Việt Nam có 18.000 công bố khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín mỗi năm

Thông tin trên được Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ GD-ĐT cho biết tại báo cáo hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học năm học 2022-2023 và một số định hướng cho năm học 2023-2024.

76.672 công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín trong giai đoạn 2018-2022

Theo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, năm học 2022-2023, hoạt động khoa học, công nghệ trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước tiếp tục có bước phát triển và giữ ổn định theo định hướng phát triển của các cơ sở giáo dục đại học, với nhiều kết quả nổi bật.

Về công bố khoa học của Việt Nam trên các tạp chí quốc tế uy tín, theo kết quả tổng hợp từ cơ sở dữ liệu Scopus của NXB Elsevier, trong giai đoạn 2018-2022, Việt Nam có 76.672 công bố, trong đó kể từ năm 2020 đến nay số lượng công bố hàng năm đều đạt trên 18.000 bài.

Việt Nam có 18.000 công bố khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín mỗi năm -0
Công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín của Việt Nam giai đoạn 2018-2022 

Năm 2022, các bài báo của Việt Nam công bố trên các tạp chí quốc tế được phân loại theo 27 lĩnh vực chuyên ngành từ 4 lĩnh vực lớn theo phân loại của Scopus: Khoa học vật lý, Khoa học sức khỏe, Khoa học xã hội và Khoa học đời sống.

Trong đó, 10 lĩnh vực chuyên ngành chiếm phần lớn nghiên cứu là: Kỹ thuật, Khoa  học máy tính, Toán học, Vật lý và thiên văn, Khoa học môi trường, Y học, Khoa học  vật liệu, Hóa học, Khoa học nông nghiệp và sinh học. 

Trong số 10 tổ chức của Việt Nam có công bố quốc tế cao nhất năm 2022, có tới 9 tổ chức là các cơ sở giáo dục đại học.

Việt Nam có 18.000 công bố khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín mỗi năm -0
10 tổ chức trong nước có nhiều nhất công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín

Về công bố khoa học trên các tạp chí khoa học công nghệ trong nước, theo Cơ sở dữ liệu Quốc gia về khoa học công nghệ, tổng hợp từ 236 tạp chí trong tổng số 334 tạp chí khoa học công nghệ trong nước cho thấy năm 2022 đã có 15.075 bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học công nghệ trong nước.

Trong đó, chiếm phần lớn là các nghiên cứu ở lĩnh vực Khoa học xã hội với 7.857 bài báo, kế đến là Khoa học y, dược với 3.226 bài báo, thấp nhất là lĩnh vực Khoa học tự nhiên, với 819 bài báo.

Số lượng công bố khoa học trong lĩnh vực Khoa học y, dược đã tăng đột biến, từ hạng 4 năm 2020 vươn lên hạng 2 trong các năm 2021 và 2022.

Điều này cho thấy, bên cạnh những đầu tư nghiên cứu về khoa học xã hội (giáo dục, kinh tế, pháp luật,…), các nhà khoa học Việt Nam đang có sự quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề trong y học và chăm sóc sức khỏe, với các nghiên cứu trong chẩn đoán lâm sàng và điều trị bệnh.

Các công bố khoa học về ung thư trong năm 2021 và 2022 tăng gấp đôi so với năm 2020 (năm 2020 là 215 bài báo, năm 2021 là 555 bài báo và năm 2022 là 554 bài báo). Đặc biệt, góp phần vào số lượng công bố khoa học trong lĩnh vực y học là các nghiên cứu liên quan đến đại dịch Covid-19, với số lượng liên tục tăng từ 13 bài báo (năm 2020) lên 93 bài báo (năm 2021) và 243 bài báo (năm 2022). 

Việt Nam có 18.000 công bố khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín mỗi năm -0
Công bố khoa học trên các tạp chí khoa học trong nước giai đoạn 2018-2022 

Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ GD-ĐT đánh giá, nhìn chung trong các năm qua, hệ thống giáo dục đại học luôn có vai trò chủ  đạo về công bố khoa học trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực, đã đóng góp khoảng 70% công bố quốc tế trong danh mục WoS và khoảng 90% trong danh mục Scopus, hơn 50% công bố trên các tạp chí uy tín quốc gia. 

Bên cạnh đó, có thể thấy tuy số lượng công bố khoa học trong nước tăng mạnh trong 3 năm gần đây, nhưng công bố khoa học quốc tế đang tăng chậm lại. 

Đã có hơn 20 tạp chí khoa học trong nước gia nhập hệ thống ACI, Scopus

Trong vấn đề sở hữu trí tuệ, theo Cục Sở hữu trí tuệ, trong giai đoạn 2013-2022, tốc độ tăng trưởng bình quân của đơn đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam là 9,1%/năm, trong đó đơn đăng ký sở hữu trí tuệ của chủ thể Việt Nam đạt trung bình khoảng 150 đơn/năm và đang tăng nhanh hơn so với đơn của chủ thể nước ngoài.

