Viện KSND Cấp cao kháng nghị huỷ 2 bản án vụ đe doạ đòi 1,9 tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh

Viện KSND Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh nhận định, do Tòa các cấp chưa làm rõ nguồn gốc, quá trình giao nhận số tiền 1,9 tỷ đồng và các dấu hiệu bị đe dọa khi ký giấy biên nhận vay tiền từ người vay và người làm chứng trong giấy vay nên quyết định kháng nghị, đề nghị xét xử lại vụ án.

Viện KSND Cấp cao kháng nghị huỷ 2 bản án vụ đe doạ đòi 1,9 tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh ảnh 1

Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định kháng nghị số 07/QĐ-VKS-DS kháng nghị Bản án số 552/2023/DS-PT của TAND TP. Hồ Chí Minh về việc bà Nguyễn Thị Kim Dung (SN 1971, ngụ TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) khởi kiện yêu cầu bà Võ Thị Văn Huê và bà Mã Thị Hường trả lại số tiền vay 1,9 tỷ đồng theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tại Quyết định kháng nghị số 07, Viện KSND Cấp cao đã đề nghị Ủy ban thẩm phán TAND Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án số 552 và Bản án số 4098/2022/DS-ST của TAND TP Thủ Đức, giao hồ sơ vụ án cho TAND TP Thủ Đức giải quyết lại vụ án theo quy định pháp luật. Tạm đình chỉ thi hành Bản án số 552 đến khi có quyết định giám đốc thẩm quyền.

Viện KSND Cấp cao nhận định, quá trình giải quyết vụ án, bà Dung không cung cấp được tài liệu, chứng cứ thể hiện bà Dung đã giao số tiền 1,9 tỷ đồng cho bà Huê và bà Hường. Đối với một số tiền lớn nhưng bà Dung cho rằng các bên không làm biên nhận tại thời điểm vay mà đến ngày 26.3.2020 bà Huê mới ký giấy biên nhận nợ là không phù hợp với thực tế.

Vụ ép ký giấy vay rồi “khủng bố” đòi nợ 1,9 tỷ: Viện kiểm sát ra Quyết định kháng nghị, cần làm rõ dấu hiệu đe dọa -1
Quyết định kháng nghị số 07/QĐ-VKS-DS của VKSND Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh nội dung bất nhất trong phán quyết của Tòa

Viện KSND Cấp cao cũng cho rằng, mặc dù bà Trần Thị Tuyết và bà Trương Thị Linh Đang là người làm chứng về việc bà Dung đã giao tiền cho bà Huê, bà Hường nhưng bà Tuyết và bà Đang không nêu được chính xác số tiền vay, thời gian giao nhận tiền, đồng thời, bà Tuyết và bà Đang là nhân viên và là bạn làm ăn chung của bà Dung nên lời khai của bà Tuyết và bà Đang không đảm bảo tính khách quan.

Mặt khác, giấy xác nhận ngày 26.3.2020 (giấy xác nhận) có nội dung nêu rõ: “Theo giấy vay tiền tại Văn phòng công chứng Phong Phú ngày..., nay tôi xác nhận đến thời điểm này tôi còn nợ chị Dung số tiền 1,9 tỷ đồng. Đến thời hạn 4.5.2020 sẽ hoàn trả lại số tiền trên cho chị Dung. Và chị Dung xóa giấy vay tiền tại Văn phòng công chứng Phong Phú”. Như vậy, có cơ sở để cho rằng khoản nợ 1,9 tỷ đồng phát sinh từ khoản vay 12,5 tỷ tại Văn phòng công chứng Phong Phú.

Theo Viện KSND Cấp cao, việc bà Dung cho rằng số tiền 1,9 tỷ đồng là khoản vay thêm, khác với khoản vay 12,5 tỷ đồng trước đó là mâu thuẫn với nội dung của giấy xác nhận. Đồng thời, khoản vay 12,5 tỷ đồng đã được bà Huê và bà Hường thanh toán vào ngày 23.3.2020 nên bà Dung khởi kiện yêu cầu bà Huê, bà Hường phát trả khoản vay 1,9 tỷ  đồng là không có cơ sở.

Vụ ép ký giấy vay rồi “khủng bố” đòi nợ 1,9 tỷ: Viện kiểm sát ra Quyết định kháng nghị, cần làm rõ dấu hiệu đe dọa
Giấy xác nhận ngày 26.3.2020 được bà Huê và người ký tên làm chứng cho rằng bị ép buộc ký nhận nhưng Tòa chưa làm rõ

Bà Huê và bà Hường đều khẳng định số tiền 1,9 tỷ  đồng mà bà Dung yêu cầu bà Huệ và bà Hường trả không phải là khoản vay thêm mà là tiền lãi từ khoản vay 12,5 tỷ đồng tại Văn phòng công chứng Phong Phú vào ngày 30.9.2019. Việc bà Huê ký vào giấy xác nhận là do bị đe dọa về mặt tinh thần.

