Vì sao số ca mắc sởi tăng kỷ lục tại Đồng Nai?

Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đánh giá, nguyên nhân dẫn đến số ca mắc sởi tăng cao kỷ lục là do thiếu hụt nguồn cung ứng vaccine và thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch.

soi.jpg
Từ đầu năm 2024 đến ngày 11.12, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận hơn 4.300 ca mắc sởi

Tại Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Đồng Nai Khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã có báo cáo trả lời chất vấn của cử tri về tình hình dịch sởi trên địa bàn toàn tỉnh trong năm 2024.

Theo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến ngày 11.12, toàn tỉnh đã ghi nhận khoảng 4.500 ca mắc bệnh sởi, đã có 2 trường hợp tử vong. Số ca mắc này cao gấp hàng nghìn lần so với năm 2023 (chỉ có 3 ca mắc).

Các địa phương có số ca mắc ởi chiếm tỷ lệ cao là TP. Biên Hoà, huyện Trảng Bom và Nhơn Trạch. Trung bình mỗi ngày toàn tỉnh ghi nhận khoảng 100 ca mắc mới, các ca mắc tập trung chủ yếu ở 2 nhóm tuổi từ 1- 4 tuổi và 5 - 10 tuổi (chiếm 71%) và có tới 93% trẻ chưa được tiêm vaccine Sởi.

8.jpg
Đại biểu HĐND tỉnh Đồng Nai quan tâm đến tình hình dịch sởi tăng mạnh trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2024 đến nay. Ảnh: Văn Dũng

Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đánh giá, nguyên nhân dẫn đến số ca mắc sởi tăng cao kỷ lục là do thiếu hụt nguồn cung ứng vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng nói chung và vaccine có chứa thành phần sởi nói riêng giai đoạn hậu Covid-19.

Bên cạnh đó, thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch và cụ thể là việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi như công tác điều tra đối tượng là trẻ em ở cộng đồng (địa bàn rộng, dân số biến động cơ học cao nhưng số lượng cộng tác viên y tế lại ít, việc điều tra đối tượng mất nhiều thời gian và dễ sót đối tượng); công tác quản lý đối tượng, vận động phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng không có sức thuyết phục, răn đe.

soi.jpg
Các ca mắc sởi tại Đồng Nai tập trung chủ yếu ở 2 nhóm tuổi từ 1- 4 tuổi và 5 - 10 tuổi (chiếm 71%)

Ngoài ra, phụ huynh không nhớ lịch tiêm chủng của trẻ, mất phiếu tiêm, thiếu thông tin tiêm chủng của trẻ trên Hệ thống Quản lý tiêm chủng Quốc gia (do mới triển khai từ 2017) cũng như không có căn cứ để xây dựng kế hoạch với mục chi hỗ trợ cho nhân viên y tế, cộng tác viên y tế làm công tác phòng, chống dịch.

Nhằm hạn chế số ca mắc tiếp tục tăng, Sở Y tế đưa ra một số giải pháp để phòng, chống dịch sởi như sau:

Tiếp tục rà soát đối tượng tiêm chủng, sử dụng hiệu quả vắc xin có thành phần sởi (sởi đơn, MR, MMR) trong phòng, chống dịch sởi. Tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho đối tượng chưa được tiêm chủng.

soi-2.jpg
Đồng Nai có tới 93% trẻ chưa được tiêm vaccine Sởi

Tuyên truyền, vận động cha mẹ, phụ huynh, người giám hộ đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch phòng, chống dịch sởi; tăng cường công tác điều tra, giám sát phát hiện, kịp thời xử lý ca bệnh tản phát, xử lý ổ dịch tại cộng đồng theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, thực hiện vệ sinh môi trường, hoạt động khử trùng tại trường học (đặc biệt mầm non, nhà trẻ) và các hộ gia đình trong ổ dịch, vùng dịch; kiện toàn hệ thống cơ sở y tế thu dung điều trị bệnh, trang bị cơ số thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị đáp ứng với trường hợp xảy ra nhiều ca mắc sởi nhập viện điều trị.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác truyền thông các biện pháp phòng bệnh, tiêm chủng vaccine có thành phần sởi.

Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.