Chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực ngân hàng:

Vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc chỉ bán vàng miếng mà không mua vàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong giai đoạn này, Ngân hàng Nhà nước chủ yếu thực hiện giải pháp tăng cung vàng. Hiện nay đã có 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng. Còn câu chuyện doanh nghiệp không mua vàng của cá nhân thì có thể vì một vài lý do nào đó, có thể vì cân đối tiền.

dbnd_br_quang-canh-thong-doc.jpg
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế chỉ còn 3 – 4 triệu đồng/lượng

Quan tâm đến giải pháp quản lý thị trường vàng, ĐBQH Lưu Văn Đức (Đắk Lắk) nêu rõ, ngày 14.4.2024, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 160 về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp bàn về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới. Trong đó, giao cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ và giải pháp để bình ổn và quản lý thị trường.

dbnd_br_luu-minh-duc-dak-lak2.jpg
Đại biểu Quốc hội Lưu Văn Đức (Đắk Lắk) chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Đại biểu đề nghị Thống đốc NHNN Việt Nam cho biết thời gian qua đã thực hiện yêu cầu trên như thế nào và tác động đến giá vàng, thị trường vàng trong hiện tại và tương lai ra sao?

Trả lời chất vấn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, thị trường vàng của Việt Nam biến động là diễn biến chung như các nước trên thế giới. Vì nhiều năm nay, khi giá vàng tăng cao, NHNN đã tham mưu trình Chính phủ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và đã thực hiện các giải pháp ổn định từ năm 2013.

Thực tế cho thấy, từ năm 2014 – 2019, thị trường vàng tương đối ổn định và nhu cầu mua vàng của người dân giảm. Từ năm 2021 giá vàng thế giới tăng cao, theo đó, giá vàng trong nước tăng. Từ năm 2021 – tháng 6.2024, NHNN Việt Nam chưa can thiệp.

dbnd_br_thong-doc-nguyen-thi-hong1.jpg
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, đến tháng 6.2024, giá vàng quốc tế lập đỉnh cao, chênh lệch giá vàng giữa trong nước và quốc tế tăng cao. Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt. Căn cứ vào pháp luật hiện hành, NHNN đã tổ chức đấu thầu, thực hiện 9 phiên đấu thầu (đây vốn là giải pháp đã thực hiện rất hiệu quả trong năm 2013).

Song trong bối cảnh mới, giá vàng thế giới lập đỉnh cao, tâm lý, kỳ vọng của thị trường cũng cao, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước vẫn ở mức cao. Do đó, NHNN đã chuyển sang phương án là bán trực tiếp qua 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC.

"Nhờ cách thức này, chênh lệch giá vàng ở trong nước và quốc tế đang từ 15 – 18 triệu đồng/lượng, đến giờ chỉ còn 3 – 4 triệu đồng/lượng”.

Nhấn mạnh điều này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng nêu rõ, “thị trường vàng vẫn còn diễn biến khó lường, phức tạp. Chúng ta là nước không sản xuất vàng, nên việc can thiệp phụ thuộc vào nhập khẩu vàng quốc tế. NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến này để đưa ra chính sách bình ổn thị trường vàng”.

Tránh tình trạng bình ổn thị trường lại gặp rủi ro về chất lượng

Có cùng sự quan tâm, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đặt vấn đề, vừa qua việc bán vàng miếng của NHNN, bình ổn giá vàng được nhân dân rất đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên NHNN chỉ bán và không mua.

dbnd_br_pham-van-hoa-dong-thap.jpg
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

“Nếu người dân muốn bán vàng do nhu cầu muốn sử dụng tiền mặt thì bán ở đâu? Ngân hàng không mua thì các cửa hàng vàng khác cũng không mua. Mặt khác, ngân hàng bán vàng chỉ bán ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, sao không bán khắp cả nước cho người dân có nhu cầu mua thuận lợi, dễ dàng”, đại biểu đặt câu hỏi.

