Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?

Với việc Trường Đại học Duy Tân vừa trở thành Đại học Duy Tân - đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam, cả nước hiện có 8 đại học với 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng cùng Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Đại học Duy Tân vừa trở thành đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam, theo Quyết định của Chính phủ. Đại học Duy Tân thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường Đại học Duy Tân theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Như vậy tính đến thời điểm này, Việt Nam có 8 đại học gồm: 2 đại học quốc gia (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh); 3 đại học vùng (Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên) và Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Duy Tân.

Năm 1993, Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10.12.1993 của Chính phủ, trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội gồm Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội.

Tính đến nay, cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm 37 đơn vị, trong đó: Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội (Văn phòng, 9 Ban chức năng và Khối Văn phòng Đảng - đoàn thể) và 36 đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, gồm 9 trường đại học thành viên; 2 trường trực thuộc, 2 Khoa trực thuộc và 2 Trung tâm đào tạo môn chung; 5 Viện nghiên cứu khoa học thành viên, 1 Viện nghiên cứu khoa học trực thuộc, 15 đơn vị dịch vụ và phục vụ trực thuộc.

Bên trong các trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội có 4 trường THPT (Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ, Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường THPT Khoa học Giáo dục) và 1 Trường THCS (Trường THCS Ngoại Ngữ). Đại học Quốc gia Hà Nội có 8 tổ chức thực hiện nhiệm vụ đặc biệt (1 Trung tâm, 2 Văn phòng, 2 Quỹ phát triển, 3 Câu lạc bộ).

1440x810-dai-hoc-kinh-te-dai-ho-1679291479571.jpg
Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Sau Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 4.4.1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 30/CP thành lập Đại học Huế (tiền thân là Viện Đại học Huế) trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các trường đại học, cao đẳng trong khu vực. Đại học Huế được tổ chức lại theo hướng xây dựng một đại học đa lĩnh vực - mô hình phổ biến của đại học thế giới.

Hiện nay, Đại học Huế gồm 8 trường đại học thành viên, 2 khoa trực thuộc và 1 phân hiệu. Ngoài ra, Đại học Huế còn có các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Đại học Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định 32/CP ngày 4.4.1994 của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các trường: Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Cơ sở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam Đà Nẵng, Trường Công nhân Kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi.

Hiện Đại học Đà Nẵng có 6 trường đại học thành viên (Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn) và 7 đơn vị đào tạo trực thuộc.

Cũng vào ngày 4.4.1994, Đại học Thái Nguyên được thành lập theo Nghị định số 31/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại 4 trường đại học (Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, Trường Đại học Nông nghiệp 3 Bắc Thái, Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, Trường Đại học Y Bắc Thái) và Trường Công nhân Cơ Điện Việt Bắc trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Đến nay, Đại học Thái Nguyên có 7 trường đại học thành viên, 1 Trường Cao đẳng, cùng Trường Ngoại ngữ, Khoa Quốc tế, 2 Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại địa phương (tại tỉnh Lào Cai, tỉnh Hà Giang), 14 đơn vị hỗ trợ phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tại các trường đại học thành viên có 5 viện nghiên cứu, 1 Bệnh viện thực hành trực thuộc Trường Đại học Y - Dược và các trung tâm thuộc trường.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh được thành lập theo Nghị định 16 ngày 27.1.1995 của Chính phủ, nhằm kiến tạo một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở giáo dục lớn nhất Việt Nam với 36 đơn vị, trong đó có 8 trường đại học thành viên, 1 viện nghiên cứu khoa học thành viên, 1 Phân hiệu tại tỉnh Bến Tre và 25 đơn vị trực thuộc là các tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện, các tổ chức phục vụ đào tạo, dịch vụ.

Ngày 2.12.2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định 1512/QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Sự chuyển đổi này đã được Đại học Bách khoa Hà Nội chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn trọng, là sự kế thừa những kết quả và kinh nghiệm của quá trình thực hiện tự chủ suốt thời gian dài, được thực hiện với tinh thần quyết liệt, đảm bảo sự phát triển đúng với định hướng, tầm nhìn và chiến lược phát triển của nhà trường qua nhiều thế hệ.

Hiện Đại học Bách khoa Hà Nội có 40 đơn vị thuộc/trực thuộc. Trong đó có 13 đơn vị đào tạo, 6 đơn vị nghiên cứu, 12 đơn vị hành chính tập trung và 8 đơn vị dịch vụ hỗ trợ, 1 công ty BK Holdings.

Tháng 10.2023, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1146/QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) thành Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, đánh dấu cột mốc quan trọng chính thức nâng cấp mô hình quản trị.

Bên cạnh Phân hiệu Vĩnh Long, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thành lập 3 trường thành viên gồm: Trường Kinh doanh UEH, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH, Trường Công nghệ và Thiết kế UEH

Ngày 7.10.2024, Đại học Duy Tân trở thành đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam, theo Quyết định số 1115/QĐ-TTg của Chính phủ. Đại học Duy Tân là đại học tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung đào tạo đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực.

