Việt Nam khắc phục cách biệt giới nhanh nhất trong Đông Nam Á

Ngày 11.3, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học công bố kết quả nghiên cứu quốc gia về bình đẳng giới 2024.

Hội thảo nhằm chia sẻ kết quả đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về bình đẳng giới phục vụ phát triển bền vững” do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện; qua đó, phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong 7 lĩnh vực trọng yếu: Chính trị, lãnh đạo, quản lý; giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ; kinh tế, lao động - việc làm; chăm sóc sức khỏe; gia đình; phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa môi trường.

Nghiên cứu dựa trên khảo sát 9.094 người tại 6 vùng kinh tế - xã hội trên cả nước trong năm 2024; từ đó, cung cấp luận cứ khoa học đánh giá việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bình đẳng giới, đồng thời đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy phát triển bền vững.

z6395326632077-4e3d23c5c2cd87b81e138a2f754ddc09.jpg
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Vũ Quang

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho biết, bình đẳng giới theo hướng thúc đẩy tiến bộ của phụ nữ luôn là một trọng tâm ưu tiên trong chính sách phát triển đất nước nhằm phát huy mọi tiềm năng của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng từ cấp vi mô đến vĩ mô nhằm tăng cường bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi phụ nữ và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Cũng theo TS. Phan Chí Hiếu, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia Đông Nam Á có tốc độ khắc phục cách biệt giới nhanh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.

Theo báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu mà Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, trong khu vực ASEAN, mức độ bình đẳng giới của Việt Nam luôn thuộc những nước dẫn đầu. Năm 2022, Việt Nam được xếp hạng thứ 83 về khoảng cách giới. Năm 2023, Việt Nam tăng 11 hạng, xếp hạng 72. Năm 2024, Việt Nam đã thu hẹp khoảng cách giới thêm +0,3 điểm, đạt điểm bình đẳng giới là 71,5% - cao hơn mức trung bình toàn cầu cũng như khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, và tiếp tục giữ vị trí thứ 72.

Mặc dù vậy, thúc đẩy bình đẳng giới nhưng vẫn còn thách thức lớn cần được quan tâm.

Ví dụ, sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị hay bình đẳng giới trong chính trị chưa đạt được chỉ tiêu đề ra về tỷ lệ và còn hạn chế về chất lượng tham gia.

Vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế còn cần quan tâm đến quyền bình đẳng của phụ nữ, đặc biệt các nhóm phụ nữ yếu thế đối với các nguồn lực kinh tế, cũng như tiếp cận tới các dịch vụ cơ bản, quyền sở hữu và kiểm soát đất đai và các dạng tài sản khác, quyền thừa kế, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ mới phù hợp và các dịch vụ tài chính.

Trong lĩnh vực lao động, bất bình đẳng về vị thế việc làm, chất lượng việc làm, tiền lương, thu nhập vẫn còn tồn tại. Bình đẳng giới trong giáo dục đào tạo cũng còn nhiều tồn tại chưa được giải quyết. Trong lĩnh vực y tế, việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế.

Tại hội thảo, từ kết quả nghiên cứu, các đại biểu đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong thời gian tới.

Theo đó, trước hết, cần nâng cao vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị thông qua việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia và giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý; đồng thời, tăng cường tiếp cận kinh tế cho phụ nữ bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, mở rộng khả năng tiếp cận tài chính và nguồn vốn.

Thu hẹp khoảng cách giới trong giáo dục cũng là một ưu tiên, đặc biệt là tạo điều kiện để phụ nữ và trẻ em gái tiếp cận giáo dục chất lượng cao trong các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).

Bên cạnh đó, cần cải thiện chất lượng việc làm và điều kiện lao động thông qua việc tăng cường bảo vệ quyền lợi của lao động nữ, đặc biệt trong khu vực phi chính thức. Hệ thống an sinh xã hội cũng cần được cải thiện để hỗ trợ phụ nữ yếu thế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội.

Xã hội

Lan tỏa dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam qua 3 cuộc thi viết, chụp ảnh và video clip
Xã hội

Lan tỏa dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam qua 3 cuộc thi viết, chụp ảnh và video clip

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm xây dựng, phát triển ngành Điện miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã tổ chức ba cuộc thi sáng tác gồm viết, chụp ảnh, video clip. Đây là dịp để ghi nhận, lan tỏa những nỗ lực, đóng góp của ngành Điện miền Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân trong suốt nửa thế kỷ qua.

Cán bộ Agribank tích cực hưởng ứng tham gia trồng cây tại sự kiện
Đời sống

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”, ngày 14.3.2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) phối hợp với UBND huyện Mê Linh đã tổ chức chương trình trồng cây xanh. Sự kiện một lần nữa khẳng định sự chung tay, đồng lòng của Agribank với các địa phương nói chung, Mê Linh nói riêng trong hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống cho người dân.

Bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử
Xã hội

Bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử

Ngày 14.3, tại Hà Nội, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội chống hàng giả Cooperatieve Vereniging SNB - React U.A (REACT - Tổ chức quốc tế về chống hàng giả) tổ chức Hội thảo về chống gian lận thương mại, hàng giả nhằm bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử. Hội thảo là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam 15.3.

Vietnam Airlines chính thức nối lại đường bay thẳng Hà Nội – Moscow
Giao thông

Vietnam Airlines chính thức nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Sau ba năm gián đoạn, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines sẽ chính thức khôi phục đường bay thẳng Hà Nội - Moscow (Nga) từ ngày 8.5.2025. Việc khai thác lại đường bay này không chỉ củng cố vị thế của Vietnam Airlines trên các đường bay quốc tế mà còn hiện thực hóa chiến lược mở rộng mạng bay, nâng cao hiệu quả khai thác của hãng.

 Nữ công nhân viên NPCETC lập hồ sơ công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Ảnh: NPC
Đời sống

NPCETC: Xây dựng môi trường làm việc bình đẳng, phát triển

Hướng tới ngày Quốc tế hạnh phúc gắn với các thông thông điệp của Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới, Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Bắc (NPCETC) luôn quan tâm, tạo điều kiện cho tất cả cán bộ công nhân viên, bất kể giới tính, đều có cơ hội phát triển bình đẳng.