Financial Times: “Ngoại giao cây tre” của Việt Nam thành công với chuyến thăm của lãnh đạo ba cường quốc

Hà Nội đang chứng tỏ vai trò ngày càng tăng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu trên cơ sở cân bằng mối quan hệ giữa các cường quốc - đó là nhận định của tờ Financial Times trong số ra ngày 20.6.

Financial Times: “Ngoại giao cây tre” của Việt Nam thành công với chuyến thăm của lãnh đạo ba cường quốc -0
Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Vladimir Putin cùng nâng ly chúc mừng trong Quốc yến ngày 20.6. Ảnh: Nhan Sáng

Sự cân bằng khéo léo

Bài xã luận trên tờ báo cho biết: Trong 9 tháng qua, Việt Nam đã lần lượt tiếp đón Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và mới nhất là Tổng thống Nga Vladimir Putin, một "nhiệm vụ" cân bằng cạnh tranh địa chính trị tương đối nhạy cảm mà các nước khác có thể sẽ muốn né tránh.

Nhưng chuỗi chuyến thăm của lãnh đạo của ba cường quốc hàng đầu thế giới đã cho thấy Việt Nam - quốc gia thành thạo trong việc thu hút đầu tư sản xuất từ ​​các công ty mong muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình, đang quản lý các mối quan hệ quốc tế một cách khéo léo như thế nào.

Tuần này, đón tiếp ông Putin trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên đầu tiên kể từ năm 2017, Việt Nam đã chứng tỏ một quốc gia có chính sách đối ngoại độc lập và đa dạng lâu đời.

Chuyến thăm của ông Putin diễn ra chưa đầy một năm sau khi Washington và Hà Nội nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện. Theo Financial Times, điều đó dù có thể khiến Mỹ khó chịu nhưng không có khả năng làm gián đoạn mối quan hệ giữa hai nước. Ông Nguyễn Khắc Giang, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Iseas-Yusof Ishak của Singapore, cho biết: “Việt Nam đã xử lý vấn đề rất tốt”. Ông nói, Việt Nam đã “chủ động trung lập” không giống như các nước khác tỏ ra thụ động hơn. “Hà Nội biết phải tích cực cân bằng các cán cân quyền lực khác nhau. Nếu không họ sẽ bị lôi kéo vào các trò chơi chính trị mà không có khả năng thay đổi hướng của trò chơi”.

Ông nói thêm rằng, Việt Nam sẽ không để chuyến thăm làm tổn hại tới bất kỳ mối quan hệ nào khác. Họ đã và sẽ duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các cường quốc và điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam thu hút đầu tư từ các đối tác khác nhau.

Thành tựu từ "ngoại giao cây tre"

Chính sách đối ngoại độc lập của Việt Nam được áp dụng từ cuối Chiến tranh Lạnh, khi Hà Nội quyết định trở thành “bạn của tất cả các nước”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân vật chính trị cao cấp nhất ở Việt Nam, đã ví von chính sách này là “ngoại giao cây tre”, bởi cây tre, một loại cây đặc trưng cho nông thôn Việt Nam, có “rễ chắc khỏe”, “thân vững vàng”, “cành uyển chuyển”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản mà đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã thành công nâng cấp quan hệ với Mỹ và các quốc gia khác như Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc lên “đối tác chiến lược toàn diện”, mức quan hệ ngoại giao cao nhất mà Hà Nội thiết lập.

Khi Tổng thống Biden đến thăm Hà Nội vào tháng 9 năm ngoái, ông đã ca ngợi động thái nâng cấp quan hệ đối tác như một phần trong “bước tiến” kéo dài 50 năm giữa hai cựu thù.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến ưa thích của các công ty lớn như Apple khi họ tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt 36,6 tỷ USD vào năm ngoái.

Điểm đặc biệt là Hà Nội đã đạt được ưu thế này mà không làm gián đoạn mối quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Nga, nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của nước này. Hai bên là đối tác chiến lược với Việt Nam lần lượt từ năm 2008 và 2012.

Ba tháng sau chuyến thăm của Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặt chân đến Hà Nội và hai nước láng giềng đã đồng ý xây dựng một “tương lai chung” để tăng cường mối quan hệ.

Financial Times đánh giá: định hướng chính sách đối ngoại Việt Nam đã đứng vững trước những biến động chính trị và sẽ đứng vững ngay cả trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Viện Lowy, Susannah Patton nhận định: “Việt Nam đã được hưởng lợi từ chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa của mình và khiến quốc gia này trở nên phù hợp với nhiều đối tác”.

Việt Nam và các nước

Cơ hội thay đổi hay nguy cơ chia rẽ?
Quốc tế

Cơ hội thay đổi hay nguy cơ chia rẽ?

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thúc đẩy Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm chính mình để mở đường cho một cuộc bầu cử sớm vào tháng 2.2025. Ông Scholz cho rằng, bầu cử sớm sẽ là giải pháp để ngăn chặn nguy cơ chia rẽ, trong khi các nhà quan sát lo ngại, điều này càng khiến tình trạng bất ổn chính trị tại nền kinh tế mạnh nhất châu Âu thêm trầm trọng trong bối cảnh nước Đức đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế và an ninh.

technode.com
Quốc tế

Trung Quốc ứng dụng robot để phát triển kinh tế

Các thành phố như Hàng Châu, Trùng Khánh, Nam Kinh và một phần tỉnh Tứ Xuyên đã ban hành các chính sách robot nhằm thúc đẩy đổi mới và tăng cường ứng dụng công nghệ, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và hiện đại hóa hệ thống công nghiệp. Điều này đánh dấu bước tiến quan trọng trong định hướng các ngành công nghiệp tương lai, được nhấn mạnh tại Hội nghị công tác kinh tế trung ương gần đây.

