Việt Nam có 11,85 triệu ha đất ngập nước

Việt Nam có 11,85 triệu ha đất ngập nước, chiếm 37% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước. Tây Nguyên là vùng có diện tích đất ngập nước nhỏ nhất, chỉ chiếm 3%, lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 49%.

Ngày Đất ngập nước thế giới (2.2) năm 2025 có chủ đề: "Bảo vệ đất ngập nước vì tương lai của chúng ta". Các hoạt động hướng đến mục tiêu nhấn mạnh sự chung tay góp sức của cộng đồng bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước để tất cả mọi người có thể tiếp tục hưởng lợi từ các dịch vụ mà đất ngập nước cung cấp.

z2828531270160-b5a321a6e8ed112-5077-9797-1633950024.jpg
Hậu Giang khai thác vùng đất ngập nước để làm du lịch. Nguồn: ITN

Đất ngập nước có vai trò quan trọng đối với con người và thiên nhiên bởi nó có thể lọc các chất độc hại; lưu trữ carbon giúp chống lại tác động của biến đổi khí hậu; giảm thiểu các tác động tiêu cực trong điều kiện thời tiết cực đoan; lưu trữ nước mưa, nước chảy tràn khi bão giúp giảm lũ lụt và hỗ trợ nước khi hạn hán; là môi trường sống của hơn 100 nghìn loài sinh vật; nguồn cung cấp thức ăn và tạo nguồn sinh kế cho con người.

Vùng đất ngập nước đang cung cấp gạo cho 3,5 tỷ người trên thế giới, hơn một tỷ người sinh sống dựa vào các vùng đất ngập nước và có tới 40% loài sinh vật sống hoặc dựa vào những vùng đất ngập nước.

Theo Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tổng diện tích đất ngập nước của Việt Nam khoảng 11,85 triệu ha, chiếm 37% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước.

Tây Nguyên là vùng có diện tích đất ngập nước nhỏ nhất, chỉ chiếm 3%, lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 49%.

Đất ngập nước ở Việt Nam được phân thành 2 nhóm với 26 kiểu, gồm đất ngập nước nhân tạo, tự nhiên (nội địa và ven biển). Đất ngập nước nhân tạo chiếm tỷ lệ lớn nhất, tới 72% tổng diện tích đất ngập nước, trong đó riêng đất trồng lúa chiếm 67%, đất ngập nước ven biển 18%, còn lại 10% là đất ngập nước nội địa.

Các dòng sông tạo nên vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp như Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng đất ngập nước ven biển cung cấp nguồn lợi thủy sản cho nhiều cộng đồng dân cư từ nhiều đời nay.

Cùng với giá trị kinh tế không nhỏ, các hệ sinh thái đất ngập nước còn có vai trò điều hòa môi trường, hỗ trợ chống lại các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu; là nguồn cội của nhiều giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời trong cộng đồng dân cư.

Sau 36 năm tham gia Công ước về các vùng đất ngập nước (Công ước Ramsar), Việt Nam đã có 9 khu bảo tồn được công nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar) với tổng diện tích hơn 120 nghìn ha bao gồm: 7 vườn quốc gia (Xuân Thủy, Nam Định; Ba Bể, Bắc Kạn; Bầu Sấu - Cát Tiên, Đồng Nai; Tràm Chim, Đồng Tháp; Mũi Cà Mau, Cà Mau; Côn Đảo, Bà Rịa-Vũng Tàu; U Minh Thượng, Kiên Giang) và 2 Khu bảo tồn thiên nhiên (Láng Sen, Long An và Vân Long, Ninh Bình).

Đến nay, 23 tỉnh, thành phố đã có quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và xác định rõ nhiều vùng đất ngập nước quan trọng cần được bảo vệ, quản lý dưới hình thức khu bảo tồn. Tổng cộng có 47 khu đất ngập nước quan trọng được đưa vào Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8.1.2014.

Xã hội

Hàng trăm ha mía đến thời vụ nhưng vẫn chưa được thu hoạch
Đời sống

UBND huyện Tân Kỳ (Nghệ An) chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ vụ nhà máy chậm thu mua mía cho người dân

"Để đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trên diện tích mía hiện tại cũng như diện tích mía lưu gốc cho năm sau, UBND hyện đề nghị Công ty cổ phần mía đường Sông Con cần đẩy nhanh tiến độ thu mua mía nguyên liệu cho người dân trên địa bàn", văn bản UBND huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An) nêu rõ.

Lực lượng chức năng kiểm tra các sản phẩm thực phẩm chức năng nhập lậu
Đời sống

Hậu kiểm chặt chẽ để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

Thị trường thực phẩm chức năng ở nước ta ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng, chủng loại mặt hàng và phát sinh hình thức kinh doanh mới trên các sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đang đề xuất bổ sung quy định về tăng cường hậu kiểm để kiểm soát toàn diện chất lượng thực phẩm chức năng vì mục tiêu bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.

Giám đốc BHXH Khu vực I (Hà Nội) Nguyễn Ngọc Huyến phát biểu tại hội nghị.
Xã hội

Công bố Quyết định công tác cán bộ Bảo hiểm xã hội Khu vực I

Mới đây, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I (Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của BHXH Việt Nam về công tác cán bộ. Theo đó, BHXH Khu vực I địa bàn quản lý thành phố Hà Nội, trụ sở chính tại thành phố Hà Nội; cơ cấu tổ chức của BHXH Khu vực I được tổ chức 9 phòng tham mưu, có 23 BHXH cấp huyện trực thuộc, BHXH liên huyện không tổ chức bộ máy bên trong.

Nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng Lãnh đạo BHXH Việt Nam bổ nhiệm theo cơ cấu, tổ chức mới.
Xã hội

Giảm 723 đầu mối, nâng cao hiệu quả quản lý sau tinh gọn

Sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy và chuyển đổi mô hình tổ chức từ ngày 1.3, số lượng đầu mối trong toàn ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã giảm từ 1.470 xuống còn 747 đầu mối đơn vị (giảm 723 đơn vị, tương ứng 49,2%). Cuộc cải tổ tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý toàn ngành.

Từ ý tưởng tới hiện thực
Xã hội

Từ ý tưởng tới hiện thực

Mới đây, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) đã có buổi làm việc với Công ty CP Truyền thông quốc tế INCOM để thảo luận về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác PBGDPL. Cuộc họp đánh dấu bước đi quan trọng trong quá trình chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý, mở ra cơ hội mới giúp nâng cao hiệu quả tiếp cận pháp luật cho người dân.

Lan tỏa dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam qua 3 cuộc thi viết, chụp ảnh và video clip
Xã hội

Lan tỏa dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam qua 3 cuộc thi viết, chụp ảnh và video clip

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm xây dựng, phát triển ngành Điện miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã tổ chức ba cuộc thi sáng tác gồm viết, chụp ảnh, video clip. Đây là dịp để ghi nhận, lan tỏa những nỗ lực, đóng góp của ngành Điện miền Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân trong suốt nửa thế kỷ qua.