Viện An ninh phi truyền thống thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 26.11, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sự kiện kỷ niệm 5 năm thành lập Viện An ninh phi truyền thống (INS) và ra mắt Tạp chí “Quản trị, an ninh và Công nghệ”. Nhân dịp này, Viện An ninh phi truyền thống đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Sự kiện kỷ niệm 5 năm thành lập Viện An ninh phi truyền thống (INS) là cột mốc quan trọng, đánh dấu chặng đường xây dựng, phát triển và khẳng định vai trò của Viện An ninh phi truyền thống trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống và quản trị an ninh phi truyền thống, đồng hành cùng sự phát triển bền vững của đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ.

z6071958334660-611979c2f15b23e684cf238e76ee753c.jpg
Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phạm Bảo Sơn tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Viện An ninh phi truyền thống thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội

Xây dựng trường phái học thuật Quản trị an ninh phi truyền thống

Theo Trung tướng GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, trong thế giới đương đại, bên cạnh các mối đe dọa về quân sự, đã tồn tại và xuất hiện nhiều yếu tố mới đe dọa đến an ninh con người và an ninh quốc gia và xuất hiện thuật ngữ an ninh phi truyền thống (non-traditional security).

Tại Việt Nam, thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu to lớn thì vấn đề an ninh phi truyền thống đang nổi lên như là những vấn đề an ninh mới. An ninh nói chung, an ninh phi truyền thống nói riêng gắn liền với sự phát triển bền vững. Quản trị an ninh phi truyền thống tốt sẽ góp phần phát triển bền vững ở quy mô thế giới, khu vực và quốc gia, địa phương.

Với tầm nhìn và định hướng phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội thành một Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, là đầu tàu phát triển giáo dục đào tạo của quốc gia, cuối năm 2019, lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội đã quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu Khoa học Quản lý và Quản trị An ninh phi truyền thống (nay là Viện An ninh phi truyền thống) trực thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh.

z6071957264267-bb6060c99a10e823ee5dac0d81de43be.jpg
Trung tướng GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống phát biểu

Trong năm 5 năm qua, Viện An ninh phi truyền thống đã và đang triển khai, đề xuất triển khai hàng chục đề tài nghiên cứu về an ninh phi truyền thống (tập trung vào nghiên cứu an ninh kinh tế, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, an ninh du lịch,…), đồng thời đã tổ chức gần 100 Hội thảo khoa học, Tọa đàm khoa học về các lĩnh vực An ninh phi truyền thống tại các tỉnh, thành phố cả nước.

Viện đã phối hợp với các tỉnh ủy, huyện ủy, Công an các đơn vị, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty tổ chức hơn 40 khóa bồi dưỡng kiến thức về quản trị an ninh và quản trị an ninh phi truyền thống dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, với hơn 4.000 học viên là lãnh đạo các cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố.

Viện An ninh phi truyền thống cũng đang phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA xúc tiến xây dựng và triển khai Dự án “Xây dựng phòng thực hành an ninh mạng trực tiếp/trực tuyến tại Viện An ninh phi truyền thống Việt Nam”. Dự án được triển khai thành công sẽ là địa điểm phối hợp đào tạo, nghiên cứu về an ninh mạng cho các viện, trường của Đại học Quốc gia Hà Nội và các nhà trường, viện nghiên cứu, cơ quan, ban ngành của Việt Nam.

“Dù thành lập chưa lâu nhưng Viện An ninh phi truyền thống đã trở thành một thương hiệu, niềm tự hào của Trường Quản trị và Kinh doanh, của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Việt Nam. Viện đã bước đầu tạo dựng được bản sắc riêng, tạo dựng nhân văn, tinh thần học thuật mang tầm quốc gia và quốc tế, xây dựng trường phái học thuật Quản trị an ninh phi truyền thống Việt Nam”, Trung tướng GS.TS Nguyễn Xuân Yêm cho hay.

Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, các bộ, ngành đều có viện nghiên cứu, có bộ có tới 30 viện nghiên cứu, nhưng ở Việt Nam cách đây 5 năm, chưa có viện nào nghiên cứu về an ninh phi truyền thống. Sự ra đời của Viện An ninh phi truyền thống là một hướng đi đúng đắn, mang tầm chiến lược của lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội và phù hợp với thời đại.

z6071957441388-92af5316ebe03a7804dab27eb3ff6528.jpg
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng đánh giá, 5 năm qua, đóng góp của Viện An ninh phi truyền thống rất quan trọng, đã làm sáng tỏ lý luận về an ninh phi truyền thống, làm rõ ranh giới giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống; góp phần xây dựng một “hệ sinh thái” về an ninh phi truyền thống tại Việt Nam.

Viện An ninh phi truyền thống không chỉ nghiên cứu mà còn đưa các quan điểm, hệ thống lý luận về an ninh phi truyền thống vào thực tiễn khi tổ chức hàng chục hội thảo, tọa đàm khoa học, tổ chức hàng chục khóa đào tạo, bồi dưỡng tại các tỉnh, thành, góp phần truyền tải những quan điểm, hệ thống lý luận về an ninh phi truyền thống đến hệ thống chính trị tại cơ sở.

“Thời gian tới, Viện An ninh phi truyền thống phải tiếp tục nghiên cứu, tiếp tục xác định vấn đề, lĩnh vực nào thuộc an ninh phi truyền thống, giải quyết mối quan hệ giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, tiếp tục truyền tải các quan điểm, giải pháp để nâng cao nhận thức cho toàn dân về lĩnh vực này…”, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng bày tỏ.

z6071957856604-32273467a73e01051c1103d3047b5ab4.jpg
Đại biểu tham dự sự kiện

Nhiều thách thức, nhưng cũng là cơ hội phát triển

Phát biểu tại sự kiện, PGS.TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, an ninh phi truyền thống đã trở thành một thương hiệu, một trường phái học thuật của Viện An ninh phi truyền thống, của Trường Quản trị và Kinh doanh và Đại học Quốc gia Hà Nội.

Là một Viện nghiên cứu trẻ nằm trong trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, nhưng quy mô, tầm vóc, ảnh hưởng của Viện An ninh phi truyền thống đã lớn mạnh và có chỗ đứng xứng đáng trong hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu về Khoa học Quản trị và Khoa học An ninh trong cả nước. Viện đã quy tụ được nhiều chuyên gia đầu ngành về Khoa học Quản trị và Khoa học An ninh trong nước và quốc tế.

z6071957560609-be4447ee4b56744a20b32430aeb60c5f.jpg
PGS.TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

Theo PGS.TS Phạm Bảo Sơn, trong những năm gần đây, Đại học Quốc gia Hà Nội đã điều chỉnh chiến lược khoa học công nghệ, vừa phát triển các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn như hàng không vũ trụ, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nông nghiệp, y dược... nhưng đã đặc biệt chú ý phát triển các chương trình trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và liên ngành.

Trong đó, có các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo an ninh phi truyền thống và quản trị an ninh phi truyền thống. Các chương trình này đang góp phần làm cho sự phát triển khoa học công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội toàn diện và cân bằng hơn theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực.

PGS.TS Phạm Bảo Sơn nhấn mạnh, nhìn về phía trước có rất nhiều thách thức nhưng cũng là cơ hội để Viện An ninh phi truyền thống và lĩnh vực an ninh phi truyền thống của Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển.

“Một số người đặt câu hỏi, tại sao Viện An ninh phi truyền thống lại đặt trong Trường Quản trị và Kinh doanh thì đây là một xu thế để lĩnh vực an ninh phi truyền thống có thể phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, đáp ứng cả nhu cầu an ninh quốc gia và khoa học công nghệ trong lĩnh vực dân sự”, PGS.TS Phạm Bảo Sơn nói.

Cũng theo PGS.TS Phạm Bảo Sơn, các thách thức lớn của quốc gia cũng như khu vực đều cần được giải quyết dưới góc độ tiếp cận liên ngành. Hiện các thách thức an ninh phi truyền thống như an ninh mạng, an ninh nguồn nước, biến đổi khí hậu,... ngày càng phức tạp, đòi hỏi cách tiếp cận đa ngành, liên ngành để giải quyết hiệu quả. Đây chính là thế mạnh của Đại học Quốc gia Hà Nội - đại học đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu ở Việt Nam.

