổ cho các hộ gia đình và nông dân, tuy nhiên tình trạng nhiệt độ tăng lên bất thường vào tháng 2 khiến nhu cầu sử dụng điện có thể tăng từ 20 - 30% so với mùa hè năm ngoái. Và khi nguồn điện bị sử dụng quá mức, không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt nguồn cung cấp điện. Rajasthan là một trong những tỉnh nóng nhất của quốc gia và là trung tâm năng lượng mặt trời, nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo cung cấp đủ điện trong những tháng mùa hè, nếu rơi vào tình trạng nhận than chậm trễ từ các mỏ ở các khu vực khác. 

Phương án cải thiện nguồn điện

Nhu cầu điện ở Ấn Độ đã tăng lên trong những tháng gần đây do thời tiết khắc nghiệt, và các hộ gia đình cũng sử dụng nhiều hơn do nhiều công ty cho phép nhân viên làm việc tại nhà và hoạt động công nghiệp tăng sau khi nới lỏng về các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19. Song, lượng dự trữ tại các nhà máy điện hiện thấp hơn nhiều so với mục tiêu 45 triệu tấn mà chính phủ yêu cầu đạt được vào cuối tháng 3. Nhà máy Odisha, một trong những nhà sản xuất nhiên liệu hàng đầu của quốc gia cho biết, khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng mùa hè của Ấn Độ cũng sẽ được quyết định phần lớn bởi những nỗ lực đảm bảo đủ than được khai thác và vận chuyển. Than chiếm gần 3/4 sản lượng điện hàng năm tại Ấn Độ.

Theo Bloomberg, Ấn Độ đã đưa ra một quy định khẩn cấp buộc một số nhà máy điện than lớn nhất của nước này phải hoạt động hết công suất, khi quốc gia chuẩn bị đáp ứng nhu cầu điện tăng cao và tránh mất điện. Các nhà máy điện vận hành bằng than nhập khẩu sẽ được yêu cầu ngừng hoạt động trong ba tháng trong mùa hè để giảm bớt gánh nặng cho nguồn cung cấp than trong nước. Theo Cơ quan Điện lực Trung ương Ấn Độ (CEA), trước đây chính phủ cũng đã đưa ra quy tắc khẩn cấp trong cuộc khủng hoảng điện vào mùa hè năm ngoái khi nắng nóng gay gắt gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng và đe dọa tăng trưởng kinh tế.

Các nhà máy bị ảnh hưởng bao gồm nhà máy khổng lồ 4.620 megawatt của Adani Power Ltd. tại Mundra ở bang ven biển Gujarat và nhà máy 4.000 megawatt của Tata Power Co. trong cùng thị trấn. Một số nhà máy có hợp đồng cung cấp điện giá cố định này đã không hoạt động hết công suất vì họ khó cung cấp điện ở mức giá đó khi giá than nhập khẩu tăng. Adani Power đã tăng tới 5,1% vào đầu phiên giao dịch tại Mumbai. Tata Power Co tăng tới 1,7% mặc dù dự trữ than tại các nhà máy điện đã tăng gần 28% trong năm qua, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ là 45 triệu tấn vào tháng 3. Than sản xuất gần 70% điện năng của Ấn Độ và dự trữ đầy đủ sẽ là chìa khóa để đảm bảo cung cấp điện thông suốt trong mùa nhu cầu cao.

Chính phủ đã viện dẫn Mục 11 của luật điện vì “lợi ích công cộng lớn hơn” và lệnh này sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 16.3 tới. Các nhà máy đã được yêu cầu bán điện cho người mua đã ký hợp đồng với mức giá do hội đồng chính phủ xác định, theo lệnh.  Điện dư thừa có thể được bán tại các sàn giao dịch và lợi nhuận ròng từ việc bán hàng đó sẽ được chia đều giữa công ty phát điện và người mua theo hợp đồng. Luật điện lực của Ấn Độ cho phép chính phủ buộc bất kỳ nhà máy điện nào phải hoạt động theo chỉ dẫn trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như thiên tai hoặc mối đe dọa đối với an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng.