Theo đó, bà T.T.H. là người trực tiếp soạn thảo giấy xác nhận và ông N.V.M. là người làm chứng ký tên trong giấy xác nhận thống nhất với lời trình bày của bà Huê (Bút lục 214, 215) về việc bà Huê ký vào giấy xác nhận là do bị đe dọa về mặt tinh thần.

Tuy nhiên, khi giải quyết vụ án, Tòa không đưa bà T.T.H.và ông N.V.M. vào tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng để làm rõ diễn biến sự việc ngày 26.3.2020 giữa bà Dung với bà Huê, bà Hường là thiếu sót.

Do đó, VKSND Cấp cao cho rằng Tòa án chưa làm rõ nguồn gốc, quá trình giao nhận số tiền 1,9 tỷ đồng mà chỉ căn cứ vào giấy xác nhận để buộc bà Huê phải trả bà Dung số tiền 1,9 tỷ đồng là chưa xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện các chứng cứ, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của bà Huê.

Vụ ép ký giấy vay rồi “khủng bố” đòi nợ 1,9 tỷ: Viện kiểm sát ra Quyết định kháng nghị, cần làm rõ dấu hiệu đe dọa
Nhóm đòi nợ thuê do bà Dung ủy quyền đến nhà bà Hường đòi số tiền 1,9 tỷ đồng 

Theo hồ sơ vụ án, ngày 30.9.2019, bà Hường và bà Huê có ký hợp đồng vay của bà Nguyễn Kim Dung số tiền là 12,5 tỷ đồng, thời hạn đến tháng 1.2020 tại Văn phòng công chứng Phong Phú.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên tới tháng 3.2020, bà Hường và bà Huê mới trả đủ cho bà Dung số tiền 12,5 tỷ (có biên lai chuyển tiền kèm xác nhận của ngân hàng kèm theo) và được bà Dung thừa nhận. Tuy nhiên, sau khi nhận đủ số tiền 12,5 tỷ đồng trên thì bà Dung đòi thêm 1,9 tỷ đồng tiền lãi vì trả chậm 2 tháng. Do trong hợp đồng vay tiền trước đó không có điều khoản phạt lãi suất trả chậm nên bà Hường và bà Huê không đồng ý với yêu cầu này.

Sau đó gia đình bà Hường liên tục bị một nhóm đòi nợ thuê đến nhà "khủng bố tinh thần" yêu cầu phải trả số tiền 1,9 tỷ đồng nêu trên. Quá bức xúc, bà Hường trình báo chính quyền địa phương nhờ can thiệp.

“Chúng tôi liên tục bị nhóm người lạ mặt đến nhà uy hiếp, nhiều lần dọa chém, giết, rồi bị gửi hình con cái học ở trường với cảnh báo sẽ làm hại nếu không chịu giao số tiền theo yêu cầu của họ. Thực sự chúng tôi quá mệt mỏi”, bà Hường chia sẻ.

Sau khi tiếp nhận thông tin lực lượng chức năng địa phương cũng đã mời các bên liên quan lên làm việc.

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Biên – Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh, hành vi ép người khác ký giấy vay nợ nhằm mục đích đòi tiền là có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản.

Cụ thể, Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Pháp luật

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential
Vụ án

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential

Bộ Công an cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét nơi ở đối với Lê Thùy Dung (sinh năm 1985, trú tại phường Quang Trung, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lợi dụng đầu tư vào các sản phẩm của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam.

Nổi lên tình trạng sử dụng resort cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy
Pháp luật

Nổi lên tình trạng sử dụng resort cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy

Theo báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy do Bộ Công an tổ chức sáng ngày 18.11, thời gian qua, nổi lên tình trạng các đối tượng thuê, sử dụng khách sạn, căn hộ chung cư, resort nghỉ dưỡng cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy.

Quang cảnh buổi kiểm tra
Pháp luật

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Bảo đảm chuyên nghiệp và tạo điểm nhấn

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vừa dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Quốc phòng kiểm tra thực địa và nghe báo cáo công tác chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 tại Sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã đề nghị các đơn vị quyết tâm, nỗ lực, cố gắng hoàn thành mọi công tác chuẩn bị để Triển lãm diễn ra theo đúng kế hoạch, đạt mục đích, yêu cầu đề ra.

Vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
Tin tức

Vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy

Ngày 13.11, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) cho biết: từ ngày 3-11.11, Đoàn công tác phụ nữ Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Việt Nam đã tham gia các hội thảo về vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tại trụ sở Cảnh sát liên bang Úc (AFP).