“Tôi mong rằng Viện An ninh phi truyền thống sẽ tiếp tục phát huy vai trò cầu nối, phối hợp chặt chẽ hơn với các chuyên gia, nhóm nghiên cứu và các đơn vị trong Đại học Quốc gia Hà Nội để giải quyết các thách thức này”, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh.

PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phó Viện trưởng Thường trực Viện An ninh phi truyền thống cho hay, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trong thời gian tới, bên cạnh các thời cơ, thuận lợi sẽ tiếp tục xảy ra nhiều nguy cơ, thách thức trong đó có các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống cần phải nhận diện, phòng ngừa, ứng phó kịp thời và có hiệu quả theo phương châm: 3 sẵn sàng, 4 tại chỗ.

z6071957677353-7257a8e80c040f95d8c1121667b166bf.jpg
PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội

“Viện An ninh phi truyền thống cần tiếp theo đà phát triển này, đề xuất thêm nhiều chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia và địa phương về an ninh phi truyền thống, lấy nghiên cứu cơ bản sâu, độc đáo, nghiên cứu khảo sát thực tế để đề xuất các giải pháp, phương án, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống góp phần tăng cường năng lực quản trị quốc gia và địa phương”, PGS.TS Hoàng Đình Phi bày tỏ.

Ông cũng đề nghị Viện An ninh phi truyền thống đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản trị an ninh và quản trị an ninh phi truyền thống cho cán bộ các bộ, ngành, các địa phương góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực cho Đại hội XIV của Đảng, Quốc hội Khóa XVI và Hội đồng nhân dân các cấp. Trong đó, giúp nhận diện đúng và kịp thời các nguy cơ 5 đe dọa an ninh phi truyền thống đã, đang và sẽ xảy ra ở bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ứng phó.

Tại sự kiện, Viện An ninh phi truyền thống đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Trung tướng GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống và PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Phó Viện trưởng Thường trực Viện An ninh phi truyền thống được Bộ trưởng Bộ Công an tặng Bằng khen vì thành tích xuất sắc trong phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Một số cá nhân xuất sắc của Viện cũng được trao Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Giấy khen của Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh.

z6071958035031-8f6cc4e2391d1608c1746f51aff18d49.jpg
Trường Quản trị và Kinh doanh ra mắt Tạp chí Quản trị, An ninh và Công nghệ

Nhân sự kiện kỷ niệm 5 năm thành lập Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh đã ra mắt Tạp chí Quản trị, An ninh và Công nghệ. Sự kiện ra mắt Tạp chí ghi nhận bước phát triển mới trong công tác nghiên cứu, đào tạo, hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực quản trị, an ninh và công nghệ của Trường Quản trị và Kinh doanh.

Trung tướng GS.TS Nguyễn Xuân Yêm cho biết thời gian tới, Viện An ninh phi truyền thống sẽ tập trung xuất bản tốt ngày từ số đầu tiên để Tạp chí Quản trị, An ninh và Công nghệ có chất lượng tốt, sớm được Hội đồng Giáo sư Nhà nước tính điểm công trình khoa học và được xếp vào nhóm các tạp chí uy tín quốc tế thuộc SCOPUS và Web of Science.

Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học
Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024-2030, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa phát hành cuốn tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”.

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng
Giáo dục

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng

Internet và các phương tiện thông tin - truyền thông phát triển mạnh mẽ tạo cơ hội cho thế lực thù địch, phản động xâm nhập vào Việt Nam. Thế hệ thanh niên, sinh viên cần là lực lượng xung kích, kịp thời ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực cực đoan, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa
Giáo dục

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa

Triển khai công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, tính đến nay có 7 nhà xuất bản và 12 công ty cổ phần tham gia biên soạn và liên kết biên soạn sách giáo khoa. Theo đó, môn học có ít nhất là 1 sách giáo khoa, môn học có nhiều nhất là 10 sách giáo khoa, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học.

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…