Thị trường đầu tư ra nước ngoài vẫn tập trung nhiều tại một số thị trường truyền thống như Lào (9 dự án cấp mới, 9 dự án tăng vốn, tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 126 triệu USD), Campuchia (có 11 dự án cấp mới và 12 dự án tăng vốn, tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 194 triệu USD).
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đầu tư sang Hoa Kỳ (18 dự án cấp mới và 4 dự án tăng vốn với tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 102 triệu USD) và Liên bang Nga, Singapore, Đức…
Doanh nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư vào ngành khai khoáng là nhiều nhất (tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 107 triệu USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là ngành nông, lâm, ngư nghiệp (tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 106 triệu USD). Đây là những lĩnh vực đầu tư mà Việt Nam có thế mạnh, tuy nhiên, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư sang nhiều lĩnh vực, ngành, nghề khác như thông tin, truyền thông, sản xuất điện, bất động sản, hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
Nhìn chung, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã có tính đa dạng hơn so với thời gian trước, về cả thị trường đầu tư lẫn lĩnh vực đầu tư.

Sữa giả và khoảng trống
Một đường dây chuyên sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô lớn vừa bị lực lượng chức năng triệt phá, gây chấn động dư luận. Theo điều tra ban đầu, nhóm đối tượng đã lợi dụng sự lỏng lẻo trong kiểm soát thị trường, đưa sữa giả đi tiêu thụ tại nhiều địa phương. Rõ ràng, đang có những khoảng trống trong quản lý cần được điều chỉnh để bảo vệ người tiêu dùng.