Việt Nam sớm hoàn thành mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0

Sáng 12.12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố và Hội thảo khoa học: Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam (KC.16/24-30).

Hướng tới nền kinh tế xanh

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt khẳng định, KC.16/24-30 là một trong những chương trình hành động nhanh chóng, kịp thời của Bộ Khoa học và Công nghệ trong thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chương trình này sẽ song hành cùng với các Chương trình Khoa học và Công nghệ quốc gia khác đã và đang thực hiện để chung tay thúc đẩy các giải pháp khoa học và công nghệ, đặc biệt là hướng tới công nghệ xanh, công nghệ giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện cam kết Net Zero của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26).

h1.jpg
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại sự kiện

Theo Bộ trưởng, Chương trình KC.16/24-30 sẽ là nền tảng, cơ sở để tạo ra các giải pháp đột phá trong công nghệ thu giữ, lưu trữ các-bon, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần, nâng cao và cải thiện chất lượng môi trường sống của Việt Nam; thúc đẩy phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo việc làm trong ngành công nghệ xanh, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam.

dbnd_br_259a8849.jpg
Các đại biểu dự sự kiện

Ghi nhận, đánh giá cao Ban Chủ nhiệm chương trình, Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ và một số đơn vị trong Bộ đã rất tích cực, chủ động phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học trên cả nước trong việc đề xuất nghiên cứu, tổ chức xây dựng Chương trình này, Bộ trưởng mong muốn Chương trình sẽ được thông tin rộng rãi tới tất cả cộng đồng doanh nghiệp, các Viện nghiên cứu, trường Đại học và các chuyên gia, nhà khoa học trên cả nước để cùng nhau nghiên cứu, phát triển, giải mã, ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ xanh, công nghệ giảm phát thải khí nhà kính trong mọi ngành, mọi lĩnh vực. Từ đó, cùng chung tay để nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn thúc đẩy các mô hình chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh, từ đó góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp.

Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chức năng của Bộ cùng Ban Chủ nhiệm Chương trình Net Zero chủ động bố trí nguồn lực, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất trong việc xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia, ưu tiên lựa chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về NetZero nổi trội, có tính ứng dụng và thực tiễn cao, có khả năng nhân rộng, áp dụng cả về chiều rộng và chiều sâu để tổ chức triển khai có kết quả ngay trong năm 2025.

dbnd_br_259a8882.jpg
Toàn cảnh lễ công bố

Mặc dù mục tiêu của Chương trình là khá rộng, cũng như việc yêu cầu cần phải tìm ra các giải pháp công nghệ mới, công nghệ xanh là một nhiệm vụ rất khó, Bộ trưởng tin tưởng, các kết quả, giải pháp khoa học, công nghệ thiết thực sẽ được nghiên cứu, phát minh để có bước tiến rõ rệt trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, sớm hoàn thành mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam.

dbnd_br_259a8934.jpg
Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Linh phát biểu tại buổi lễ

Chung tay hướng tới Net Zero

Giới thiệu các mục tiêu và những nội dung chính của Chương trình, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Linh cho biết: Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2030: "Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam" được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu, hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Cùng với đó, giải quyết các thách thức về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ xanh, công nghệ carbon thấp trong nhiều lĩnh vực khác nhau; thực hiện các nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ về nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ liên quan đến nội dung giảm phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn…

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Linh cũng thông tin về 8 nội dung đề xuất và dự kiến sản phẩm của Chương trình. Theo đó, khuôn khổ Chương trình, triển khai nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật phục vụ mục tiêu đạt Net Zero tại Việt Nam; nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn thiết kế, xây dựng, thử nghiệm các mô hình và đề xuất các giải pháp chuyển dịch xã hội, tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, phát thải carbon thấp nhằm mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam.

dbnd_br_259a8941.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức nghiên cứu KH và CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0

Cùng với đó, nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất giải pháp, điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ thực hiện mục tiêu Net Zero; phát triển, ứng dụng các giải pháp quản lý - kỹ thuật phục vụ khai thác và tận dụng hiệu quả nguyên/nhiên liệu sản xuất; các giải pháp kỹ thuật - công nghệ thu hồi, tận dụng và lưu trữ carbon trong các ngành, lĩnh vực.

Chương trình cũng đưa ra nội dung nghiên cứu khoa học, phát triển, giải mã, ứng dụng, công nghệ, giải pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý cho phát triển mô hình hạ tầng giao thông - vận tải - logistic bền vững, giảm phát thải khí nhà kính; nghiên cứu khoa học, phát triển, giải mã, ứng dụng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý cho phát triển mô hình công trình xây dựng, đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, phát thải carbon thấp và bền vững góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong thiết kế, thi công, vận hành và quản lý.

Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ cho biết: Chương trình cũng đề xuất nội dung nghiên cứu khoa học, phát triển, giải mã, ứng dụng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn, giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu khoa học, phát triển, giải mã, ứng dụng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý giám sát, phân tích, báo cáo, dự báo và cảnh báo nguy cơ phát thải và kiểm kê khí nhà kính.

dbnd_br_259a8997.jpg
Các đại biểu chụp hình lưu niệm

Chương trình dự kiến đưa ra một số sản phẩm trọng tâm như: Cơ sở lý luận, thực tiễn và các báo cáo, đề xuất bổ sung nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả, hiệu lực cơ chế, chính sách, pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam; các mô hình, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội xanh, tuần hoàn, phát thải cácbon thấp, các giải pháp nâng cao năng lực con người nhằm đáp ứng mục tiêu đạt mức phải thải ròng bằng 0 tại Việt Nam. Cùng với đó là các công nghệ, thiết bị phục vụ thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính, công nghệ phát thải carbon thấp, công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon, các công nghệ sản xuất theo hướng sạch hơn, tuần hoàn và thân thiện với môi trường trong các ngành, lĩnh vực, công nghệ phục vụ công tác cảnh báo, dự báo, và kiểm kê khí nhà kính; công nghệ, thiết bị thu hồi và lưu giữ carbon; công nghệ, kỹ thuật, giải pháp giảm khí mê-tan. Sản phẩm dự kiến cũng bao gồm: Cơ sở dữ liệu, phần mềm; sản phẩm liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bản quyền, giống cây trồng mới, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; sách chuyên khảo, công trình công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế; sản phẩm đào tạo.

