Khu kinh tế đặc biệt Singapore - Malaysia

Viết câu chuyện thịnh vượng chung

Tròn 60 năm sau khi Singapore tách khỏi Malaysia, hai nước đã đạt được thỏa thuận thành lập Đặc khu kinh tế chung Johor - Singapore (JS - SEZ), một khuôn khổ giúp hai nước láng giềng bước vào một liên minh kinh tế chưa từng có, được kỳ vọng mang lại sự thịnh vượng chung mà người dân hai nước tìm kiếm từ lâu.

Sáu mươi năm trước, sự kiện Singapore tách khỏi Malaysia đánh dấu sự sụp đổ đau đớn của một cuộc thử nghiệm chính trị táo bạo nhằm hợp nhất hai vùng lãnh thổ. Những gì bắt đầu của một liên minh dựa trên lời hứa về một tương lai chung và một thị trường chung vào năm 1963 đã tan vỡ do mâu thuẫn không thể hòa giải về mục tiêu chính trị cũng như căng thẳng cộng đồng ngày càng sâu sắc. Đối với Singapore, sự kiện Quốc hội Malaysia bỏ phiếu “trục xuất” Singapore năm 1965 là một khoảnh khắc gây sốc khi họ phải đối mặt với một tương lai bất định. Song đây cũng là cơ hội thúc đẩy quốc gia non trẻ này đi theo con đường độc lập như một thành phố - nhà nước nhỏ.

Năm nay, khi Singapore kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập (SG60), việc Malaysia và Singapore đạt được thỏa thuận thành lập Đặc khu kinh tế chung Johor - Singapore (JS-SEZ) đã định hình mô hình hợp tác mới, biến đối thủ cạnh tranh thành đồng minh phát triển.

Được chính thức hóa tại cuộc họp kín của Thủ tướng hai nước vào ngày 7.1, JS-SEZ đánh dấu mối quan hệ hợp tác mang tính bước ngoặt, kết hợp chuyên môn về công nghệ và tài chính của Singapore với nguồn đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên dồi dào của Johor.

m5.jpg
Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chia sẻ tầm nhìn về Đặc khu kinh tế trong chuyến thăm Malaysia ngày 7.1. Ảnh: Terence Tan/facebook của Tổng thống Lawrence Wang

Với diện tích 3.571km2, gấp 4 lần diện tích Singapore, JS-SEZ bao gồm 9 khu vực trọng điểm là Iskandar Puteri, Pengerang, Johor Bahru, Tanjung Pelepas-Tanjung Bin, Pasir Gudang, Senai-Skudai, Sedenak, Forest City và Desaru, tập trung 11 lĩnh vực kinh tế then chốt, từ sản xuất, logistics đến kinh tế số và năng lượng xanh. Theo Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, ngoài các ưu đãi tài chính, sự ổn định chính trị và chính sách kinh tế rõ ràng của cả hai chính phủ sẽ là yếu tố then chốt thu hút đầu tư vào khu kinh tế mới này.

JS-SEZ được thúc đẩy vào thời điểm then chốt. Thương mại song phương giữa hai quốc gia đạt 78,59 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 11.2024, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2023. JS-SEZ dự kiến ​​sẽ phát huy đà tăng trưởng này.

Malaysia đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về JS-SEZ, dự kiến ​​đến năm 2030, khu vực này sẽ đóng góp 35,5 tỷ USD vào GDP của nước này, chiếm gần 5% sản lượng kinh tế hiện tại.

Trong khi GDP của Singapore chỉ tăng trưởng khiêm tốn 0,2% trong vòng 5 năm, thì lợi ích lớn hơn nằm ở việc tăng cường mối quan hệ với quốc gia láng giềng gần nhất, thống nhất các lợi ích chiến lược và nâng cao vị thế của nước này trong thương mại và đổi mới toàn cầu.

Các doanh nghiệp Singapore, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ, hiện đang tìm hiểu Johor như một cơ sở có khả năng cạnh tranh về chi phí sản xuất, bổ sung cho các hoạt động có giá trị cao hiện có như nghiên cứu và phát triển (R&D).

Mở khóa lợi thế cạnh tranh

JS-SEZ khác biệt ở khả năng mở khóa, khả năng bù đắp lẫn nhau, tận dụng ưu thế mà mỗi quốc gia có để bù đắp cho nhau. Những điểm bù đắp này nằm trong bốn lĩnh vực rộng lớn, cụ thể là kết nối chuỗi cung ứng, hậu cần, di chuyển của con người và thuận lợi trong thương mại xuyên biên giới.