Trả lời nội dung này, Thống đốc NHNN Việt Nam nêu rõ “khi đánh giá xem xét thị trường vàng, từ năm 2014 đến nay, NHNN không cung vàng miếng ra thị trường vì NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng. Với bối cảnh và nhu cầu gia tăng, NHNN cung vàng và chưa đặt vấn đề mua lại.”

Trong giai đoạn này, NHNN chủ yếu thực hiện giải pháp tăng cung vàng. Hiện nay đã có 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng. "Còn câu chuyện doanh nghiệp không mua vàng của cá nhân thì có thể vì một vài lý do nào đó, có thể vì cân đối tiền…”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói.

Cũng theo Thống đốc, NHNN chỉ cấp phép đối với doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng, chứ không quy định bắt buộc ở địa điểm nào. Các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng sẽ tự xem xét đánh giá trên nhu cầu của các tỉnh, thành phố để mở ra các điểm mua, bán vàng miếng.

Qua tổng hợp của chi nhánh ngân hàng các tỉnh, thành phố cho thấy, nhu cầu mua bán vàng chủ yếu ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các thành phố lớn. Ở các tỉnh, thành khác trong cả nước không có hiện tượng người dân mua vàng và xếp hàng mua vàng.

Chưa đồng tình với trả lời của Thống đốc, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, NHNN bán vàng miếng nhưng lại không mua, dẫn đến thực tế ở ngoài thị trường vàng cũng không mua vàng miếng, buộc người dân phải bán ở “chợ đen”. Vậy tại sao chúng ta bán và không mua, để tạo thuận lợi cho người dân?.

“Người dân cần tiền, muốn bán vàng miếng thì Ngân hàng cần mua lại để dòng tiền được lưu chuyển, nhất là lượng vàng trong dân rất nhiều, nhưng bán lại không được mua lại”, đại biểu lưu ý.

dbnd_br_doan-binh-thuan-1.jpg
Các đại biểu dự phiên chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Đối với việc mua vàng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, các tổ chức tín dụng thực hiện theo yêu cầu của NHNN để bình ổn thị trường vàng. Khi các tổ chức tín dụng này mua vàng, thì có thực tế là phải kiểm định hàm lượng vàng, buộc tổ chức tín dụng đầu tư trang thiết bị, con người để nhận biết, tránh tình trạng khi tham gia bình ổn thị trường vàng lại gặp rủi ro về chất lượng vàng.

“Chúng tôi sẽ cân nhắc vấn đề này khi tổng kết Nghị định số 24/2012/NĐ-CP và sẽ có đề xuất mới về thị trường vàng miếng, có giải pháp để xử lý. Tuy nhiên, hiện nay 22 tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp cũng có chi nhánh để mua bán vàng ở nhiều nơi. Việc không mua có thể có nhiều nguyên nhân, đặc biệt do thị trường vàng biến động cao, giá vàng thế giới trong một ngày giá vàng tăng cao lại xuống, mỗi doanh nghiệp mua đều phải cân nhắc để phòng ngừa rủi ro.” Thống đốc nhấn mạnh

Thời sự Quốc hội

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Mở không gian phát triển kinh tế mới

Tại phiên thảo luận Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, các ĐBQH nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời cho rằng, việc thực hiện Dự án sẽ giúp phát huy hành lang kinh tế Bắc Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn hiện nay.

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao: Đặt niềm tin vào doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển giao và làm chủ công nghệ

Cho rằng đây là thời điểm chín muồi để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) nhấn mạnh: cần đặt niềm tin vào các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp quốc gia của Việt Nam trong việc nắm bắt, nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ.

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang)
Thời sự Quốc hội

Phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện

Sáng 13.11, thảo luận tại tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi, các đại biểu khẳng định sự cần thiết đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng nay, 13.11.
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Bước đi táo bạo, đòn bẩy để nền kinh tế Việt Nam vươn tầm

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 13.11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất và chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Hậu Giang, Đắk Lắk, Bắc Ninh và Lạng Sơn. 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(Tháng 11.2024) Theo dự kiến, Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15.11 ( dự phòng sáng 19.11.2024) tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng giữa các địa phương, không tạo cơ chế “xin – cho”

Sáng 13.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.