Việt Nam làm gì để trở thành điểm đến mới của điện ảnh thế giới?

Việt Nam có nhiều cảnh quan tươi đẹp, địa danh du lịch nổi tiếng cùng bề dày văn hóa truyền thống lâu đời, là nguồn tài nguyên hấp dẫn cho điện ảnh. Tuy nhiên, cần có cơ chế, chính sách và môi trường thuận lợi để thu hút các nhà làm phim quốc tế.

Sáng 10.9 đã diên ra tọa đàm trực tuyến “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới”, do Báo Nhân Dân phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Văn hóa tổ chức.

Tham dự tọa đàm có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh; Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng.

Cùng dự có lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; lãnh đạo UBND các tỉnh/ thành phố; đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Liên chi hội Lữ hành Việt Nam; Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA); các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp du lịch, điện ảnh…

1e407dc2-644f-48e0-9e58-c1f3c5140610-17259554575041283215025.jpg
Tọa đàm nhằm khẳng định vai trò của ngành du lịch và ngành điện ảnh đối với nền kinh tế đất nước. Ảnh: BTC

Phát biểu tại tọa đàm, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển du lịch, quan tâm đầu tư để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, qua đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các ngành khác.

Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 đưa ra quan điểm: phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Sau đại dịch Covid-19, khi kinh tế rơi vào thời kỳ khó khăn, Nghị quyết số 82/NQ-CP năm 2023 tiếp tục đưa ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Trong đó, chú trọng phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo trên cơ sở tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, gắn với phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc…

minh.jpg
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: BTC

Du lịch trong nước đang phục hồi ngoạn mục và nhân đà tăng trưởng trở lại đó, đẩy mạnh truyền thông quảng bá, xây dựng chương trình truyền thông quảng bá, chiến dịch truyền thông theo cách làm mới là hết sức cần thiết.

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, cần tập trung phát triển điện ảnh, điện ảnh phải liên kết với du lịch. Tính hiệu quả của sự liên kết này đã được kiểm chứng trên thực tế thông qua các sự kiện, chương trình liên kết mà qua đó, các nhà làm phim đã ký kết hợp tác với chính quyền, góp phần quảng bá du lịch địa phương, thu hút du khách.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục phối hợp các đơn vị, địa phương tổ chức các chương trình đẩy mạnh liên kết quảng bá du lịch với các ngành khác. Đáng chú ý, Bộ sẽ cùng các bộ, ngành tổ chức chương trình xúc tiến du lịch thông qua điện ảnh tại Hollywood, Hoa Kỳ, từ ngày 21 - 28.9 và kế hoạch này đang được gấp rút hoàn thiện.

lan.jpg
Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam Ngô Phương Lan nêu ý kiến tại tọa đàm. Ảnh: BTC

Tại tọa đàm, các đại biểu, diễn giả đã làm rõ tiềm năng, thực trạng hợp tác phát triển du lịch và điện ảnh Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hợp tác phát triển du lịch, điện ảnh của Việt Nam.

Theo Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Văn Mạnh, để đạt được con số đón hơn 6,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có gần 500 nghìn lượt khách quốc tế năm 2023, Ninh Bình đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, có sự kết hợp giữa điện ảnh và du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế to lớn. Nhiều địa điểm là bối cảnh trong tác phẩm điện ảnh đã trở thành địa chỉ thu hút đông đảo du khách tìm đến.

Vì vậy, lãnh đạo Sở Du lịch Ninh Bình đề xuất có giải pháp tổng thể về phát triển, hỗ trợ tối đa cho các đoàn làm phim; đồng thời có chính sách giới thiệu, thu hút các đoàn làm phim một cách bài bản.

Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam Ngô Phương Lan cũng cho rằng nên có cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà làm phim quốc tế.

Tại tọa đàm, các diễn giả cũng trình bày những nội dung chính của Chương trình Xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ; thảo luận về công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam và những đổi mới trong công tác này thời gian tới. Đặc biệt, các tham luận làm rõ những giải pháp để thu hút các nhà đầu tư, nhà làm phim và khách du lịch Hoa Kỳ tới Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ vừa được nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Ngành du lịch đặt mục tiêu đón 1,3 triệu lượt khách Hoa Kỳ năm 2028 và đưa Hoa Kỳ vào nhóm 3 thị trường gửi khách hàng đầu đến Việt Nam...

Văn hóa - Thể thao

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh
Văn hóa - Thể thao

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh

Triển lãm nhằm nêu bật đóng góp của phụ nữ cho xã hội qua các tác phẩm truyện tranh mang tên “Thế giới cần nữ siêu anh hùng” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng từ ngày 17.10 – 6.11.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Nhiều bài học lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong tham luận gửi tới hội thảo quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”, Thượng tướng, TS. Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh công tác tiếp quản, giải phóng Hà Nội 70 năm về trước để lại nhiều bài học lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Sống lại những ngày tiếp quản

Những người lính năm xưa tiếp quản Thủ đô nay đều trên dưới 90 tuổi, không khỏi bồi hồi khi nhớ lại thời khắc hào hùng ấy. Những bước quân hành đầy khí thế trên những con phố cổ kính mang theo niềm tự hào của cả dân tộc. Khắp phố phường Hà Nội rợp cờ hoa, những cánh tay vẫy chào, những nụ cười rạng ngời chào đón đoàn quân chiến thắng trở về...

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến
Văn hóa - Thể thao

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến

70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024) là dịp để nhìn lại, đánh giá những kết quả, thành tựu rất đáng tự hào của Hà Nội trong giai đoạn vừa qua, cũng là đặt ra tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển thành phố trong tương lai.

Du khách Hà Nội tham quan trưng bày
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Hà Nội từ những cửa ô

Để nhiều thế hệ người Hà Nội hiểu hơn về ký ức hào hùng của vùng đất này thông qua các cửa ô xưa, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày “Hà Nội và những cửa ô”.

Học sinh Hà Nội chào mừng đoàn quân trở về tiếp quản Thủ đô
Văn hóa

Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về (*)

Mùa thu 70 năm trước, Hà Nội trở về với độc lập, tự do, kết thúc chặng đường lịch sử đầy hy sinh gian khổ nhưng oanh liệt, vẻ vang. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thủ đô.

Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội năm 1946
Văn hóa - Thể thao

Trước cuộc trường chinh vĩ đại

Ngày 19.12.1946, quân và dân Hà Nội đồng loạt nổ súng, mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Tinh thần ấy đã tiếp thêm động lực cho nhân dân Thủ đô anh dũng, chiến đấu 60 ngày đêm trước cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc.

Cần đưa nguồn lực văn hóa phong phú và đa dạng trở thành động lực phát triển của Hà Nội. Nguồn: TSC
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Nhịp bước cùng thời đại

Không nằm ngoài bước chuyển thách thức của thời đại, Hà Nội hôm nay cần có đột phá trong tư duy phát triển cũng như cơ chế, chính sách, để văn hóa trở thành nguồn lực hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thủ đô.