Việt Nam tăng 2 bậc về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu GII 2024

Chiều tối 26.9, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã tổ chức lễ công bố báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII 2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Theo đó, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế; tăng 2 bậc so với năm 2023.

Đặc biệt, với thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo, Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể khi tăng 4 bậc so với năm 2023 (từ vị trí 57 lên 53). Đầu vào đổi mới sáng tạo có 5 trụ cột: thể chế, nguồn nhân lực và nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển của thị trường, trình độ phát triển của doanh nghiệp.

Đầu ra đổi mới sáng tạo cũng tăng 4 bậc so với 2023, từ vị trí 40 lên 36. Đầu ra đổi mới sáng tạo gồm 2 trụ cột: sản phẩm tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo.

1.jpg
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO công bố Báo cáo GII 2024 tại Geneva, Thuỵ Sĩ

Với thứ hạng chỉ số đổi mới sáng tạo năm nay, Việt Nam duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp, chỉ sau Ấn Độ (hạng 39). Trong số những nước xếp trên Việt Nam có 5 quốc gia có thu nhập trung bình cao: Trung Quốc (hạng 11), Malaysia (33), Thổ Nhĩ Kỳ (37), Bulgaria (38), Thái Lan (41). Những quốc gia xếp trên Việt Nam còn lại đều là những nước có nền công nghiệp phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao. Nếu tính riêng khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4 (sau Singapore, Malaysia và Thái Lan).

Trong báo cáo GII 2024 của WIPO, Việt Nam được WIPO ghi nhận là một trong 8 quốc gia thu nhập trung bình cải thiện thứ hạng nhiều nhất tính từ năm 2013 (gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Iran và Morocco). Việt Nam cũng là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 14 năm liên tiếp (gồm Ấn Độ, Moldova và Việt Nam).

2.png
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt

Nhận xét về Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh những cải thiện tích cực này là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong 14 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển, cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra đổi mới sáng tạo. Điểm số các trụ cột của Việt Nam cao hơn các quốc gia ở nhóm thu nhập trung bình thấp và thậm chí còn cao hơn nhóm thu nhập trung bình cao, ngoại trừ trụ cột 2 về nguồn nhân lực và nghiên cứu.

Hàng năm, WIPO tổ chức công bố báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII). Đây là một bộ công cụ đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia có uy tín trên thế giới. Thời gian qua, Chính phủ đã sử dụng bộ chỉ số này như một trong các công cụ quản lý điều hành quan trọng và đã phân công các bộ, cơ quan, địa phương cùng có trách nhiệm cải thiện chỉ số. Trong đó, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ là đầu mối theo dõi, điều phối chung.

Từ năm 2017 đến nay, chỉ số GII của Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng từ vị trí 59 (năm 2016) lên 46 năm 2023.

Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn IPPG tổ chức thành công cuộc thi ROBOG toàn quốc
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn IPPG tổ chức thành công cuộc thi ROBOG toàn quốc

Cuộc thi ROBOG toàn quốc do IPPTech (thuộc Tập đoàn IPPG) phối hợp với Hãng UBTech, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Lạc Hồng tổ chức dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Công nghệ Thông tin - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Toàn cảnh buổi tiếp
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam và Vương quốc Anh mở rộng hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao

Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đề nghị tại buổi tiếp Thị trưởng London Michael Mainelli, Vương quốc Anh nhân đoàn công tác đang có chuyến thăm Việt Nam. Cuộc gặp gỡ đã mở ra nhiều triển vọng mới cho sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và London trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, tài chính, giáo dục và đổi mới sáng tạo.

Phó Vụ trưởng Lưu Quang Minh phát biểu tại Hội thảo
Khoa học - Công nghệ

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học

Ngày 20.9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.

8 yêu cầu đối với hạ tầng số Việt Nam
Công nghệ

8 yêu cầu đối với hạ tầng số Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có quyết định ban hành khung phát triển hạ tầng số Việt Nam. Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ rõ các thành phần, yêu cầu phát triển hạ tầng số Việt Nam. Khung phát triển hạ tầng số cũng phản ánh sự tiến hoá, mở rộng từ hạ tầng viễn thông truyền thống đến các hạ tầng mới theo cách tiếp cận riêng của Việt Nam.

Cân nhắc lựa chọn công nghệ xử lý rác thải rắn
Khoa học - Công nghệ

Cân nhắc lựa chọn công nghệ xử lý rác thải rắn

Xử lý rác thải rắn đòi hỏi phải đầu tư công nghệ song cần cân nhắc lựa chọn phù hợp, không thể bê nguyên công nghệ đắt tiền của nước phát triển về áp dụng ngay tại Việt Nam. Đây là đề xuất tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp

Với các chi phí duy trì hoạt động cho máy móc thiết bị tăng dần qua các năm, chi phí bảo trì đã trở thành một bài toán cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà sản xuất cần phải có một kế hoạch cụ thể để duy trì và bảo dưỡng máy móc khi gặp sự cố hoặc hỏng hóc và TPM đã trở thành một giải pháp được đưa ra nhằm giải đáp bài toán cắt giảm chi phí bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp.

Blockchain - “chìa khóa” chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ tương lai
Công nghệ

Blockchain - “chìa khóa” chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ tương lai

Trong làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0, Blockchain được xem là "chìa khóa" cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ tương lai. Kể từ khi công nghệ Blockchain ra đời, đã tạo ra một “cơn sóng” về công nghệ lên tất cả các ngành, nghề từ truyền thống lâu đời đến các ứng dụng công nghệ mới nhất… Hiện, rất nhiều quốc gia đã, đang nghiên cứu hoặc có mục tiêu chiến lược lấy công nghệ này làm nền tảng phát triển quốc gia và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng.

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bão lũ trên VCB Digibank
Doanh nghiệp

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bão lũ trên VCB Digibank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank, giúp người dân khắp mọi miền Tổ quốc có thể nhanh chóng lựa chọn tổ chức/đơn vị/quỹ tại các cấp Trung ương và địa phương để chuyển tiền ủng hộ đồng bào.