Vì sao Đại học RMIT Việt Nam tạm dừng tuyển sinh khóa mới tại cơ sở Hà Nội?

Đại học RMIT Việt Nam cho biết, việc trường tạm ngưng nhận hồ sơ đăng ký học và phí giữ chỗ là nhằm đảm bảo trải nghiệm tối ưu cho sinh viên trước nhu cầu rất cao đối với việc theo học tại cơ sở giáo dục chất lượng cao chuẩn Úc ở Hà Nội hiện nay.

Những ngày qua, thông tin Đại học RMIT Việt Nam tạm dừng tuyển sinh khóa mới tại cơ sở Hà Nội khiến không ít phụ huynh và sinh viên lo lắng.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về những thông tin trên, đại diện ban lãnh đạo Đại học RMIT Việt Nam cho biết, hiện nay, nhà trường ghi nhận nhu cầu rất cao đối với việc theo học tại cơ sở giáo dục chất lượng cao chuẩn Úc ở Hà Nội. 

Nhằm đảm bảo trải nghiệm tối ưu cho sinh viên, Đại học RMIT Việt Nam tạm ngưng nhận hồ sơ đăng ký học và phí giữ chỗ đối với đợt tuyển sinh cho học kỳ khai giảng tháng 10.2024 ở Hà Nội.

"Nhà trường sẽ cập nhật thông tin sau khi xem xét năng lực tuyển sinh của toàn bộ các chương trình hiện có ở cơ sở này. Trường vẫn tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký nhập học mới cho toàn bộ chương trình hiện có tại cơ sở Nam Sài Gòn và Đà Nẵng", đại diện Đại học RMIT Việt Nam thông tin.

Đại diện Đại học RMIT Việt Nam cũng khẳng định, trường vẫn đang hoạt động bình thường và được cấp phép hoạt động ở tất cả các cơ sở Nam Sài Gòn, Hà Nội và Đà Nẵng.

Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng bởi Đại học RMIT tại Melbourne, Úc và tất cả bằng cấp được công nhận trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới.

 Đại học RMIT Việt Nam nói lý do tạm dừng tuyển sinh khóa mới tại cơ sở Hà Nội -0
Sinh viên Đại học RMIT Việt Nam (Ảnh: RMIT)

Đại học RMIT Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động năm 2000 tại TP. Hồ Chí Minh, sau đó mở thêm cơ sở tại Hà Nội và Đà Nẵng.

Hiện nay, trường có khoảng 12.000 sinh viên, 1.300 cán bộ, giảng viên. Các ngành đào tạo của trường đa dạng, gồm kinh doanh, công nghệ, truyền thông, thiết kế, thời trang, hàng không, tâm lý học, ngôn ngữ, kỹ thuật,... 

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.