11:36 15/02/2024

Nói đến Tây Nguyên là nói đến miền đất huyền thoại, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần vô giá. Và một trong những giá trị tinh thần vô giá ấy chính là sử thi Tây Nguyên. Tại Tây Nguyên, sử thi của người M’nông được đánh giá là còn nhiều nhất, lên đến hàng vạn câu kể.

Đồng bào dân tộc M’ Nông gọi sử thi là “Ót N’Rông,” một hình thức chuyện kể diễn xướng bằng thơ có từ lâu đời và được truyền miệng từ này sang đời khác. “Ót N’Rông” phản ánh những nét cơ bản về đời sống xã hội của đồng bào M’ Nông, qua đó thể hiện khát vọng, ước mơ về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người thuộc sử thi phải có trí nhớ đặc biệt bởi không được lẫn lộn cốt truyện. Với từ cổ và hàng vạn câu, nhiều truyện 3-4 ngày đêm mới kể hết.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 27.2.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 27.2.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ phát động Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc với Tổ giúp việc Đoàn giám sát về thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì Hội thảo về đổi mới công tác dân nguyện của Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì làm việc về biên soạn sách Lịch sử Quốc hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2026.

Hướng tới quản trị các tổ chức tín dụng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại hơn

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã quy định theo hướng giảm tỷ lệ sở hữu của cá nhân, tổ chức liên quan, khống chế hạn mức cho vay đối với cá nhân, tổ chức hay đối với những hệ sinh thái của những doanh nghiệp mà các tổ chức tín dụng cấp tín dụng… Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ĐẬU ANH TUẤN cho rằng, những quy định này của Luật nhằm hạn chế tình trạng thao túng, chi phối hoạt động của cổ đông lớn tại tổ chức tín dụng và hướng tới quản trị các tổ chức tín dụng theo hướng chuyên nghiệp hơn, hiện đại hơn và gần hơn với chuẩn mực quốc tế.

Đảng ủy, Công đoàn Văn phòng Quốc hội thăm, chúc Tết Báo Đại biểu Nhân dân

Nhân dịp năm mới 2024 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn, sáng 5.2, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Đoàn công tác của Đảng ủy, Công đoàn Văn phòng Quốc hội do Phó Bí thư thường trực Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội Trịnh Giáng Hương làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động Báo Đại biểu Nhân dân.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (TP. Cần Thơ): Qua giám sát nhận diện được nhiều khó khăn của y tế dự phòng, y tế cơ sở

Thống nhất cao với Báo cáo giám sát về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, tuy nhiên, đại biểu Đào Chí Nghĩa cho rằng, biên chế các trạm y tế chưa bảo đảm để thực hiện tốt các nhiệm vụ. Trong tình hình xảy ra dịch bệnh lớn vừa qua cho thấy sức chống chịu của các trạm y tế cơ sở không bảo đảm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tuyến cơ sở đã xuống cấp, hư hỏng, chưa đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của Nhân dân. Qua giám sát tại địa phương nhận diện được nhiều khó khăn trong y tế dự phòng, y tế cơ sở.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 27.2.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 27.2.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ phát động Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc với Tổ giúp việc Đoàn giám sát về thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì Hội thảo về đổi mới công tác dân nguyện của Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì làm việc về biên soạn sách Lịch sử Quốc hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2026.

Nỗi niềm Y miếu Thăng Long

Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1980, là một trong 3 công trình văn hoá thuộc quần thể: Văn miếu - Võ miếu - Y miếu nhưng Y miếu - địa điểm linh thiêng thờ tổ nghề Y Việt Nam lại không được nhiều người biết đến và dường như bị “lãng quên” ngay trong khu phố chợ tấp nập giữa lòng Thủ đô Hà Nội.

Xin chữ đầu năm - Nét đẹp văn hóa truyền thống cần gìn giữ

Phong tục xin chữ đầu năm là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam trong dịp Tết đến Xuân về. Gửi gắm trong những nét chữ mềm mại, uyển chuyển là những ước vọng trong năm mới. Người xin chữ thường xin theo mong muốn của mình nhưng tâm lý chung là cầu mong một năm mới bình an, mạnh khỏe, may mắn, thành công, đỗ đạt, con cái đầy nhà.