Viện trưởng Viện Phim Thụy Điển Cissi Elwin: Phim hấp dẫn khi các em tìm thấy sự chia sẻ

Nhân Tuần phim thiếu nhi Thụy Điển tại Việt Nam từ 26- 29.11, Viện trưởng (VT) Viện Phim Thụy Điển Cissi Elwin chia sẻ một số kinh nghiệm xung quanh việc làm phim cho thiếu nhi cũng như dự án hợp tác với Việt Nam.

      PV: Món quà mà điện ảnh Thụy Điển mang đến cho khán giả nhỏ Việt Nam lần này là gì, thưa Bà?
      VT Cissi Elwin: Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Astrid Lindgren, điện ảnh Thụy Điển gửi tặng thiếu nhi Việt Nam chùm phim dựa trên các sáng tác của bà, gồm: Ronia con gái tên cướp, Anh em Sư tử Tâm, Tạm biệt Mardie và Pippi Tất dài trên bảy đại dương. Astrid Lindgren được coi là nhà văn chuyên viết truyện thiếu nhi nổi tiếng, có ảnh hưởng nhất Thụy Điển. Rất nhiều bộ phim đã được sản xuất dựa trên các tác phẩm của bà, được hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới đón nhận. Việc trình chiếu những bộ phim này cũng là cơ hội cho thiếu nhi Thụy Điển được tiếp cận với thiếu nhi Việt Nam, trong sự cởi mở và hiểu biết giữa hai dân tộc. Ngoài ra, chúng tôi còn mang theo những bức tranh và bộ phim do chính thiếu nhi Thụy Điển làm để gửi tặng các bạn trường tiểu học kết nghĩa Việt Nam như: Lê Văn Tám, Kim Đồng…

04-Phim-hap-dan33207-300-A1.jpg

      PV: Được biết, Viện Phim Thụy Điển có một bộ phận chuyên phục vụ phim cho thanh thiếu nhi?
      VT Cissi Elwin: Năm ngoái, chúng tôi đã tái cơ cấu hoạt động của Viện, trong đó nhiệm vụ phục vụ thanh thiếu nhi được đặc biệt quan tâm và ưu tiên. Bộ phận chuyên phục vụ phim cho thanh thiếu nhi được thành lập trên cơ sở đó, gồm 5 người, có nhiệm vụ xây dựng mạng lưới cộng tác viên cùng với chính quyền địa phương và giáo viên các trường học tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm thực hiện dự án Điện ảnh học đường. Dự án triển khai từ 20 năm nay và được đánh giá là một trong những công cụ hữu hiệu trong giảng dạy và học tập. Các em được xem phim, thảo luận và tự làm phim. Hoạt động này mang tính dân chủ cao, góp phần quan trọng trong việc phát triển kỹ năng sáng tạo của trẻ. Hiện gần 200 trong tổng số 290 địa phương tại Thụy Điển đã triển khai dự án này và đạt nhiều thành công.
      PV: Thụy Điển là đất nước có truyền thống sản xuất phim thiếu nhi từ lâu đời, cả điện ảnh lẫn truyền hình. Bà có thể nói rõ hơn hoạt động làm phim cho thiếu nhi ở Thụy Điển? 
      VT Cissi Elwin: Hàng năm, thông qua Viện Phim Thụy Điển, ngân sách nhà nước cấp để sản xuất phim thiếu nhi là 25-30%. Ngoài ra, nhà nước còn hỗ trợ trình chiếu những bộ phim đạt chất lượng nghệ thuật cao, trợ cấp để duy trì hoạt động các rạp chiếu phim ở các vùng nông thôn và vùng ít người… Tuy số lượng khán giả không lớn nhưng đều đặn mỗi năm, Thụy Điển sản xuất 3-4 bộ phim dành cho thiếu nhi dưới 10 tuổi. Phim làm cho thiếu nhi có đời sống khá lâu dài. Có bộ phim sản xuất cách đây 20 năm vẫn được trình chiếu và được cái em hào hứng đón nhận. 

04-Phim-hap-dan33207-300.jpg

      PV: Điện ảnh thiếu nhi Thụy Điển được tôn trọng cả ở châu Âu. Với tư cách là nhà hoạt động trong lĩnh vực này, Bà có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm làm phim?
      VT Cissi Elwin: Thụy Điển luôn ý thức được tầm quan trọng của việc hỗ trợ phát triển điện ảnh thiếu nhi. Từ lâu, chúng tôi đã có ủy ban chuyên phụ trách phim dành cho thiếu nhi, chuyên tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu đồng thời nắm bắt tâm lý các em để cân đối từ khâu sản xuất đến phát hành phim. Hiện nay, qua nhiều kênh thông tin, trẻ em có nhiều điều kiện tiếp xúc và lựa chọn phim, đặc biệt là phim Mỹ rất thịnh hành. Cách đây mấy năm, trước nạn bạo lực trong các video, thay bằng việc cấm các em sử dụng, nhà nước đã đưa ra chính sách hỗ trợ các nhà sản xuất phim nhằm có sự định hướng phù hợp cho các em. Xem phim nước ngoài là cơ hội để các em tiếp cận văn hóa thế giới, nhưng quan trọng hơn, chúng ta cũng cần quan tâm làm phim trong nước để cung cấp cái nhìn của chính những người trong cuộc. Theo tôi, điều hấp dẫn của phim thiếu nhi Thụy Điển là các nhà sản xuất phim luôn cố gắng phản ánh cuộc sống như nó vốn có hơn là xây dựng hình ảnh về cuộc sống nên có. Không chỉ niềm hạnh phúc, niềm vui, điều các nhà làm phim chú trọng khai thác còn là những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề nhạy cảm mà thiếu nhi gặp phải trong cuộc sống. Phim thu hút được các em bởi chúng có thể tìm trong đó sự chia sẻ.
      PV: Viện Phim Thụy Điện và Viện Phim Việt Nam đang phối hợp thực hiện dự án Điện ảnh học đường. Dự án này được triển khai thế nào, thưa Bà?
      VT Cissi Elwin: Từ tháng 5.2006 nhờ sự tài trợ của Quỹ Sida Thụy Điển, Viện Phim Thụy Điển kết hợp với Viện Phim Việt Nam và Bộ GD-ĐT, triển khai thí điểm dự án Điện ảnh học đường tại 4 trường tiểu học ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhằm giúp các em làm quen với công nghệ dựng phim. Sản phẩm của chương trình này là một số bộ phim ngắn có độ dài 3-4 phút do chính các em học sinh dàn dựng. Năm 2009 trong khuôn khổ Dự án, chúng tôi sẽ trở lại Việt Nam với hội thảo bàn về chính sách và đời sống điện ảnh để thảo luận cụ thể hơn về vấn đề này.
      PV: Xin cám ơn Bà!

Thái Sơn thực hiện

Văn hóa

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.