Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp bán dẫn

Công nghiệp bán dẫn là một trong những ngành công nghiệp quan trọng có giá trị cao và đóng vai trò trung tâm trong cuộc cách mạng công nghệ hiện đại. Việt Nam đang có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển và tham gia một cách mạnh mẽ hơn vào hệ sinh thái bán dẫn khu vực và toàn cầu.

Đó là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo Tiềm năng xây dựng và phát triển Hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) tổ chức, chiều 30.7. 

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp bán dẫn -0
Quang cảnh hội thảo

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ của các công nghệ cao, ngành công nghiệp bán dẫn trở thành một yếu tố then chốt, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực từ trí tuệ nhân tạo đến viễn thông. Việt Nam với tiềm năng phát triển mạnh mẽ và lực lượng lao động chất lượng cao, đang đứng trước cơ hội vàng để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Phát biểu tại Hội thảo, Trưởng Khoa Vật liệu điện tử và linh kiện (Trường Vật liệu, Đại học Bách Khoa Hà Nội) TS. Nguyễn Văn Quy cho rằng, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử, là ngành công nghiệp lõi, quan trọng cho sự phát triển công nghệ hiện đại. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển công nghệ bán dẫn với nhiều lợi thế như vị trí chiến lược, nguồn nhân lực dồi dào, có kỹ năng trong thiết kế, nghiên cứu và phát triển (R&D), đóng gói và thử nghiệm và có sức sáng tạo lớn.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp bán dẫn -0
Trưởng Khoa Vật liệu điện tử và linh kiện (Trường Vật liệu, Đại học Bách Khoa Hà Nội) TS. Nguyễn Văn Quy phát biểu tại hội thảo

Đánh giá về những điểm mạnh của nguồn nhân lực Việt Nam trong phát triển công nghiệp bán dẫn, TS. Nguyễn Văn Quy nhận định, nguồn nhân lực Việt Nam đã được đào tạo và nghiên cứu trong nhiều khâu như: thiết kế, sản xuất và phát triển ứng dụng. Nhiều nhà nghiên cứu, kỹ sư, lao động đã phát triển trong lĩnh vực Analog IC, IC Verification, GaN, HEMT (bóng bán dẫn có độ linh động điện tử cao), MEMS/NEMS Sensor. Chất lượng sinh viên đầu vào tốt cùng với đội ngũ cựu sinh viên đông đảo, có vị trí trong các doanh nghiệp vi mạch...

Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã có tiếp cận với các khâu trong công nghiệp bán dẫn và đủ khả năng để tham gia vào các chuỗi sản xuất công nghệ bán dẫn. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của Việt Nam được đào tạo đại học ở các công đoạn công nghiệp bán dẫn, vì vậy, chúng ta có thể lựa chọn các công đoạn chuyên sâu để đào tạo sau đại học.

Tuy nhiên, để có thể thúc đẩy sự phát triển công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam vẫn cần có các chính sách hỗ trợ, đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trong và ngoài nước đi sâu vào nghiên cứu, sản xuất công nghệ bán dẫn.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp bán dẫn -0
Phụ trách NIC cơ sở Hà Nội Nguyễn Thị Lệ Quyên phát biểu tại hội thảo

Đồng tình với quan điểm này, Phụ trách NIC cơ sở Hà Nội Nguyễn Thị Lệ Quyên cho rằng, ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam bộc lộ tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ với sự gia nhập của các tập đoàn hàng đầu thế giới như: Intel, SamSung, Amkor… với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong nước. Trong đó, nhiều tập đoàn, công ty công nghệ của Việt Nam như: Viettel, VNPT, FPT, CMC đang chuẩn bị và tiến dần vào thị trường bán dẫn.

“Thị trường bán dẫn toàn cầu đang trên đà tăng trưởng mạnh, dự tính trở thành nền công nghiệp nghìn tỷ USD vào năm 2030 sẽ mang lại nhiều cơ hội cho công nghệ bán dẫn phát triển ở Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Lệ Quyên nhấn mạnh.

Để tận dụng cơ hội, tiềm năng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành bán dẫn. Tăng cường tìm kiếm và thúc đẩy các giải pháp công nghệ để hỗ trợ, phát triển và lan tỏa. Ngoài ra, cũng cần chú trọng hơn nữa việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn…

Hội thảo Tiềm năng xây dựng và phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam được tổ chức với mục tiêu, nâng cao nhận thức và cùng kiến tạo giá trị các thành tố của hệ sinh thái bán dẫn trong khu vực và toàn quốc; kết nối đa phương tạo cầu nối vững chắc giữa khu vực công - tư cùng chia sẻ và hành động vì hệ sinh thái bán dẫn Việt Nam.

Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel
Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel

“Để vào được cuộc sống, đầu tiên là phải để khách hàng chấp nhận được sản phẩm của mình. Cụ thể là sản phẩm phải tốt, có giá cả phù hợp, có thể duy trì được trong thời gian lâu dài. Tôi nghĩ đó là những yếu tố cần thiết”, Thiếu tướng Tống Viết Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, chia sẻ.

Chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường điện tử
Công nghệ

Chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường điện tử

Năm 2024, Bộ Công an xác định là năm chuyển đổi trạng thái làm việc truyền thống sang môi trường điện tử và thực hiện chuyển đổi số trên các mặt công tác. Tính đến nay, đã số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính phát sinh hàng ngày của các đơn vị. Cổng dịch vụ công Bộ Công an xếp thứ 2/21 bộ, ngành.

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel
Công nghệ

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).

Ảnh minh hoạ
Công nghệ

Công nghệ sinh học sẽ dẫn dắt ngành nông nghiệp

Thành quả sau 10 năm canh tác ngô chuyển gene cho thấy vai trò và khả năng dẫn dắt của công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và dịch hại, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để xúc tiến hiệu quả các giống mới, cây trồng mới áp dụng công nghệ sinh học là hết sức cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam
Khoa học - Công nghệ

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Trước sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý và đặc biệt là đạo đức, trách nhiệm, để vừa thúc đẩy phát triển vừa kiểm soát rủi ro khi phát triển và ứng dụng AI.

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics
Doanh nghiệp

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics

Ngày 1.10, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel công bố Chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm gian hàng Viettel tại sự kiện và đánh giá cao vai trò của các nền tảng công nghệ đối với hạ tầng số, hạ tầng logistics quốc gia.

Toàn cảnh tọa đàm.
Kinh tế

Không phát triển 5G theo phong trào

5G đóng vai trò quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Minh Tuấn cho rằng, việc triển khai 5G phải dựa theo nguồn lực và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp để đạt hiệu quả, không thể chạy theo phong trào.

Các đại biểu bấm nút khai mạc Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023
Khoa học - Công nghệ

Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ và năng lực công nghệ là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển
Công nghệ

Việt Nam tăng hai bậc về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Đây là thông tin do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố tại buổi lễ báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Global Innovation Index - GII năm 2024 được tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 26.9. Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, đặc biệt, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số nhập khẩu công nghệ cao; xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.