Vì sao đột quỵ lại có xu hướng trẻ hoá? phòng tránh như thế nào?

Nếu trước đây các trường hợp đột quỵ thường chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi (trên 65 tuổi) thì hiện nay, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa ở nhóm người dưới 50 tuổi. Nhiều ca bệnh, bệnh nhân mới 18-20 tuổi.

Xu hướng trẻ hoá bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam

Theo các thống kê của Bộ Y tế tại Việt Nam, tỷ lệ người đột quỵ là người trẻ và trung niên chiếm 1/3 trong tổng số các trường hợp đột quỵ. Tỷ lệ người đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng đang tăng ở mức 2% mỗi năm. Đáng chú ý số người bệnh là nam giới thì cao gấp 4 lần nữ giới.

Lý giải về sự chênh lệnh giữa tỉ lệ bị đột quỵ ở nam và nữ, PGS.TS.Bác sĩ Hoàng Bùi Hải, Trưởng Khoa Hồi sức - Cấp cứu, Trưởng đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, theo các nghiên cứu khoa học, bản chất hormone về sinh học của người nam mạnh mẽ, rất năng động, là người lo toan cuộc sống. Vì vậy họ thường phải đi ra ngoài thường xuyên và tiếp xúc với những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Theo Bác sĩ Hải, người không tuân thủ một chế độ ăn, và nhậu nhẹt thường xuyên không thể kiểm soát được cân nặng, không kiểm soát được mỡ máu, dẫn tới bị rối loạn chuyển hóa đều là nhóm dễ bị đột quỵ.

Rối loạn chuyển hóa, mỡ máu cao xuất hiện do thói quen ăn kém thiếu khoa học, thường xuyên ăn các loại thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm chế biến sẵn,… Tỷ lệ Apolipoprotein B và Apoprotein A- I (ApoB/ApoA-I) ở người rối loạn chuyển hóa mỡ máu cũng có liên quan mật thiết đến tình trạng đột quỵ nhồi máu não và các bệnh lý não bộ khác.

Qua thực tế khám chữa bệnh, Bác sĩ Hải đưa ra thông số, nam giới từ 20 - 40 tuổi đều có tỉ lệ mỡ máu rất cao, đây là một trong những thành tố dẫn tới đột quỵ.

Bác sĩ Hoàng Bùi Hải mong muốn mỗi cá nhân, gia đình cần tuân thủ đúng giờ giấc sinh hoạt, ăn uống đúng bữa, đủ dinh dưỡng để cơ thể được đặt trong trạng thái tốt nhất. 

Triệu chứng nhận biết nguy cơ đột quỵ 

Theo PGS.TS.Bác sĩ Hoàng Bùi Hải, các triệu chứng của đột quỵ thường thấy là đau hoặc nhức đầu dữ dội. Cơn đau có thể không thuyên giảm dù đã sử dụng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đau đầu không phải là một dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ mà ai cũng gặp phải. Nhiều trường hợp bị đột quỵ nhưng không có triệu chứng đau đầu.

Bị yếu liệt một bên mặt, khuôn mặt mất cân đối giữa hai bên. Quan sát thấy một bên mặt người bệnh bị chảy xệ, khi cười sẽ méo mó.

Khó cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ thường khiến người bệnh không thể nâng hai tay qua đầu cùng lúc.

Mất thị lực, mờ mắt, hoa mắt, nhìn không rõ,… cũng là những triệu chứng đột quỵ ở người trẻ thường gặp.

Khoảng 12% bệnh nhân có “đột quỵ cảnh báo,” tức cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) hoặc “đột quỵ nhỏ” trong vòng 90 ngày trước khi diễn ra cơn đột quỵ. TIA có thể gây ra các triệu chứng như đau nửa đầu dữ dội và một số biểu hiện đột quỵ ở người trẻ khác.

Bác sĩ Hải cũng liệt kê một số biến chứng có thể gặp phải khi bị đột quỵ, như co cứng chi, liệt tay, chân hoặc có thể liệt nửa người, liệt cả hai tay và hai chân; suy giảm khả năng vận động, không thể đi lại như bình thường; rối loạn ngôn ngữ vĩnh viễn; gặp khó khăn khi nuốt, khó nhai, thức ăn bị trào ngược lên khi nuốt hoặc mắc nghẹn trong cổ họng; phù não, ảnh hưởng đến dòng chảy của oxy và máu lên não; viêm phổi gây khó thở, ho có đờm, ớn lạnh, sốt; nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu ra máu, đau rát khi đi tiểu; động kinh, co giật; huyết khối tĩnh mạch sâu; trầm cảm, lo lắng quá mức, mất hứng thú với các hoạt động thường ngày.