ITN
Quốc tế

EU quyết tâm xử lý tình trạng thuế kép bằng luật mới

Hội đồng châu Âu mới đây đã thông qua Chỉ thị FASTER, bộ quy tắc mới nhằm thiết lập các thủ tục khấu trừ thuế nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Quy định này không chỉ giúp giải quyết vấn đề thuế kép đang đè nặng các nhà đầu tư xuyên biên giới, mà còn góp phần phát hiện gian lận thuế hiệu quả hơn.

Báo chí Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Báo chí Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Các cơ quan truyền thông lớn như Đài Phát thanh và Truyền hình Nhật Bản (NHK), hãng thông tấn Jiji, trang web chính thức của Văn phòng Thủ tướng, Bộ Ngoại giao cùng các nền tảng mạng xã hội chính thức của Thủ tướng Nhật Bản đồng loạt đưa tin về cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru ngày 5.12 tại Tokyo.

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia
Việt Nam và các nước

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Vương quốc Campuchia từ ngày 21 đến 24.11.2024 đã được báo chí Campuchia ghi nhận như một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia. Đặc biệt, trang cpp.org.kh, trang web chính thức của đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền và tờ Khmer Times đã có nhiều bài viết đậm nét về chuyến thăm này.

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia
Việt Nam và các nước

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 - 23.11 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngày 18.11, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Armenia do Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Ninh Bình.

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
Việt Nam và các nước

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MAM) ở Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 18 - 19.11. Các nhà lãnh đạo G20 sẽ thảo luận để xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề toàn cầu như chống đói nghèo, cải cách quản trị toàn cầu, đánh thuế giới siêu giàu, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng
Việt Nam và các nước

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng

Ông Donald Trump, cựu tổng thống bị luận tội hai lần, người đã bị kết án vì hàng chục tội danh và bị buộc tội nhiều tội danh khác, người luôn bị phàn nàn về cách ăn nói và hành xử, đã giành chiến thắng không thể ngoạn mục hơn. Các nhà phân tích cho rằng, vinh quang của ông Donald Trump là minh chứng cho thấy: nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng.

Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy ngoạn mục
Việt Nam và các nước

Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy ngoạn mục

Sau cuộc bầu cử với sắc đỏ áp đảo, ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump chính thức đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Tờ New York Times nhận định, ông Trump đã bước vào cuộc đua Nhà Trắng với hành trang khác thường và vượt qua tất cả những trở ngại, hiện diện đầy quyền lực trước những cử tri đang mong muốn xoay chuyển các định hướng và chính sách dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden và bà Kamala Harris.

Giảm căng thẳng về nhà ở, dịch vụ xã hội
Việt Nam và các nước

Giảm căng thẳng về nhà ở, dịch vụ xã hội

Chính phủ Canada vừa công bố Kế hoạch Mức độ nhập cư giai đoạn 2025 - 2027, nhằm làm chậm tốc độ tăng trưởng dân số tạm thời trong khi vẫn bảo đảm sự ổn định kinh tế và xã hội lâu dài. Sự thay đổi này đánh dấu nỗ lực đáng kể của chính quyền hiện tại trong việc thay đổi chính sách nhập cư, song cũng làm dấy lên nhiều tranh cãi về tác động lâu dài của kế hoạch đến lực lượng lao động và nền kinh tế của Canada.

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại
Việt Nam và các nước

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại

Dù ai đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ trong ngày 5.11 tới, thì các nhà chiến lược kinh tế châu Á sẽ phải duy trì sự cởi mở và chủ động về mặt ngoại giao để bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, trong bối cảnh Hoa Kỳ đang dần rút khỏi chủ nghĩa khu vực ở châu Á và vắng mặt với vai trò lãnh đạo thương mại toàn cầu.

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?
Quốc tế

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?

Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã nêu rõ tầm nhìn kinh tế, cam kết đạt mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 8% trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định rằng, mục tiêu này sẽ khó có thể đạt được, trong bối cảnh Indonesia đang phải đối mặt với những hạn chế tài chính đáng kể, cơ sở thuế thấp và ngành sản xuất đang gặp khó khăn.

sustainable.japantimes.com
Việt Nam và các nước

Lỗ hổng trong chính sách an ninh lương thực

Nhật Bản đã trải qua tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng vào mùa hè vừa qua, bộc lộ những lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống an ninh lương thực của nước này. Mặc dù mức tiêu thụ gạo đã giảm dần qua các năm, nhưng chỉ một sự biến động nhỏ trong chuỗi cung ứng cũng đã gây ra sự gián đoạn lớn trên thị trường, làm nổi bật nhu cầu cấp bách về việc tái cấu trúc các chính sách nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực và ổn định thị trường dài hạn.

Cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27.10
Quốc tế

Nhật Bản trước thềm cuộc tổng tuyển cử 2024

Chiến dịch tranh cử cho cuộc đua vào Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu, với danh sách hơn 1.300 ứng cử viên đến từ 11 đảng và tổ chức chính trị tham gia tranh cử. Giới quan sát nhận định, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía, cuộc tổng tuyển cử lần này sẽ xem là cơ hội để Nhật Bản giải quyết những khủng hoảng trong nước, củng cố lại hệ thống chính trị và tạo tiền đề cần thiết thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN
Việt Nam và các nước

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Chiều ngày 17.10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN. Mục tiêu của sự kiện là cung cấp thông tin chính xác, cập nhật và chuyên sâu về hợp tác ASEAN, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, đóng góp và hội nhập của Việt Nam trong khối, thông qua các kênh truyền thông.