Đại học Duy Tân hiện có 7 trường đào tạo thành viên: Trường Khoa học máy tính, Trường Công nghệ, Trường Kinh tế và Kinh doanh, Trường Ngôn ngữ và Xã hội nhân văn, Trường Du lịch, Trường Y - Dược, Trường Đào tạo quốc tế.

Tại buổi Lễ Kỷ niệm 30 năm Trường ĐH Duy Tân và công bố quyết định trở thành Đại học Duy Tân, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: "Theo Bộ trưởng, Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển khối các cơ sở giáo dục đại học công và và khối các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập là bình đẳng. Chính sách và cơ chế quản lý hai khối này đang theo hướng tới tập trung vào quản lý chất lượng kết hợp với kiểm tra, giám sát, gia tăng tự chủ, tự giải trình và tự chịu trách nhiệm xã hội.

Đối với khối các cơ sở giáo dục đại học công lập, cần ưu tiên tăng cường hỗ trợ nguồn lực đầu tư phát triển, trong khi đối với khối các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập, cần ưu tiên tăng cường các chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện, khuyến khích phát triển và hội nhập với các ĐH tiên tiến trên thế giới.

Kỳ vọng vào khối các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập ngày càng có vai trò lớn hơn trong nền giáo dục và phát huy những lợi thế để phát triển nhanh chóng, trở thành ĐH thuộc nhóm các ĐH hàng đầu khu vực Châu Á, từng bước đạt được vị thế cao trên thế giới".

Theo Dự thảo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (trừ các trường thuộc Bộ Công an, Quốc phòng, các trường cao đẳng sư phạm) của Bộ GD-ĐT, dự kiến đến năm 2030, toàn quốc có khoảng 250 cơ sở giáo dục đại học và 50 phân hiệu thuộc 200 cơ sở giáo dục đại học đầu mối, định hướng phân bố theo các vùng.

Trong đó, có khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, bao gồm 5 đại học quốc gia; 5 đại học vùng và từ 18 đến 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia.

Tới năm 2030, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến trở thành đại học quốc gia. Cùng với Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, cả nước sẽ có 5 đại học quốc gia. Các cơ sở đào tạo này sẽ có quyền tự chủ cao hơn các mô hình còn lại, có sứ mệnh dẫn dắt và vai trò nòng cốt thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia về phát triển nhân tài, nhân lực chất lượng cao, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Mục tiêu là nhóm các đại học này sẽ thuộc nhóm hàng đầu châu Á, có ít nhất 20 lượt lĩnh vực nằm trong tốp 1.000 thuộc các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín.

Cũng theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, tới năm 2030, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Tây Nguyên và Trường Đại học Cần Thơ sẽ trở thành đại học vùng. Cùng với Đại học Thái Nguyên hiện nay, cả nước dự kiến sẽ có 5 đại học vùng.

Giáo dục

Toàn cảnh Tọa đàm
Giáo dục

Cần có chính sách đãi ngộ cao hơn nữa với nhà giáo công tác tại trường chuyên biệt

Cần có chính sách đãi ngộ cao hơn nữa cho nhà giáo nói chung, với nhà giáo công tác tại trường chuyên biệt nói riêng để tương xứng với nhiệm vụ, đặc thù lao động. Đây là kiến nghị của đại biểu tại Tọa đàm việc thực hiện chính sách đối với nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Tỉnh Hà Giang, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức chiều 14.11, tại thành phố Hà Giang.

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp giữ vững vị trí trung tâm hàng đầu về đào tạo mỹ thuật ứng dụng
Giáo dục

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp giữ vững vị trí trung tâm hàng đầu về đào tạo mỹ thuật ứng dụng

Tiến sĩ Phạm Hùng Cường, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp cho rằng trong bối cảnh mới, thế mạnh của nhà trường nằm ở truyền thống đào tạo mỹ thuật ứng dụng, đã được khẳng định qua lịch sử 75 năm xây dựng và trưởng thành, với đội ngũ chuyên gia hàng đầu - những người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

59/800 tác phẩm được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024
Giáo dục

59/800 tác phẩm được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024. Trong đó, 59 tác phẩm xuất sắc nhất của 4 loại hình để trao giải bao gồm 1 giải Đặc biệt, 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 12 giải Ba, 32 giải Khuyến khích và 2 nhân vật tiêu biểu.

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"
Giáo dục

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"

Sinh viên Bách khoa Hà Nội gọi PGS. Đặng Đức Vượng, Phó Trưởng khoa Vật lý Kỹ thuậtthầy Vượng là "người thầy bí ẩn". Và ngay chính thầy Vượng cũng góp phần làm mình “ẩn” đi rất khiêm tốn, hiếm khi nói về mình. Câu chuyện thầy thích nhất là kể chuyện về Bách khoa, về người Bách khoa!

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing
Giáo dục

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing

Ngày 11.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó bão Yinxin.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Theo lý thuyết, ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi. Điều này làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, khiến việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.