Đầu tiên, ngành công nghiệp bán dẫn của Singapore, chiếm khoảng 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đóng góp hơn 10% sản lượng bán dẫn toàn cầu và khoảng 20% ​​sản lượng thiết bị bán dẫn toàn cầu, sẽ được hưởng lợi từ năng lực lắp ráp và thử nghiệm đang phát triển của Johor. Quá trình hợp tác này có thể tạo ra chuỗi cung ứng khu vực có thể cạnh tranh với Thâm Quyến của Trung Quốc, mang lại khả năng phục hồi và gần với thị trường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Trong khi đó, các nguồn năng lượng tái tạo của Johor, như năng lượng mặt trời và sinh khối, có thể cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu tiêu thụ nhiều năng lượng, cho phép các công ty ở Singapore mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đồng thời thúc đẩy chương trình nghị sự năng lượng xanh toàn cầu.

Thứ hai, Johor có diện tích đất đai dồi dào và chi phí cạnh tranh khiến nơi đây trở thành đối tác lý tưởng cho việc mở rộng các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và công nghệ xanh có trụ sở tại Singapore.

Thị trường thương mại điện tử đang bùng nổ của ASEAN, dự kiến ​​sẽ vượt quá 300 tỷ USD vào năm 2025, nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng hiệu quả. Với vị trí thuận lợi và được trang bị tốt về hạ tầng, JS-SEZ có vị thế tốt để trở thành trung tâm hậu cần khu vực.

Thứ ba, không giống như các sáng kiến ​​trước đây như Iskandar Malaysia, JS-SEZ ưu tiên kết nối về giao thông. Hệ thống Vận tải Nhanh (RTS), dự kiến ​​mở cửa vào năm 2026, sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa Johor Bahru và Singapore, giảm tình trạng tắc nghẽn và tạo điều kiện cho người lao động di chuyển. Hệ thống mã QR không cần hộ chiếu dành cho người lao động và quy trình hải quan số hóa sẽ hợp lý hóa các luồng giao dịch xuyên biên giới, giảm đáng kể chi phí giao dịch cho doanh nghiệp.

Cuối cùng, cải cách quản trị là nền tảng cho thiết kế của SEZ. Một trung tâm kinh doanh một cửa tại Johor sẽ xử lý các phê duyệt đầu tư, giải quyết các khiếu nại trước đây về sự chậm trễ của thủ tục hành chính.

Nhiều ưu đãi thuế đặc biệt, bao gồm thuế suất doanh nghiệp thấp hơn và giảm thuế thu nhập cá nhân cho các chuyên gia lành nghề, được thiết kế để thu hút các ngành công nghiệp có giá trị cao và nhân tài toàn cầu hàng đầu. Nếu được triển khai thành công, các biện pháp này sẽ biến JS-SEZ thành nam châm thu hút các nhà đầu tư. Với tham vọng tạo ra 20.000 việc làm kỹ năng cao trong 5 năm đầu tiên, JS-SEZ không chỉ là dự án kinh tế thuần túy. Thủ tướng Singapore Lawrence Wong nhấn mạnh tiềm năng lớn nhất của đặc khu kinh tế này không chỉ là việc các doanh nghiệp Singapore đến Johor, mà là cả hai bên cùng làm việc để thu hút các dự án đầu tư mới trên toàn cầu”.

Mối liên kết được tái hiện theo một hình thái mới

JS-SEZ tiêu biểu cho mối liên kết chặt chẽ giữa Singapore - Malaysia trước kia trong một hình thái mới - quan hệ đối tác dựa trên lợi ích chung và tầm nhìn kinh tế, vượt ra ngoài tiềm năng mà "sự sáp nhập cơ học" Malaysia - Singapore năm 1963 từng hình dung.

Khuôn khổ hợp tác này cho phép cả hai bên vượt qua những hạn chế quốc gia, trở thành một tuyên bố táo bạo về sự tin tưởng rằng hợp tác kinh tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong một thế giới được đánh dấu bằng chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc kinh tế ngày càng gia tăng và các rào cản thương mại ngày càng phổ biến.

Đối với Singapore, khu vực này mang đến cơ hội chiến lược để vượt qua những hạn chế về mặt vật chất và cấu trúc, vạch ra con đường cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Lawrence Wong, đồng thời củng cố mối quan hệ với nước láng giềng gần nhất.