"Nguy hiểm nhất, nếu không không được cấp cứu kịp thời có thể sống đời sống thực vật vĩnh viễn, tốn nhiều chi phí điều trị và tạo áp lực cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhiều trường hợp tử vong vì không được điều trị kịp thời" - PGS.TS Bác sĩ.Hoàng Bùi Hải nhấn mạnh.

Tạo thói quen sinh hoạt khoa học để phòng ngừa đột quỵ

PGS.TS Bác sĩ.Hoàng Bùi Hải cho biết, thực phẩm ăn hàng ngày là một nguyên nhân đóng góp dẫn tới nguy cơ đột quỵ. 

Bác sĩ Hải lưu ý, cần ăn cân đối giữa các thành phần thức ăn, giảm thiểu mỡ, protein, đạm động vật và tăng cường ăn nhiều rau xanh hoa quả chính, có thể ăn cá và thịt gà trong bữa ăn của mình. 

Khi dùng bữa nên ăn vừa phải, không quá no, đặc biệt là buổi tối. Sau bữa ăn nên đi dạo nhẹ 30 phút, không nên ngồi một chỗ.

Bên cạnh đó Bác sĩ Hải cũng nhắc nhở người trẻ, nên hạn chế thức khuya, cố gắng ngủ đủ giấc, tránh tình trạng ngủ ít, thiếu ngủ; Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng kéo dài. Tốt nhất không nên sử dụng các chất kích thích; duy trì chế độ thể dục thể thao hợp lí.

Ngoài ra Bác sĩ Hải cho biết, dù bất kể độ tuổi nào cũng cần đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng cơ thể, sớm phát hiện và kiểm soát hiệu quả các bệnh lý liên quan như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường… Từ đó tầm soát đột quỵ định kỳ giúp phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ hiệu quả.

Sức khỏe

Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, moi tiền bệnh nhân ngay giữa trung tâm TP Bắc Ninh
Xã hội

Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, moi tiền bệnh nhân ngay giữa trung tâm TP Bắc Ninh

Bác sĩ không đeo bảng tên, lấy máu không đeo găng tay y tế, sổ khám bệnh không có chữ ký của bác sỹ, hù doạ bệnh nhân để moi tiền… là những thông tin nhóm phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa đa khoa quốc tế Việt Sing, số 169 đường Hoàng Hoa Thám (phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh).

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: “Chấm dứt bệnh lao là mục tiêu cao cả”
Sức khỏe

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: “Chấm dứt bệnh lao là mục tiêu cao cả”

Ngày 24.3, tại Lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống Lao 24.3.2025 và Hội nghị tổng kết công tác phòng chống Lao năm 2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Việt Nam đã đạt tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao trên 90% trong năm 2024, vượt mức trung bình toàn cầu là 88%.

Tỷ lệ điều trị bệnh lao thành công đạt 89%
Sức khỏe

Tỷ lệ điều trị bệnh lao thành công đạt 89%

Đó là thông tin được đưa ra tại chương trình kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao 24.3 do Chương trình Chống lao quốc gia tổ chức hôm nay tại Hà Nội, với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng của bệnh lao tới sức khỏe con người và xã hội.

Lưu ý khi đưa trẻ uống vaccine Rota
Sức khỏe

Lưu ý khi đưa trẻ uống vaccine Rota

Để đảm bảo vaccine phát huy tối đa hiệu quả và an toàn, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần chuẩn bị chu đáo và tuân thủ các hướng dẫn quan trọng sau đây của Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc - UNICEF Việt Nam

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao 24.3: Chẩn đoán sớm, điều trị đúng
Sống khỏe

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao 24.3: Chẩn đoán sớm, điều trị đúng

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao 24.3, ngành y tế đang đẩy mạnh sàng lọc chủ động, phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lao trong cộng đồng. Với khẩu hiệu "Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao", công tác phòng, chống lao được triển khai đồng bộ từ tuyến thành phố đến tận xã, phường, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần kiểm soát hiệu quả căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.