Theo hãng tin Reuters, Bộ Điện lực liên bang (MoP) Ấn Độ đã yêu cầu các công ty tiện ích không được cho các nhà máy nhiệt điện than ‘nghỉ hưu’ trước năm 2030 do nhu cầu điện tăng cao. Dù chính phủ chưa đưa ra khung thời gian đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than nhưng năm ngoái chính phủ đã quyết định sẽ giảm sản lượng điện của ít nhất 81 nhà máy nhiệt điện than trong 4 năm tới. Nói cách khác, Ấn Độ không thiết lập một mốc thời gian chính thức để giảm dần việc sử dụng than. Tuy vậy, đề xuất của chính phủ không đề cập đến việc đóng cửa bất kỳ nhà máy nhiệt điện than nào trong số 179 nhà máy hiện đang hoạt động tại Ấn Độ hiện nay. Liên quan đến quyết định này, CEA cho hay, tất cả các công ty điện lực đều được khuyến cáo không dừng bất kỳ tổ máy nhiệt điện than nào cho đến năm 2030 và đảm bảo tính sẵn sàng của các tổ máy sau khi được cải tạo và hiện đại hóa nếu được yêu cầu.

Bên cạnh đó, chính phủ Ấn Độ đã công bố kế hoạch xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân để thúc đẩy sản xuất năng lượng sạch. Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (DET) Jitendra Singh, về nguyên tắc, chính phủ đã phê duyệt 5 địa điểm mới để phát triển các nhà máy hạt nhân, CEA sẽ là cơ quan tư vấn cho DET trong các dự án này, và cho các công ty điện lực trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Quốc tế

insights.gostudent.org
Quốc tế

Định hướng cho giáo dục tại nhà

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường đang trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về giáo dục tại Vương quốc Anh. Một trong những nội dung được quan tâm là các quy định mới liên quan đến giáo dục tại nhà (home schooling).

teachaway.com
Quốc tế

Xây dựng môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững

Dự luật Về phát triển toàn diện của trẻ em và trường học đánh dấu bước ngoặt trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Vương quốc Anh, trong đó đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giáo viên thông qua các cải cách sâu rộng về đào tạo chuyên môn, chế độ lương thưởng và điều kiện làm việc, nhằm xây dựng một môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững.

Nguồn: The Independent
Quốc tế

Sẽ có những thay đổi bước ngoặt

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường, vừa được trình lên Nghị viện Vương quốc Anh tháng 12.2024, là bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống giáo dục và bảo vệ trẻ em tại xứ sở sương mù, nhằm bảo đảm mọi trẻ em đều nhận được nền giáo dục chất lượng, an toàn và được bảo vệ tối đa, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhu cầu giáo dục đặc biệt.

Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản: Lo ngại sóng gió
Quốc tế

Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản: Lo ngại sóng gió

Năm 2025 sẽ đánh dấu kỷ niệm 60 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, một cột mốc quan trọng trong lịch sử của cả hai quốc gia, nhất là sau khi quan hệ ngoại giao và an ninh giữa hai nước đã có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị ở Seoul hiện có thể đảo ngược quá trình cải thiện quan hệ song phương, vốn đang gặt hái được nhiều thành tựu.

Xác định được bệnh lạ ở Cộng hòa Dân chủ Congo
Quốc tế

Xác định được bệnh lạ ở Cộng hòa Dân chủ Congo

Bộ Y tế Cộng hòa Dân chủ Congo mới đây khẳng định căn bệnh lạ đang lưu hành trong khu vực Panzi của nước này là một dạng sốt rét nặng. Các trường hợp mắc bệnh gần đây là các ca sốt rét nặng dưới dạng bệnh đường hô hấp và trở nên nghiêm trọng hơn do suy dinh dưỡng.

Cơ hội thay đổi hay nguy cơ chia rẽ?
Quốc tế

Cơ hội thay đổi hay nguy cơ chia rẽ?