Đối với Malaysia, dự án này có tiềm năng biến Johor thành một trung tâm sản xuất, thu hút đầu tư toàn cầu và thúc đẩy phát triển khu vực trong quan hệ đối tác được ký kết khi Thủ tướng Anwar Ibrahim giữ chức Chủ tịch ASEAN.

60 năm sau khi Singapore và Malaysia chia cắt, JS-SEZ mang đến cho cả hai quốc một bức tranh mới để viết lại câu chuyện chung của họ như những đối tác bổ sung cho nhau, đoàn kết vì các mục tiêu chung cho chính họ và khu vực trong bối cảnh toàn cầu ngày càng phức tạp.

Như Thủ tướng Singapore Wong đã nói: “Sự cạnh tranh lớn hơn mà chúng ta phải đối mặt không phải giữa chúng ta trong ASEAN - mà là bên ngoài khu vực. ASEAN phải đoàn kết lại, tìm cách nâng cao đề xuất giá trị của chúng ta và cùng cạnh tranh với các đối thủ quốc tế”.

Lịch sử có thể không lặp lại, nhưng nó thường vần điệu; đối với Singapore và Malaysia, JS-SEZ cuối cùng có thể mang lại sự thịnh vượng chung mà người dân của họ đã tìm kiếm từ lâu.

Quốc tế

Nguồn: ITN
Quốc tế

Xử lý rác thải điện tử - vấn nạn của kỷ nguyên công nghệ

Rác thải điện tử đang tăng nhanh trên toàn cầu, do sự phát triển công nghệ và nhu cầu thiết bị điện tử. Nếu không được xử lý đúng cách, đây sẽ là loại rác thải nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, rác thải điện tử cũng chứa kim loại quý và nguyên liệu hiếm, mang lại tiềm năng tái chế lớn. Nhiều quốc gia đã triển khai các chính sách toàn diện để quản lý và tái chế hiệu quả loại rác thải này.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Hiệu quả ấn tượng của Thượng Hải trong phân loại rác sinh hoạt

Thượng Hải, một trong những thành phố lớn nhất và phát triển nhanh nhất Trung Quốc, không chỉ nổi bật với sự tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa mạnh mẽ mà còn với những nỗ lực cải cách trong quản lý và phân loại rác thải. Quy trình phân loại rác thải ở Thượng Hải đã phát triển qua nhiều giai đoạn, từ những ngày đầu khi thành phố trở thành trung tâm thương mại quốc tế vào thế kỷ XIX, cho đến khi thành phố đưa ra quy định bắt buộc phân loại rác sinh hoạt vào năm 2019.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Mệnh lệnh môi trường và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn

Phân loại rác thải không chỉ là hành động thiết yếu để bảo vệ môi trường, mà còn là bước đi quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Hiện nay, trên thế giới, rác thải được phân loại thành nhiều nhóm dựa trên tính chất, mức độ nguy hại và khả năng tái chế. Tuy nhiên, việc thực hiện và mức độ chi tiết của hệ thống phân loại này lại khác nhau giữa các quốc gia.

Làm thế nào để bảo vệ hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật dưới thời Trump 2.0?
Thế giới 24h

Làm thế nào để bảo vệ hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật dưới thời Trump 2.0?

Khi cựu Thủ tướng Nhật Bản đến thăm Washington vào tháng 4.2024, ông Fumio Kishida và Tổng thống Joe Biden đã ăn mừng “kỷ nguyên mới của hợp tác chiến lược Hoa Kỳ - Nhật Bản”. Một trong những trụ cột của quan hệ đối tác này là củng cố an ninh kinh tế. Nhưng điều đó có thể phải đối mặt với những thách thức dưới thời Tổng thống Donald Trump, người sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.

Biên giới mới của cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Biên giới mới của cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ - Trung

Nếu trước kia, các cường quốc công nghệ tập trung vào cải thiện khả năng của Trí tuệ Nhân tạo (AI), thì giờ đây, việc Trung Quốc tung ra thế hệ AI mới với chi phí đào tạo rẻ hơn rất nhiều, đã mở ra một biên giới mới cho cuộc đua công nghệ. Điều này sẽ khiến những biện pháp hạn chế về công nghệ và chip mà Mỹ thúc đẩy sẽ khó làm chậm tiến độ của Trung Quốc so với trước đây.