Thực tế này cho thấy, các tổ chức, cá nhân trong nước bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến sở hữu trí tuệ, đồng thời do chính sách về sở hữu trí tuệ đã có nhiều điều chỉnh tích cực (Luật sở hữu trí tuệ bổ sung sửa đổi, Chiến lược về sở hữu trí tuệ và Chiến lược phát triển KHCN&ĐMST đến 2030). 

Tỷ trọng số lượng đơn đăng ký sáng chế như sau: Khối doanh nghiệp 40%; cá nhân 34%; trường đại học 15,5%; viện nghiên cứu 10,3%. Như vậy, dư địa đơn đăng ký sở hữu trí tuệ của các nhà khoa học trong các trường đại học và viện nghiên cứu còn rất lớn. 

Việt Nam có 18.000 công bố khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín mỗi năm -0
Hoạt động khoa học công nghệ trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước tiếp tục có bước phát triển (Hình minh hoạ: HUST)

Về tạp chí khoa học, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ GD-ĐT cho biết tính đến nay, trong hệ thống giáo dục đại học đã có hơn 20 tạp chí khoa học trong nước gia nhập hệ thống ACI (hệ thống trích dẫn danh mục tạp chí ASEAN Citation Index), Scopus (cơ sở dữ liệu chỉ mục chứa bản tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học và thuộc sở hữu của Nhà xuất bản Elsevier).

Dự báo con số này sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới đây nhờ sự quan tâm đầu tư từ các cơ sở giáo dục đại học. 

Về các nhiệm vụ khoa học công nghệ, các cơ sở giáo dục đại học chủ trì thực hiện hàng nghìn nhiệm vụ khoa học công nghệ và dự án khoa học công nghệ các cấp.

Hoạt động này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ), tăng cường năng lực nghiên cứu, hỗ trợ tích cực cho việc công bố khoa học, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu để đưa vào thực tiễn sản xuất. 

Ban hành bộ quy tắc về liêm chính học thuật trong các hoạt động khoa học công nghệ

Định hướng hoạt động khoa học công nghệ trong năm học 2023-2024, Bộ GD-ĐT đề nghị các trường đại học tập trung vào một số nội dung chính.

Thứ nhất, rà soát, cập nhật và tổ chức thực hiện quy chế quản lý hoạt động khoa học công nghệ; quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, bảo đảm tính dân chủ, minh bạch và trách nhiệm giải trình. 

Thứ hai, rà soát và thực hiện chính sách ưu đãi để hình thành, phát triển các loại hình nhóm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu mạnh từ nguồn lực của đơn vị và nguồn lực hợp pháp khác, trong đó quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện cho giảng viên cơ hữu đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo; ưu tiên phát triển khoa học giáo dục. 

Thứ ba, nghiên cứu thành lập quỹ phát triển khoa học công nghệ của đơn vị, ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của quỹ và thực hiện quản lý, sử dụng quỹ theo quy định hiện hành. 

Thứ tư, ban hành bộ quy tắc về liêm chính học thuật trong các hoạt động khoa học công nghệ, bảo đảm nguyên tắc trung thực, trách nhiệm, công bằng, minh bạch, phù hợp với thực tiễn và theo thông lệ quốc tế. 

Thứ năm, xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động sở hữu trí tuệ, ban hành quy chế khai thác và sử dụng tài sản trí tuệ; thành lập doanh nghiệp và đăng ký doanh nghiệp khoa học công nghệ để thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ đã được Nhà nước bảo hộ theo quy định. 

Thứ sáu, thực hiện quản lý tài sản và kết quả hình thành từ nhiệm vụ khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 70/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ. 

Thứ bảy, đẩy mạnh hợp tác của đơn vị và doanh nghiệp ngoài đơn vị theo nhu cầu của hai bên, đặc biệt chú trọng khai thác nguồn kinh phí từ quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp để hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo, xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu chung. 

Thứ tám, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong trường đại học, gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo khu vực, quốc gia và quốc tế. Nghiên cứu xây dựng các trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ để thúc đẩy hoạt động đăng ký, khai thác và thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ; xây dựng văn hóa khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giảng viên và người học. 

Thứ chín, nâng cao chất lượng hệ thống tạp chí khoa học, từng bước gia nhập ACI, Scopus và WoS; liên kết mạng lưới các phòng thí nghiệm mạnh dùng chung, sử dụng chung hạ tầng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. 

Thứ mười, dẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để kết nối nguồn lực và thị trường trong nước với quốc tế, gắn đào tạo sau đại học, PostDoc (nghiên cứu sau tiến sĩ) với các chương trình nghiên cứu quốc gia và quốc tế. 

Thứ mười một, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ của sinh viên và giảng viên trẻ, tích cực tham gia Giải thưởng khoa học công nghệ dành cho sinh viên và giảng viên trẻ trong các trường đại học năm 2024 do Bộ GD-ĐT chủ trì tổ chức. 

Thứ mười hai, thường xuyên cập nhật cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ để đăng ký tham gia các nhiệm vụ, chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia đến năm 2030.

Tích cực phối hợp với Bộ GD-ĐT trong việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện 2 đề án sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gồm “Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0” và “Đề án hình thành, phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong các cơ sở giáo dục đại học”.

Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.