Chia sẻ tại Hội thảo khoa học, các đại biểu đánh giá, mục tiêu Net Zero là một thách thức lớn nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. Việc thực hiện các cam kết quốc tế và triển khai Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia sẽ là nền tảng quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu này vào năm 2050. Sự kết hợp giữa chính sách, khoa học công nghệ cùng hợp tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam không chỉ giảm phát thải khí nhà kính mà còn xây dựng một nền kinh tế xanh, tuần hoàn và phát triển bền vững.

Khoa học - Công nghệ

VinFuture tiếp thêm động lực theo đuổi khoa học cho nhà nghiên cứu trẻ
Công nghệ

VinFuture tiếp thêm động lực theo đuổi khoa học cho nhà nghiên cứu trẻ

Thẳng thắn nhìn nhận những điều còn thiếu, những thách thức phải đối diện, các nhà khoa học trẻ Việt Nam cho rằng chính VinFuture đã trao cho họ cơ hội tiếp cận với những tri thức và công nghệ mới nhất thông qua việc giao lưu, chia sẻ cùng những trí tuệ lỗi lạc hội tụ tại Việt Nam. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thêm động lực và niềm tin với con đường mình đã chọn.

Kết quả chuyển đổi số báo chí năm 2024 sẽ được công bố ngày 16.12
Xã hội

Kết quả chuyển đổi số báo chí năm 2024 sẽ được công bố ngày 16.12

Thông tin từ Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, ngày 16.12 sẽ công bố kết quả đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2024 dựa trên 5 trụ cột Chiến lược; Hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin; Sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn; Độc giả, khán giả, thính giả và Mức độ ứng dụng công nghệ số.

Giới trẻ đam mê khởi nghiệp sáng tạo công nghệ
Công nghệ

Giới trẻ đam mê khởi nghiệp sáng tạo công nghệ

Cuộc thi Khởi nghiệp Sáng tạo Công nghệ (R&D to Start-up) 2024 thu hút sự quan tâm của giới trẻ, các giảng viên, doanh nghiệp… đối với các hoạt động khởi nghiệp, đồng thời tìm kiếm các dự án khởi nghiệp tiềm năng, có thể phát triển thành những mô hình, startup sáng tạo trong tương lai.

Chuyển đổi số - nâng cao năng lực cho người lao động
Công nghệ

Chuyển đổi số - nâng cao năng lực cho người lao động

Chuyển đổi số đang trở thành một yếu tố then chốt trong việc cải thiện đời sống và nâng cao năng lực cho người lao động, đặc biệt là lao động tại các khu công nghiệp ở Việt Nam. Sự chuyển đổi này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn tạo ra những cơ hội mới cho người lao động thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực, các ứng dụng số hóa. Tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều thách thức cho người lao động.

Các đại biểu trao đổi tại Phiên thảo luận
Khoa học

Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo từ địa phương ra quốc tế

Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế” là hoạt động điểm nhấn nằm trong chuỗi sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024. Nhiều đại biểu cho rằng, từ thực tiễn phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam thời gian tới cần tập trung xây dựng chính sách pháp luật, hành lang pháp lý thúc đẩy hệ sinh thái KNST phát triển tương xứng với mô hình, tiềm lực trong giai đoạn mới là điều cần thiết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nhấn nút Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest Việt Nam năm 2024
Khoa học

Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest Việt Nam 2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thường niên là cột mốc quan trọng đánh dấu hành trình 10 năm phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) tại Việt Nam. Nhìn lại một thập kỷ vừa qua, hệ sinh thái KNST đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự xuất hiện của các doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Ảnh minh họa
Xã hội

Bài 2: “Chúng tôi không muốn nghiên cứu nằm mãi trong phòng thí nghiệm”

Những năm qua, nhiều viện khoa học cùng các doanh nghiệp trong nước đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gene để tạo ra tình trạng mong muốn cho cây trồng. Tuy vậy, đường đi của cây trồng chỉnh sửa gene từ phòng thí nghiệm đến ruộng đồng vẫn rất gập ghềnh vì hiện chưa có hướng dẫn pháp lý cụ thể. “Chúng tôi không muốn nghiên cứu nằm mãi trong phòng thí nghiệm”, TS. Đỗ Tiến Phát, Viện Công nghệ sinh học, bày tỏ.

Ảnh minh họa
Xã hội

Bài 1: Xu hướng phát triển của nông nghiệp toàn cầu

Cây trồng chỉnh sửa gen là ứng dụng nổi bật của công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp bền vững. Bằng việc sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gene, Việt Nam có thể tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến trong nông nghiệp, có thêm giải pháp giúp nông dân tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, cải thiện sản lượng, chất lượng nông sản và thu nhập nông hộ; đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, dinh dưỡng cho người tiêu dùng.