Dân số Trung Quốc giảm năm thứ ba liên tiếp, đặt ra thách thức cho nền kinh tế
Thế giới 24h

Dân số Trung Quốc giảm năm thứ ba liên tiếp, đặt ra thách thức cho nền kinh tế

Ngày 17.1, Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc công bố số liệu cho thấy dân số nước này đã giảm trong năm 2024, năm thứ ba liên tiếp. Điều này chỉ ra những thách thức nhân khẩu học đối với quốc gia đông dân thứ hai thế giới, nơi hiện đang phải đối mặt với cả tình trạng dân số già hóa và thiếu hụt người trong độ tuổi lao động.

Bước đệm hướng đến hòa bình
Quốc tế

Bước đệm hướng đến hòa bình

Tại cuộc họp báo diễn ra tại Thủ đô Doha vào rạng sáng ngày 16.1, Thủ tướng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani tuyên bố, Israel và Hamas đã đạt thỏa thuận ngừng bắn để chấm dứt chiến tranh ở Dải Gaza, mở đường kết thúc cuộc xung đột tàn khốc kéo dài 15 tháng qua và mang tới hy vọng về một nền hòa bình lâu dài ở Trung Đông.

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk-yeol từ chối hợp tác thẩm vấn
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk-yeol từ chối hợp tác thẩm vấn

Thông qua đại diện pháp lý, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hôm 16.1 tuyên bố sẽ không trả lời thấm vấn cũng như không hợp tác với bất kỳ cuộc điều tra nào của Văn phòng Điều tra Tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) với lý do rằng cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để tiến hành một cuộc điều tra như vậy.

Dự luật Quyền lợi người thuê nhà có thêm nhiều cải cách mang tính đột phá
Quốc tế

Dự luật Quyền lợi người thuê nhà có thêm nhiều cải cách mang tính đột phá

Ngày 14.1 vừa qua, dự luật Quyền lợi người thuê nhà đã quay trở lại Quốc hội, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc cải thiện quyền lợi và sự an toàn cho hơn 11 triệu người thuê nhà trên khắp Vương quốc Anh. Đây là cải cách lớn nhất trong hơn 30 năm qua đối với lĩnh vực cho thuê tư nhân, nhằm mang lại quyền lợi và bảo vệ tốt hơn cho người thuê nhà, đồng thời cải thiện điều kiện sống cho họ.

Tân Thủ tướng Lebanon: Lời hứa tái thiết và hòa giải
Thế giới 24h

Tân Thủ tướng Lebanon: Lời hứa tái thiết và hòa giải

Trong vòng chưa đầy một tuần, Lebanon đã bầu được Tổng thống mới và lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại chỉ định một Thủ tướng nằm ngoài giới tinh hoa cầm quyền - Chánh án Tòa án Công lý Quốc tế Nawaf Salam. Sự xuất hiện của Thủ tướng mới ở Lebanon được xuất hiện nhiều thứ hai trong các bản tin Trung Đông sau chiến dịch quân sự của Israel, khiến dư luận thế giới đặc biệt quan tâm.

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ

Sáng 15.1, Tổng thống bị luận tội của Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bị bắt giữ trong một chiến dịch thực thi pháp luật quy mô lớn tại khu phức hợp tổng thống, khiến ông trở thành vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc bị bắt giữ. Mặc dù kiên quyết khẳng định cơ quan chống tham nhũng không có thẩm quyền điều tra hành động của ông nhưng ông đã tuân thủ lệnh bắt giữ để tránh nguy cơ xảy ra xung đột bạo lực.

Sri Lanka nỗ lực thúc đẩy tài chính khí hậu
Quốc tế

Sri Lanka nỗ lực thúc đẩy tài chính khí hậu

Sri Lanka đã và đang đóng vai trò ngày càng tích cực trong diễn ngôn toàn cầu về tài chính khí hậu cho các nền kinh tế “dễ bị tổn thương”. Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake được kỳ vọng tập trung vào việc thiết lập các cơ chế thể chế cần thiết để duy trì những nỗ lực này.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực
Thế giới 24h

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực

Một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza dự kiến sẽ được công bố trong vài giờ tới sau khi đạt được "bước đột phá" vào lúc nửa đêm ngày 13.1 trong các cuộc đàm phán tại Doha với sự tham dự của các phái viên của cả tổng thống Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump.