Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 155/2024/NĐ-CP ngày 10.12.2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.

120804-mua-lon-gay-ngap-lut-tai-thanh-pho-son-la.jpg
Khu vực đường Trường Chinh, thành phố Sơn La bị ngập sâu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đi lại của người dân. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN

Cá nhân vi phạm trong lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tối đa 50 triệu đồng

Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.2.2025, nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.

Theo nghị định, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.

Cùng với đó, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung gồm: tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn từ 1 tháng đến 12 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện đã sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.

Ngoài hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: buộc hủy bỏ kết quả, sản phẩm, số liệu, bản tin, ấn phẩm có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc bổ sung hoặc lắp đặt trạm quan trắc, phương tiện đo khí tượng thuỷ văn; buộc tổ chức thực hiện quan trắc khí tượng thuỷ văn.

Tự ý cho thuê giấy phép hoạt động dự báo khí tượng thủy văn bị phạt từ 20 - 25 triệu đồng

Ngoài ra, nghị định này cũng quy định phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Thực hiện không đúng phạm vi hoạt động dự báo, cảnh báo theo nội dung giấy phép; cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo cho đối tượng không đúng theo nội dung giấy phép; sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy phép.

Phạt tiền từ 20 đến 25 triệu đồng đối với hành vi tự ý cho mượn, cho thuê giấy phép.

Phạt tiền từ 25 đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn không có giấy phép; hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn khi giấy phép đã hết hạn từ 6 tháng trở lên.

Cố ý cung cấp sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn bị phạt tới 50 triệu đồng

Nghị định cũng nêu rõ, phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: không tuân thủ quy định kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

Phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: không thực hiện việc dự báo lưu lượng đến hồ, khả năng gia tăng mực nước hồ chứa theo quy định của pháp luật về an toàn đập, hồ chứa; ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn ba lần liên tiếp trong 1 tháng đối với mỗi loại bản tin không đủ độ tin cậy.

Phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi: cố ý cung cấp sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; cố ý vi phạm quy định kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn trong hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

Phát bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn chậm bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng

Theo nghị định, phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng đối với hành vi truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn mà không nêu rõ nguồn gốc bản tin.

Hành vi truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn không có nguồn gốc bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng.

Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi truyền, phát không đầy đủ nội dung bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn.

Hành vi truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn chậm so với thời gian quy định bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.

Bên cạnh đó, phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: không truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn; gian lận về nguồn gốc bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn khi truyền, phát; truyền, phát sai lệch bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn; cố ý đưa tin sai lệch về hoạt động dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thuỷ văn.

Môi trường

 Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản
Môi trường

Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngay từ đầu năm 2024, Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai quyết liệt, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Theo đó, Cục Lâm nghiệp đã chỉ đạo đôn đốc địa phương thực hiện và tổ chức triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, kế hoạch ngành. Nhờ đó, năm 2024, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả từ phát triển rừng đến khai thác, chế biến, xuất khẩu lâm sản…

Bà Rịa - Vũng Tàu: IDICO phản ứng gì khi đóng phạt 330 triệu đồng vì xả nước thải vượt quy chuẩn?
Xã hội

Bà Rịa - Vũng Tàu: IDICO phản ứng gì khi đóng phạt 330 triệu đồng vì xả nước thải vượt quy chuẩn?

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO bị xử phạt hơn 330 triệu đồng vì lỗi xả nước thải vượt quy chuẩn ra môi trường và đã chấp hành. Tuy nhiên, đơn vị này cho rằng việc xử phạt đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến công ty, chỉ nên nhắc nhở, rút kinh nghiệm.

Ảnh minh hoạ
Xã hội

Gần 5.000 nông dân, đại lý vật tư nông nghiệp Đồng Tháp được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bền vững, có trách nhiệm

Hơn 3.700 nông dân, gần 1.000 đại lý vật tư nông nghiệp và 100 cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nguyên tắc sử dụng và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật an toàn, có trách nhiệm sau 3 năm triển khai chương trình hợp tác giữa Cục Bảo vệ thực vật, CropLife Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp.

Hướng đi cho sản xuất lâm nghiệp bền vững
Môi trường

Hướng đi cho sản xuất lâm nghiệp bền vững

"Do có tính đặc thù cao, lâm nghiệp là một ngành kinh tế, kỹ thuật, sản xuất theo chuỗi, bao gồm từ khâu giống, trồng rừng, quản lý, bảo vệ, khai thác, chế biến và xuất khẩu lâm sản. Theo đó, chỉ riêng trong khâu chế biến gỗ và lâm sản nếu ứng dụng công nghệ cao cũng đã tạo đà cho hướng đi sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững" - PGS. TS Lý Tuấn Trường, Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp khẳng định.

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững là một trong những nội dung được Cục Lâm nghiệp quan tâm hàng đầu. Ảnh: CLN
Xã hội

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ cao trong lĩnh vực chọn tạo giống, nhân giống và kỹ thuật lâm sinh, qua đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải
Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải

Phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức lớn cho nước ta. Do đó, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu, có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào quá trình tái chế và xử lý rác thải.

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải
Xã hội

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải

Chia sẻ tại Tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam”, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)  cho rằng, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải. Nếu không có cơ chế, chính sách hiệu quả cho công tác thu gom, xử lý rác thải, thì giảm được số lượng rác thải sẽ rất khó.

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh
Môi trường

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh

Nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa các kiến trúc sư và chuyên gia của Việt Nam và Đan Mạch về chuyển đổi đô thị xanh, ngày 28.11 tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi Đô Thị Xanh – Từ Đan Mạch đến Việt Nam” do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức.