Viện Chiến lược phát triển kinh tế số và Tập đoàn Neuman & Esser ký Biên bản ghi nhớ hợp tác

Ngày 30.7, tại Hà Nội, Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) và Tập đoàn Neuman & Esser (NEA), Cộng hòa Liên bang Đức đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực phát triển ngành công nghiệp hydrogen tại Việt Nam, đặt nền móng cho việc nghiên cứu nghiêm túc về cơ chế, chính sách, pháp luật, thị trường cho việc đầu tư nhà máy sản xuất, nhu cầu cung ứng cũng như chuyển giao công nghệ hydrogen cho các đối tác tại Việt Nam.

Viện Chiến lược phát triển kinh tế số và Tập đoàn Neuman & Esserký Biên bản ghi nhớ hợp tác -0
Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số, TS. Trần Văn và Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn NEA ký Biên bản ghi nhớ

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách Phạm Thúy Chinh và Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Thái Quỳnh Mai Dung chứng kiến lễ ký kết.

Viện Chiến lược phát triển kinh tế số và Tập đoàn Neuman & Esserký Biên bản ghi nhớ hợp tác -0
Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số, TS. Trần Văn Phát biểu tại sự kiện

Phát biểu tại sự kiện, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số, TS. Trần Văn khẳng định, việc NEA - một tập đoàn công nghiệp lâu đời và hàng đầu của CHLB Đức hợp tác với IDS - nơi tập hợp nhiều chuyên gia đầu ngành về chính sách công, kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành của Việt Nam, là sự lựa chọn hợp lý cho những bước phát triển về thị trường của Tập đoàn trong thời gian tới tại Việt Nam. Hai bên hoàn toàn tin tưởng vào thành công của sự hợp tác có ý nghĩa này.

Viện Chiến lược phát triển kinh tế số và Tập đoàn Neuman & Esserký Biên bản ghi nhớ hợp tác -0
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn NEA Stefanie Peters phát biểu

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn NEA Stefanie Peters đã giới thiệu về NEA, với lịch sử gần 200 năm (1830 - 2024), là doanh nghiệp hàng đầu của Cộng hòa Liên bang Đức về cơ khí chế tạo và hiện nay là thiết bị cho ngành hydrogen; đồng thời chia sẻ thông tin về năng lực sản xuất, thị trường, tiềm lực khoa học công nghệ cũng như định hướng phát triển của doanh nghiệp. Bà Stefanie Peters khẳng định sẽ sớm quyết định đầu tư tại Việt Nam, trước mắt là mở Văn phòng đại diện, tiếp đến là đầu tư cơ sở sản xuất, ưu tiên đặt tại khu vực phía Nam, gần với thị trường năng lượng tái tạo nói riêng và công nghiệp năng lượng nói chung.

Viện Chiến lược phát triển kinh tế số và Tập đoàn Neuman & Esserký Biên bản ghi nhớ hợp tác -0
TS Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại sự kiện

TS Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Chiến lược phát triển kinh tế số, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, đã giới thiệu về tình hình hiện tại cũng như triển vọng của kinh tế vĩ mô Việt Nam thời gian tới; giới thiệu cho đoàn về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phê duyệt năm 2023, trong đó có hệ sinh thái năng lượng hydrogen, bao gồm sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, phân phối, sử dụng trong nước và xuất khẩu với hạ tầng đồng bộ, hiện đại để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, thực hiện mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo lộ trình và cam kết của Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng bền vững.

Viện Chiến lược phát triển kinh tế số và Tập đoàn Neuman & Esserký Biên bản ghi nhớ hợp tác -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh tặng hoa chúc mừng 

Theo chương trình, đại diện Neuman&Esser tiếp tục có các cuộc làm việc với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam để trao đổi về những mục tiêu phát triển và cơ hội đầu tư vào công nghệ của các ngành dầu khí, năng lượng và hóa chất Việt Nam trong những năm tới.

Tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 1.8, đoàn sẽ làm việc với các doanh nghiệp lớn thành viên Câu lạc bộ Doanh nghiệp Hydrogen Việt Nam - ASEAN tại Việt Nam.

Khoa học - Công nghệ

Lãnh đạo Liên hiệp hợp tác xã liên minh kinh tế miền Nam thăm quan Nhà máy sản xuất ô tô điện Vinfast Hải Phòng
Khoa học - Công nghệ

Bước tiến hợp tác ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải

Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với thách thức biến đổi khí hậu và yêu cầu phát triển bền vững, Liên hiệp hợp tác xã liên minh kinh tế miền Nam đã khẳng định vai trò tiên phong của mình bằng việc đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong ngành vận tải phát triển bền vững. Đây là một bước đi quan trọng, không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế trong vận hành, điều hành vận tải hướng tời nền kinh tế tri thức Việt Nam.

Các đại biểu bấm nút khai mạc Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023
Khoa học - Công nghệ

Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ và năng lực công nghệ là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển
Công nghệ

Việt Nam tăng hai bậc về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Đây là thông tin do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố tại buổi lễ báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Global Innovation Index - GII năm 2024 được tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 26.9. Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, đặc biệt, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số nhập khẩu công nghệ cao; xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo - thành viên đồng sáng lập C4IR phát biểu
Công nghệ

Những bước chân tiên phong thu hút “đại bàng” về hợp lực

Ngay khi Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) được xúc tiến thành lập, một số doanh nghiệp lớn trong nước đã có những dự án điển hình, thu hút “đại bàng” về hợp lực. Đặc biệt, ngày khánh thành vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và gửi gắm niềm tin và kỳ vọng C4IR khai mở động lực mới cho TP. Hồ Chí Minh và cả nước.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan triển lãm Công nghệ chip bán dẫn tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Công nghệ

Tháo “nút thắt” về thể chế, chính sách

Những ngày cuối cùng của tháng 9 đã đón nhận tin vui cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nước nhà. Trước hết, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024; sự kiện Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR). Tuy nhiên, để Việt Nam nâng cao vị thế và vai trò của mình trong bản đồ đổi mới sáng tạo khu vực và trên thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, nút thắt về thể chế, chính sách là rào cản lớn nhất cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Blockchain trong giám sát chuỗi cung ứng đang được sử dụng rộng rãi
Công nghệ

Tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển

Mặc dù được đánh giá có nhiều tiềm năng để Blockchain phát triển, song hiện nay nhiều Startup và công ty Blockchain của người Việt phải đặt trụ sở tại nước ngoài để dễ dàng hoạt động và gọi vốn. Đây cũng là một dạng “chảy máu chất xám và nguồn lực", nguyên nhân chính do pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có những quy định và khung pháp lý rõ ràng về lĩnh vực này. Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần sớm xây dựng, hoàn chỉnh về chính sách và khung pháp lý để tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển.

Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền trao giải thưởng Nhà sáng tạo nội dung số xuất sắc
Khoa học - Công nghệ

Lễ trao Giải thưởng nội dung số Việt Nam năm 2024 vinh danh 12 tổ chức, cá nhân

Chiều 27.9, Lễ trao Giải thưởng nội dung số Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại Hà Nội, vinh danh 12 tổ chức, cá nhân có những sản phẩm nội dung số đóng góp tích cực cho cộng đồng. Đây là giải thưởng sáng tạo thường niên do Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) và Liên minh sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) tổ chức.

Tập đoàn IPPG tổ chức thành công cuộc thi ROBOG toàn quốc
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn IPPG tổ chức thành công cuộc thi ROBOG toàn quốc

Cuộc thi ROBOG toàn quốc do IPPTech (thuộc Tập đoàn IPPG) phối hợp với Hãng UBTech, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Lạc Hồng tổ chức dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Công nghệ Thông tin - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Toàn cảnh buổi làm việc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam - Liên bang Nga tăng cường hợp tác chiến lược giáo dục, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga, từ ngày 23 – 28.9, Đoàn công tác Bộ Khoa học và Công nghệ do Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm tăng cường và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.