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thúc đẩy Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm chính mình để mở đường cho một cuộc bầu cử sớm vào tháng 2.2025. Ông Scholz cho rằng, bầu cử sớm sẽ là giải pháp để ngăn chặn nguy cơ chia rẽ, trong khi các nhà quan sát lo ngại, điều này càng khiến tình trạng bất ổn chính trị tại nền kinh tế mạnh nhất châu Âu thêm trầm trọng trong bối cảnh nước Đức đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế và an ninh.

EU chính thức mở điều tra đối với TikTok
Quốc tế

EU chính thức mở điều tra đối với TikTok

Ủy ban châu Âu (EC) hôm 17.12 (giờ địa phương) đã chính thức mở thủ tục điều tra đối với nền tảng TikTok - mạng xã hội video ngắn phổ biến toàn cầu, về "những cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA)".

Australia hướng tới đối tác trong “Tầm nhìn ASEAN toàn cầu”
Quốc tế

Australia hướng tới đối tác trong “Tầm nhìn ASEAN toàn cầu”

ASEAN đang trở thành một nhân tố kinh tế quốc tế ngày càng quan trọng, với tăng trưởng ấn tượng về thương mại trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Với vị thế ngày càng tăng, ASEAN thu hút sự quan tâm của nhiều nền kinh tế quan trọng, trong đó có Australia; hai nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương này có thể thúc đẩy hợp tác khu vực bằng cách khởi xướng một sáng kiến ​​nhằm tạo ra trật tự kinh tế bền vững trên cơ sở một “thị trường xanh duy nhất”.

technode.com
Quốc tế

Trung Quốc ứng dụng robot để phát triển kinh tế

Các thành phố như Hàng Châu, Trùng Khánh, Nam Kinh và một phần tỉnh Tứ Xuyên đã ban hành các chính sách robot nhằm thúc đẩy đổi mới và tăng cường ứng dụng công nghệ, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và hiện đại hóa hệ thống công nghiệp. Điều này đánh dấu bước tiến quan trọng trong định hướng các ngành công nghiệp tương lai, được nhấn mạnh tại Hội nghị công tác kinh tế trung ương gần đây.

Nguyên nhân và hệ quả chính trị
Nghị viện thế giới

Nguyên nhân và hệ quả chính trị

Chiều ngày 14.12, phe đối lập Hàn Quốc đã thành công thúc đẩy Quốc hội thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, đưa ông trở thành vị tổng thống thứ ba bị luận tội trong lịch sử Hàn Quốc. Kiến nghị luận tội được thông qua với 204 phiếu thuận, 85 phiếu chống, 3 phiếu trắng và 8 phiếu không hợp lệ trong tổng số 300 phiếu. Như vậy có tới 13 nghị sĩ đảng cầm quyền bỏ phiếu chống lại Tổng thống Yoon. Câu hỏi đặt ra hiện nay là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và quyết định này ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của đất nước.

Để không ai đứng trên luật pháp
Nghị viện thế giới

Để không ai đứng trên luật pháp

Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia theo mô hình chính thể tổng thống quy định về thủ tục luận tội người đứng đầu. Cùng với Mỹ, quy định này trong Hiến pháp Hàn Quốc nhằm bảo đảm không có cá nhân nào đứng trên luật pháp và mọi quan chức đều phải tuân theo pháp quyền. Tuy nhiên, thủ tục luận tội Tổng thống cần thông qua ba bước khá ngặt nghèo. Việc quy định chặt chẽ như vậy nhằm bảo đảm các phe phái không lợi dụng quy trình luận tội để phục vụ những mục đích chính trị.

Tạo động lực cho nền kinh tế
Quốc tế

Tạo động lực cho nền kinh tế

Sau hơn một thập kỷ giữ lập trường thận trọng, mới đây Bộ Chính trị Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng chính sách tiền tệ "nới lỏng phù hợp" nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, cùng với đó là các biện pháp tài khóa tích cực hơn để mở rộng tiêu dùng và nhu cầu nội địa. Đây được đánh giá là một phần trong nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc để duy trì tốc độ tăng trưởng và đối phó với những thách thức ngày càng gia tăng trong nền kinh tế; động thái bất ngờ này sẽ không chỉ tác động đến nền kinh tế trong nước mà còn cả nền kinh tế toàn cầu.